Trung Đông: UAE bước qua lời nguyền

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Sự kiện Israel và UAE đạt thỏa thuận công nhận ngoại giao lẫn nhau dưới sự bảo trợ của Mỹ tạo ra một thực tại địa chính trị mới ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận UAE-Israel: Thủ tướng Netanyahu chỉ 'trì hoãn sáp nhập Bờ Tây', ông Trump đã nắm được tấm vé vàng?
NÓNG! Đạt thỏa thuận lịch sử với UAE, Israel ngừng sáp nhập Bờ Tây, Palestine nói bị phản bội
Trung Đông: UAE bước qua lời nguyền
Cả Mỹ, Israel và UAE đều được lợi nhiều từ việc UAE và Israel công nhận lẫn nhau.

Sau Ai Cập năm 1979, Jordan năm 1994 và Mauritania năm 1999, trong thế giới Ả rập lại có thêm một thành viên vứt bỏ một trong những điều cấm kỵ chung là chỉ công nhận nhà nước Israel sau khi có thoả thuận hoà bình giữa Israel và Palestine. Thành viên này là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). UAE lại còn là vương triều đầu tiên trong 6 vương triều ở khu vực vùng Vịnh thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Israel.

Chỉ như thế thôi cũng đã đủ để thấy Israel vừa giành về một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mọi phương diện đối với hiện tại cũng như tương lai của nhà nước Do thái.

Đánh tỉa, đánh lẻ và tập hợp lực lượng

Sự nhất trí của Israel và UAE về công nhận ngoại giao lẫn nhau được thể hiện trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thái tử Abu Dhabi Mohammed Bin Zayed, hàm ý phía Mỹ đóng vai trò trung gian cho thoả thuận lịch sử này giữa Israel và UAE.

Ông Trump có được một thành quả đối ngoại với ý nghĩa và tác động rất quan trọng tới cơ may được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Nhượng bộ của Israel cho UAE về ngừng triển khai thực hiện ý định sáp nhập một số khu vực lãnh thổ của người Palestine mà đã được ông Trump "bật đèn xanh" trong cái gọi là "Thoả thuận thế kỷ cho Trung Đông" giúp ông Trump thoát được ra khỏi tình thế khó xử giữa Israel và thế giới Ả rập ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh mà người này đã tự sa vào.

Israel nhượng bộ vậy cho UAE để đổi lấy bước đột phá mới về chính trị khu vực và ngoại giao với thế giới Ả rập, để giúp ông Trump bớt khó xử và có thành quả phục vụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống, nhưng đồng thời rất có thể cũng còn để bớt gặp khó nếu như rồi đây ông Trump không còn được tiếp tục trị vì nước Mỹ mà bị cử tri Mỹ buộc phải trao lại mọi quyền bính cho cặp Biden/Harris.

Lợi ích chiến lược chung thúc đẩy Mỹ, Israel và UAE đi tới kết quả mới nói trên là tập hợp nhau lại và tập hợp lực lượng trong khu vực cùng đối phó Iran. Chiến lược xuyên suốt của Mỹ và Israel từ rất nhiều thập kỷ nay là đánh tỉa và đánh lẻ trong thế giới Ả rập, phân rẽ nội bộ thế giới Ả rập, trước hết nhằm để vô hiệu hoá sự ủng hộ và tình đoàn kết của các nước trong thế giới Ả rập dành cho Palestine và bây giờ thêm mục đích lôi kéo nhiều như có thể được thành viên của thế giới Ả rập cùng đối phó Iran.

Với việc có thêm UAE công nhận Israel, Mỹ và Israel gặt hái thêm được thành quả mới trong việc thuyết phục các nước Ả rập chuyển từ chỗ coi Israel là kẻ thù sang coi Iran là kẻ thù. Một hệ lụy cơ bản nữa của việc này có lợi rất đáng kể và mang tính chiến lược lâu dài đối với Mỹ và Israel là rồi đây sẽ có thêm quốc gia Ả rập nữa bước qua lời nguyền như UAE vừa rồi. Từ khá nhiều năm nay, Israel đã rất chủ động và kiên định chiến lược xích lại gần các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và ở châu Phi, đặc biệt những vương triều ở vùng Vịnh thuộc dòng đạo Hồi Sun-ni thâm thù với dòng đạo Hồi Shi-it mà đại diện là Iran.

Ai hưởng lợi, ai thua thiệt?

Cả Mỹ, Israel và UAE đều được lợi nhiều từ việc UAE và Israel công nhận lẫn nhau. Ông Trump và ông Netanyahu đều có thể dùng nó để xoa dịu bớt áp lực và khó khăn về đối nội. UAE hoàn tất sự điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng nhất kể từ nhiều thập kỷ trở lại đây. Chỉ có Palestine là thua thiệt hơn cả.

Israel nhượng bộ cho UAE nhưng không có nghĩa là Israel từ bỏ ý định sáp nhập các khu vực lãnh thổ của người Palestine vào lãnh thổ Israel. Thế giới Ả rập càng bị phân rẽ và không thống nhất nội bộ thì Palestine càng thêm khó khăn mọi bề ở khu vực, Mỹ và Israel càng dấn tới buộc Palestine phải chấp nhận kiểu hoà bình do họ thiết kế và áp đặt.

Mỹ, Israel và UAE đã tạo nên một thực tại địa chính trị mới ở khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và trong thế giới Ả rập với tương quan lực lượng và cục diện quan hệ giữa các đối tác liên quan khác trước. Nếu các nước Ả rập khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel ràng buộc được Israel vào cam kết và trách nhiệm đạt được thoả thuận hoà bình công bằng và thỏa đáng với Palestine thì khu vực này sẽ có được triển vọng hoà bình và hợp tác, còn nếu không thì cuộc xung khắc giữa Israel và Palestine càng làm cách xa thêm giải pháp chính trị hoà bình.

Israel - Palestine: Đáp trả Hamas, Israel tiếp tục không kích Dải Gaza

Israel - Palestine: Đáp trả Hamas, Israel tiếp tục không kích Dải Gaza

TGVN. Các hoạt động thả bóng bay gắn kèm thiết bị gây cháy của phong trào Hamas trong những ngày gần đây đã buộc Israel phải ...

Iran khẳng định cáo buộc của UAE và Israel về chương trình hạt nhân là

Iran khẳng định cáo buộc của UAE và Israel về chương trình hạt nhân là "vô căn cứ và không thích đáng"

TGVN. Ngày 19/9, truyền hình nhà nước Iran đưa tin, nước này bác bỏ những cáo buộc mà Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất ...

Thủ tướng Israel Netanyahu: Iran nằm trong tầm bắn của Israel

Thủ tướng Israel Netanyahu: Iran nằm trong tầm bắn của Israel

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 9/7 đã cảnh báo Iran rằng nước Cộng hòa Hồi giáo nằm trong tầm không kích của Israel, viện ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn có thể khám phá thông điệp về cảm xúc của người bạn đang thương nhớ.
Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân khi sắp bước sang năm 2025. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Festival Hoa Đà Lạt năm 2024: Bản giao hưởng sắc màu

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024: Bản giao hưởng sắc màu

Lần thứ 10 tổ chức, sự kiện tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc ...
Kết quả xổ số hôm nay, 5/11: XSMN 5/11/24 - Xổ số Bến Tre, xổ số Vũng Tàu và xổ số Bạc Liêu

Kết quả xổ số hôm nay, 5/11: XSMN 5/11/24 - Xổ số Bến Tre, xổ số Vũng Tàu và xổ số Bạc Liêu

XSMN 5/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 5/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 5/11, được các công ty Xổ số Bến Tre, Vũng Tàu và ...
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động