Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan: Cân bằng không ngang bằng

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc ngay trước khi Ấn Độ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sự kiện này là tình cờ hay có chủ ý? Thử giải mã thực chất mối quan hệ của ba nước này. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc va chạm trên biên giới
TIN LIÊN QUAN
trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang Tổng thống Pakistan kêu gọi Ấn Độ dỡ bỏ mọi hạn chế tại Kashmir
trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang
Dù coi trọng nhau đến mấy thì mức độ quan hệ giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng vẫn không được hoàn toàn như giữa Trung Quốc và Pakistan. (Biếm hoạ của báo India Today).

Sự trùng gặp về thời điểm diễn ra sự kiện thật không biết nên phải hiểu như thế nào thì mới phải. Coi đấy là ngẫu nhiên thì mức độ tình cờ này lại khiên cưỡng đến độ không thể tin được điều ấy chỉ là tình cờ. Xem đó là chủ ý thì rất khó có thể giải thích được sự bộc lộ chủ ý này.

Liên quan mật thiết và tương tác

Nhưng cho dù nhìn nhận và đánh giá như thế nào thì thực tế vẫn là Thủ tướng Pakistan Imran Khan tới thăm Trung Quốc ngay trước khi Ấn Độ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thiên hạ cũng có thể nhìn sự việc từ giác độ khác là ông Tập Cận Bình đón tiếp ông Khan trước khi đi Ấn Độ gặp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Hai sự kiện liên quan mật thiết với nhau bởi nước nào trong bộ ba này cũng đều luôn hiện diện trong mối quan hệ giữa hai nước còn lại, ám ảnh và chi phối cặp quan hệ song phương ấy ở mức độ không hề nhỏ.

Hai sự kiện này lại càng tương tác lẫn nhau dưới tác động của những diễn biến mới ở khu vực Nam Á và trong quan hệ của từng bên với các đối tác bên ngoài, đặc biệt với Mỹ. Những biện pháp chính sách mới của ông Modi đối với vùng lãnh thổ do Ấn Độ quản lý và kiểm soát ở vùng Kashmir không chỉ làm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan trở nên thêm căng thẳng và trắc trở mà còn động chạm tới cả Trung Quốc và Mỹ khi Trung Quốc thể hiện thái độ công khai đứng về phe Pakistan còn Mỹ gián tiếp thể hiện thái độủng hộ Ấn Độ.

trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang Điểm nóng Kashmir: Láng giềng khó xử

TGVN. Quyết sách của ông Modi tạo ra tình huống mới về mọi phương diện ở khu vực Kashmir. Thái độ của Trung Quốc và ...

Tranh thủ, cân bằng và cạnh tranh

Tuy xưa nay là đồng minh quân sự chiến lược truyền thống quan trọng của Mỹ, Pakistan luôn chiếm vị trí rất đặc biệt trong chiến lược của Trung Quốc về chính trị an ninh thế giới cũng như châu lục và khu vực. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan luôn tốt đẹp và tin cậy trong khi giữa Mỹ và Pakistan lại vẫn còn không ít trắc trở. Cả Mỹ và Trung Quốc đều tranh thủẤn Độ và Ấn Độ cũng chơi con bài đối trọng trong quan hệ của nước này với Mỹ và Trung Quốc.

Mặt khác, không khó khăn gì để nhận thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ hiện ổn thoả hơn nhiều so với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng không hơn đáng kể gì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, cho dù hai đối tác này vẫn dai dẳng cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổở khu vực Kashmir. Dù coi trọng nhau đến mấy thì mức độ quan hệ giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng vẫn không được hoàn toàn như giữa Trung Quốc và Pakistan. Thực trạng ấy đặt ra cho Trung Quốc sự cần thiết phải vừa tranh thủ được cảẤn Độ lẫn Pakistan, vừa cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.

Nhìn vào bề ngoài, Trung Quốc chủ trương cân bằng quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng cân bằng ở đây không có nghĩa là và đồng nghĩa với ngang bằng giữa Ấn Độ và Pakistan. Mỹ và Trung Quốc có lợi thế khá giống nhau trong quan hệ của từng bên với Ấn Độ và Pakistan trong khi Mỹ không có được lợi thế và ưu thế như Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác ở khu vực Nam Á. Mỹ hiện đang đàm phán hoà bình với Taliban ở Afghanistan để rút hết quân đội ra khỏi Afghanistan. Trung Quốc không gây chiến và tham chiến như Mỹ và đồng minh ở Afghanistan nhưng lại thuộc diện những bên thứ ba có thể tận lợi được nhiều nhất trong thời có giải pháp chính trị hoà bình ở Afghanistan.

Điều lý giải thái độ của Trung Quốc

Trung Quốc chủ ý cân bằng quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng không ngang bằng giữa hai nước này bởi Trung Quốc dùng quan hệ với Ấn Độ để làm con chủ bài gây áp lực và chi phối Pakistan trong khi sử dụng Pakistan làm công cụ để ganh đua chiến lược với Ấn Độở khu vực Nam Á và châu Á. Ấn Độ càng tiến xa bao nhiêu với Mỹ, Nhật Bản và Australia với việc thực hiện ý tưởng lớn về khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương thì Trung Quốc càng cần Pakistan bấy nhiêu và càng cần phải duy trì sách lược "cân bằng không ngang bằng" bấy nhiêu giữa Ấn Độ và Pakistan.

Bạn có thể quan tâm:

trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang

Chuyện Triều Tiên: Bên hối hả, phía hững hờ

TGVN. Triều Tiên vừa phóng vật thể bay rơi vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, trong khi vừa tuyên bố nối ...

Điều này lý giải vì sao Trung Quốc dễ dàng đứng về phía Pakistan hơn là về phe Ấn Độ trong những chuyện khúc mắc cũ cũng như mới xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng đồng thời lại chủ động có những đề nghị hợp tác song phương tạo cảm nhận đề cao Ấn Độ hơn hẳn Pakistan mà sáng kiến của Trung Quốc về cái gọi làKhuôn khổ diễn đàn 2+1 được Trung Quốc đưa ra khi ông Tập Cận Bình và ông Modi gặp nhau ở Vũ Hán (Trung Quốc) hồi năm ngoái là ví dụ mới nhất.

Ông Khan đến Trung Quốc hay ông Tập Cận Bình đi Ấn Độ thì rồi các bên liên quan cũng đều sẽ ký kết nhiều thoả thuận hợp tác, cùng nhau ra nhiều tuyên bố hay thông cáo chung, dùng nhiều mỹ từ to tát để đề cao mối quan hệ song phương. Câu hỏi về chủ ý hay tình cờ mà hai sự kiện này trùng gặp nhau về thời điểm xem ra có thể được trả lời theo hướng nào cũng được và vì thế thật ra đâu có quan trọng gì đối với bộ ba này.

Dịch Dung

trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang Trước thềm Thượng đỉnh Tập – Modi, Thủ tướng Pakistan vội vã thăm Trung Quốc

TGVN. Thủ tướng Pakistan Imran Khan sẽ đến Trung Quốc từ ngày 7-8/10 nhằm đảm bảo sự ủng hộ của Bắc Kinh trước khi Chủ ...

trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang Trung Quốc nêu vấn đề Kashmir, Ấn Độ nói đây là “vấn đề nội bộ”

TGVN. Ấn Độ phản đối việc Trung Quốc đề cập vấn đề Kashmir tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, cho rằng những diễn biến ...

trung quoc an do pakistan can bang khong ngang bang Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan lại đấu súng ở LoC

TGVN. Ngày 21/9, các binh sĩ Ấn Độ và Pakistan lại một lần nữa đấu súng, sử dụng hỏa lực mạnh và súng cối giao tranh trên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động