TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị Ngoại giao 29: Đề cao tư duy đổi mới và sáng tạo | |
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần thúc đẩy nhận thức |
11h35: Kết thúc phiên khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 kết thúc.
Infographic về Trụ sở Bộ Ngoại giao số 1 Tôn Thất Đàm.
Một số hình ảnh bên lề Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Các đại biểu dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. |
Các đại biểu dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. |
Trả lời phỏng vấn báo Thế giới và Việt Nam sau khi kết thúc Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao 29, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Phạm Cao Phong chia sẻ: "Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động như hiện nay, các nhà ngoại giao cần phải nhạy bén hơn để tìm lối đi cho riêng mình. Đó cũng là suy nghĩ mà tôi luôn tâm niệm trong suốt quá trình công tác ngoại giao. Đất nước càng hội nhập thì ngành Ngoại giao càng có vai trò quan trọng.
Tình hình khu vực và quốc tế thay đổi thì trọng trách trên vai các nhà ngoại giao càng lớn. Trong những năm qua, có thể nói ngành Ngoại giao đã đi tuyến đầu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngoại giao không thể làm thay mà chỉ đồng hành cùng các Bộ, ngành thực hiện các thỏa thuận đạt được và giải quyết những vướng mắc xuất hiện trong quá trình hợp tác song phương hay đa phương". |
11h20: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cảm ơn sự tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là sự động viên, cổ vũ hết sức lớn lao đối với toàn thể cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trên mặt trận đối ngoại.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, ngành Ngoại giao nhận thức sâu sắc những mặt hạn chế mà Tổng Bí thư nêu ra để khắc phục, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho các cán bộ trên lĩnh vực đối ngoại.
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Hội nghị sẽ quán triệt sâu sắc chỉ đạo chiến lược của Tổng Bí thư về các công tác đối ngoại trong thời gian tới. Hội nghị sẽ xây dựng chương trình hành động để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII và những nhiệm vụ mà Tổng Bí thư đã giao cho các cán bộ làm công tác đối ngoại.
11h20: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu cảm ơn và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư cho rằng: “Chúng ta phải luôn luôn đặt dân tộc mình vào dòng chảy thời đại, nêu cao đại nghĩa của dân tộc, tranh thủ được thiện cảm của nhân loại tiến bộ, nâng cao cả thực lực và vị thế của đất nước một cách bền vững nhất”.
Trong khuôn khổ triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XII, chúng ta cần hết sức chú trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các bạn bè truyền thống, nâng cao vai trò trung tâm của Cộng đồng ASEAN. Kiên trì chủ trương tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh ngành Ngoại giao cần đi đầu phối hợp với đối ngoại nhân dân và các ngành văn hóa, nghệ thuật, thông tin truyền thông, phát huy có hiệu quả nhất lợi thế sức mạnh mềm của đất nước.
Gợi ý những nhiệm vụ, phương hướng của ngành Ngoại giao, Tổng Bí thư chỉ đạo:
"Là một ngành có điều kiện tiếp cận nhanh với nhiều nguồn thông tin về chính trị, kinh tế thế giới, khoa học - công nghệ, thị trường, có nhiều cơ quan đại diện ở khắp năm châu, ngành Ngoại giao cần đặt ưu tiên cao và giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan đại diện ở nước ngoài, các đơn vị chức năng thuộc Bộ tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, cung cấp thông tin về những diễn biến trước mắt và dài hạn của nền kinh tế khu vực và thế giới, giúp cho Lãnh đạo có đánh giá chuẩn xác, kịp thời để chỉ đạo, điều hành nền kinh tế trong nước phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển chung".
Song song với nhiệm vụ phát triển đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng ngành Ngoại giao còn phải gánh vác một nhiệm vụ to lớn hết sức phức tạp là góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Những diễn biến mới của khu vực và thế giới đòi hỏi chúng ta phải hết sức nhạy bén trong việc dự báo tình hình để không bất ngờ, bị động. Muốn thế, ngành Ngoại giao phải cần chú trọng công tác nghiên cứu chiến lược, làm rõ nguồn gốc sâu xa của những diễn biến hiện nay đang diễn ra trên thế giới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng Bí thư nhấn mạnh, hoạt động đối ngoại nói chung đứng trước những nhu cầu và nhiệm vụ to lớn. Trước hết là nhiệm vụ tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nền kinh tế nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Những thành tựu sau 30 năm đổi mới là những tiền đề thuận lợi để thực hiện những nhiệm vụ nói trên. Nhưng nước ta cũng đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức. Về ngắn hạn, chúng ta phải khắc phục những hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới cũng như những yếu kém vốn có của nền kinh tế và thiếu sót trong chỉ đạo, điều hành, đồng thời phải hứng chịu nhiều hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu, thảm họa môi trường và nhiều thách thức mới nảy sinh từ nền kinh tế thế giới.
"Về dài hạn, thế giới đang trải qua quá trình tái cấu trúc toàn diện về cơ cấu sản xuất, tiêu dùng, thị trường, tiền tệ. Mặt khác, những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ mở ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đưa loài người phát triển lên tầm cao mới. Như vậy, nền kinh tế nước ta vừa phải giải quyết những vấn đề trước mắt, đồng thời phải đối diện với những biến chuyển hết sức sâu rộng trong nền kinh tế thế giới. Nếu nước ta không thể vượt qua được những thách thức mới mẻ, phức tạp này thì nguy cơ tụt hậu sẽ càng lớn hơn. Ngành Ngoại giao không thể đứng ngoài nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đó", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.
10h40: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo công tác đối ngoại của đất nước và căn dặn đối với Hội nghị Ngoại giao 29.
10h30: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu cảm ơn sự đóng góp của các Bộ, Ban, ngành cho công tác đối ngoại thời gian qua.
Trả lời phỏng vấn báo Thế giới & Việt Nam, Đại sứ Mexico Lê Linh Lan chia sẻ: "Chủ đề Hội nghị đã nêu rất rõ mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, sau Đại hội Đảng XII và đổi mới tư duy hội nhập quốc tế. Tôi rất kỳ vọng với chủ trương thay đổi tư duy và từ tư duy sẽ trở thành hành động cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài". Tại Mexico, tư duy hội nhập quốc tế và đặc biệt là kinh tế quốc tế rất quan trọng. Mặc dù ở cách xa về mặt địa lý nhưng Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó, tiềm năng hợp tác song phương rất lớn, các doanh nghiệp Mexico mong muốn nắm bắt những cơ hội mà TPP sẽ mở ra trong quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Với TPP, tư duy của Mexico cũng đang chuyển hướng mạnh mẽ sang châu Á - Thái Bình Dương. Là một nước quan trọng tại Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN (AEC) đi vào hiện thực, tiềm năng hợp tác Việt Nam – Mexico sẽ ngày càng lớn. Những tiềm năng này đã và được được hiện thực hóa ở cả hai phía. |
Các đại biểu đọc báo trong giờ giải lao.
Infographic: Các di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ông Vũ Xuân Hồng cho biết, công tác đối ngoại nhân dân đang gặp nhiều khó khăn, bất cập như: nhận thức của một số Bộ, ban, ngành còn hạn chế, quy trình thể chế hóa công tác đối ngoại nhân dân còn chậm, một số hoạt động diễn ra kém hiệu quả, mang tính hình thức dẫn đến hiệu quả không cao…
Trong thời gian tới, ông Vũ Xuân Hồng mong muốn Bộ Ngoại giao quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam trong công tác đối ngoại nhân dân, cụ thể trong các vấn đề như kết nối bạn bè quốc tế, hỗ trợ công tác vận động viện trợ phi chính phủ, tăng cường các thoại kênh 2…
Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nhấn mạnh, đối ngoại nhân dân là lực lượng hợp thành, là chân kiềng của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu quan trọng của công tác đối ngoại nói chung, đối ngoại nhân dân - đặc biệt là Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam - đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Theo đó, mạng lưới bạn bè quốc tế của Việt Nam được củng cố, mở rộng và phát huy. Công tác quan hệ và vận động nhân dân thế giới, hỗ trợ ủng hộ nhân đạo và phát triển cho Việt Nam, hoạt động thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cũng được tăng cường. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, tham mưu và thông tin đối ngoại được đẩy mạnh, xây dựng được một số sản phẩm thông tin đối ngoại theo phong cách đối ngoại nhân dân.
9h55: Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng phát biểu tham luận về nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân trong 5 năm tới.
Infographic: Các kỳ Hội nghị Ngoại giao từ năm 1957 đến năm 2016.
Trong những năm qua, hoạt động đối ngoại của Quốc hội trở thành một bộ phận không thể tách rời hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, hỗ trợ tích cực cho ngoại giao Nhà nước và bổ sung ngoại giao nhân dân góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Cho đến nay, Quốc hội Việt Nam đã có quan hệ với 140 nghị viện các nước và thành viên của nhiều tổ chức, liên nghị viện khu vực và trên thế giới. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội nước ta với Quốc hội các nước ngày càng được mở rộng hiệu quả và thực chất hơn. Công tác đối ngoại đa phương của Quốc hội ngày càng được mở rộng, góp phần hiệu quả thực hiện đường lối đối ngoại chung và nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước. Quốc hội Việt Nam đã chủ động, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương của Liên minh Nghị viện thế giới; Hội đồng Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á; Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ; Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương… Đặc biệt Quốc hội Việt Nam là chủ nhà của Đại hội đồng IPU 132. Đại hội đồng được đánh giá là có nhiều cái "nhất": đón tiếp và tổ chức chu đáo các hoạt động, có thời gian dài nhất, có nhiều nội dung nhất, số lượng khách đông nhất...
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về mục tiêu của Hội nghị là đánh giá những thành tựu nổi bật của ngành Ngoại giao và đề ra phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ông tin tưởng rằng với trí tuệ thông thái và bản lĩnh của đội ngũ làm công tác đối ngoại, tại Hội nghị lần này, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, các cán bộ ngoại giao của nước ta trong và ngoài nước sẽ thảo luận và đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta lên một tầm cao mới.
9h55: Ông Nguyễn Văn Giàu - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội phát biểu tham luận về nhiệm vụ công tác đối ngoại Quốc hội trong 5 năm tới.
Theo ông Hoàng Bình Quân, để thực hiện được đầy đủ chức năng của ngành Ngoại giao là bảo vệ tổ quốc từ xa, cần phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả của hoạt động chính trị ngoại giao với phương châm: không chỉ đối phó với các tình huống đặt ra, mà phải cố gắng chủ động thúc đẩy, kiến tạo cục diện chiến lược môi trường an ninh của đất nước. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, các Bộ, ban, ngành cần xác định rõ yêu cầu và định ra được chiến lược, hệ thống giải pháp để đảm bảo độc lập tự chủ trên các lĩnh vực then chốt. Điều này vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng lực làm chủ thực sự của Việt Nam.
Để thực hiện tốt công nâng cao hình ảnh và vị thế quốc tế của Việt Nam, Đảng và Nhà nước cần coi trọng việc tạo lợi ích đan xen, chú trọng công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, đồng thời nâng cao hiệu quả việc bày tỏ thái độ của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế.
Ban đối ngoại Trung ương nhận thức sâu sắc rằng Hội nghị Ngoại giao 29 là hội nghị đầu tiên sau đại hội Đảng toàn quốc XII , do đó hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại Đại hội XII đã đề ra. Từ Hội nghị 28 đến nay, công tác đối ngoại được đánh giá là đạt được nhiều thành tựu quan trọng và nổi bật. Đó là động lực lớn và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những người làm công tác đối ngoại nước nhà.
Kết quả công tác đối ngoại khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt của đường lối đối ngoại, là thực tiễn sinh động về sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước với đối ngoại nhân dân, là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp tích cực và nỗ lực hiệu quả trên các lĩnh vực, binh chủng làm công tác đối ngoại, trong đó ngành Ngoại giao là lực lượng chủ công đóng vai trò hết sức quan trọng.
9h40: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân phát biểu tham luận về nhiệm vụ đối ngoại Đảng trong 5 năm tới.
Sau khi điểm qua những thành tựu đối ngoại của ngành công an, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa ngành Ngoại giao và Công an: “Công tác ngoại giao và công tác công an luôn hướng tới mục tiêu chung là kiến tạo, đảm bảo môi trường , điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến, biến động khó lường, phức tạp như hiện nay, hai lĩnh vực này càng phải tăng cường phối hợp, đồng hành.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến khó dự đoán, nhiều thách thức trên các phương diện an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong nước cũng gặp những thách thức về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh thì ngoại giao đã trở thành một phương thức đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của quốc gia.
Trước bối cảnh trên, công tác đối ngoại Việt Nam, trong đó ngành Ngoại giao làm nòng cốt, đã hết sức nỗ lực, phục vụ hiệu quả trong việc triển khai đường lối chính sách đối ngoại của Đảng, giúp đất nước duy trì trạng thái cân bằng chiến lược, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường mở rộng và làm sâu sắc thêm các quan hệ quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực, phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Bộ trưởng Tô Lâm chúc mừng những thành quả của ngành Ngoại giao.
9h25: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đọc tham luận về nhiệm vụ công tác đối ngoại của Bộ Công an trong 5 năm tới.
Trong thời gian tới, Đại tướng Ngô Xuân Lịch mong muốn Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao thường xuyên tham vấn, chia sẻ thông tin về các vấn đề quốc tế, hoạch định chiến lược với các đối tác. Hai Bộ cần tăng cường quản lý biên giới, xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đối ngoại, đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu các vấn đề quốc tế, vấn đề biên giới, lãnh thổ.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, hiện nay, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ ngày càng căng thẳng, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện ở nhiều nơi… Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại Việt Nam đã hết sức chủ động, tích cực và quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, xử lý thỏa đáng nhiều vấn đề phức tạp. Đối ngoại Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo điều kiện công cuộc bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao uy tín, vị thế của đất nước, đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Đóng góp vào công tác đối ngoại chung của đất nước, trong những năm qua, đối ngoại quốc phòng cũng đạt được một số thành tựu quan trọng như bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, tăng cường củng cố lòng tin, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc phòng với hơn 80 nước và tổ chức quốc tế.
9h10: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đọc tham luận về nhiệm vụ công tác đối ngoại quốc phòng trong 5 năm tới.
Theo Phó Thủ tướng, công tác đối ngoại của nước ta thời gian qua đã luôn kiên trì nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đã chủ động đề xuất các giải pháp và tích cực triển khai hiệu quả nhiệm vụ được Tổng Bí thư giao phó cho ngành Ngoại giao tại Hội nghị Ngoại giao 28.
Tham dự Hội nghị có trên 700 đại biểu là các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ chủ chốt từ các đơn vị của Bộ Ngoại giao, cán bộ làm công tác ngoại vụ tại các tỉnh thành trong cả nước địa phương.
Toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu: Hôm nay, theo truyền thống ngành, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề "Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII".
Hội nghị rất vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 tháng 112/2011 đến Hội nghị 29 lần này, đồng chí Tổng Bí thư đã luôn dành sự quan tâm sâu sắc và động viên to lớn đối với cho ngành Ngoại giao.
Hội nghị nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; các đồng chí nguyên Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các thời kỳ và các cán bộ lão thành của Ngành Ngoại giao; các đồng chí đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương.
8h40: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc.
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết: "Thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị Ngoại giao 28, Bộ Ngoại giao đã triển khai đồng bộ và toàn diện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI, góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, nâng cao vị thế của đất nước.
Với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 đánh dấu một giai đoạn mới của thời kỳ đất nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII nhằm tiếp tục phát huy nội lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ những điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước".
Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì Hội nghị, cùng với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ, các Đại sứ, Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện cán bộ chủ chốt của các đơn vị trong Bộ Ngoại giao.
8h35: Hội nghị vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Các đại biểu đến dự Hội nghị Ngoại giao 29. |
Hội nghị chào mừng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị:
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội
Đồng chí Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
Đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
Đến dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban, Bộ trưởng và lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành trung ương; chủ tịch và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn điều hành phiên khai mạc |
8h35: Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn điều hành phiên khai mạc. Thứ trưởng phát biểu: "Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, được sự đồng ý của Lãnh đạo cấp cao, hôm nay, Bộ Ngoại giao chính thức khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29".
8h30: Các đại biểu làm Lễ chào cờ.
8h20: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự Hội nghị.
8h00: Các đại biểu trao đổi trước thềm Hội nghị.
Bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 29.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. |
Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ tập trung, phát huy cao độ trí tuệ và kinh nghiệm của toàn ngành để trao đổi, tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước.
Chủ đề của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 là: "Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”. Hội nghị sẽ diễn ra từ từ ngày 22 - 26/8 tại Hà Nội. Đây là Hội nghị Ngoại giao đầu tiên được tổ chức sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
7h00: Công tác chuẩn bị cho Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao 29 đã được hoàn tất.
Hội nghị Ngoại giao 29: Đề cao tư duy đổi mới và sáng tạo Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ được tổ chức với phương châm dân chủ, coi trọng tính tương tác và tư duy phản biện khoa ... |
Hội nghị Ngoại vụ 18: Hội nghị của các quyết tâm hành động Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 là "hội nghị của ... |