Trung Quốc cần gì ở Thái Bình Dương?

Phương Hà
Trong một bài bình luận trên The Conversation, ông Denghua Zhang, chuyên gia nghiên cứu quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia nhận định về những tính toán của Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương. TG&VN lược dịch bài viết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tính toán của Trung Quốc tại Thái Bình Dương
Thủ tướng Vanuatu Bob Loughman Weibur và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại lễ ký thỏa thuận giữa hai nước ngày 1/6. (Nguồn: AFP)

Hai mục tiêu quan trọng

Tiến hành chuyến công du kéo dài 10 ngày đến các quốc đảo Thái Bình Dương đầu tháng 6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của tất cả 10 quốc đảo có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Đây là chuyến công du thứ 2 của một ngoại trưởng Trung Quốc đến khu vực này kể từ năm 2006 và là sự kiện đáng chú ý diễn ra sau Hội nghị trực tuyến ngoại trưởng các quốc đảo Thái Bình Dương-Trung Quốc tháng 10/2021.

Tuy nhiên, câu hỏi được nêu lên là, rốt cuộc Trung Quốc cần gì ở Thái Bình Dương và tại sao Bắc Kinh lại đặc biệt quan tâm đến khu vực này như vậy?

Trung Quốc đang nhắm đến 2 mục tiêu quan trọng ở khu vực, đó là mục tiêu về ngoại giao và mục tiêu về chiến lược.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc cần lá phiếu ủng hộ của các quốc đảo Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc (LHQ).

Các quốc gia này, hầu hết là các nước nhỏ, đều có quyền bỏ phiếu bình đẳng tại LHQ. Sự ủng hộ của các quốc đảo này có ý nghĩa đối với Trung Quốc.

Về mặt chiến lược, Trung Quốc coi các đảo quốc ở Thái Bình Dương là mục tiêu của cái gọi là “hợp tác Nam-Nam” (mối quan hệ đối tác giữa các nước đang phát triển). Nhằm giảm bớt áp lực chiến lược từ các nước phát triển, Trung Quốc cố gắng tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước đang phát triển.

Theo cách hiểu này, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc với các cường quốc truyền thống do Mỹ dẫn đầu là động lực chủ yếu thôi thúc chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị tới khu vực Thái Bình Dương.

Ngày 24/5 vừa qua, các thành viên nhóm Bộ tứ (Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) đã ra tuyên bố chung hứa hẹn sẽ tăng cường hỗ trợ cho các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày đã ra thông báo về lịch trình chuyến thăm Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Những thành tựu cụ thể trong hợp tác giữa các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Sơn Đông (Trung Quốc) với các quốc đảo Thái Bình Dương cũng được công bố một ngày sau đó.

Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cho rằng nước này sẽ không nhượng bộ trong cuộc cạnh tranh với các cường quốc truyền thống. Trung Quốc cũng muốn gửi một thông điệp rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

Ý nghĩa về mặt an ninh và cạnh tranh chiến lược

Về lâu dài, các quốc đảo Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc trên khía cạnh an ninh.

Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là hải quân, đã đặt mục tiêu phá vỡ vòng vây các “chuỗi đảo” (cụ thể là một loạt các căn cứ quân sự trên các đảo gần Trung Quốc và trên Thái Bình Dương mà Bắc Kinh tin rằng Mỹ và các đồng minh đang sử dụng để bao vây Trung Quốc).

Các quốc đảo Thái Bình Dương nằm dọc theo các “chuỗi đảo” này. Điều bất ngờ là Trung Quốc cũng mong muốn có được chỗ đứng ở Thái Bình Dương về lâu dài.

Để đạt được những mục tiêu trên, Trung Quốc nỗ lực tìm cách thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đảo quốc Thái Bình Dương.

Cụ thể, Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng nước này coi các quốc đảo là những đối tác bình đẳng, đồng thời nêu bật cơ hội về kinh tế khi hàng hóa từ khu vực Thái Bình Dương thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng như lợi ích từ các khoản viện trợ của nước này.

Tính toán của Trung Quốc tại Thái Bình Dương
Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh tháng 10/2019.

Cách tiếp cận thận trọng

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã đề xuất 2 thỏa thuận với các đối tác Thái Bình Dương, dự kiến được ký kết trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị gác lại do thiếu sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương về thực chất của những thỏa thuận này và nguy cơ tác động tiêu cực đến an ninh khu vực.

Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị, Tổng thống Liên bang Micronesia David Panuelo đã gửi thư cảnh báo tất cả các nhà lãnh đạo quốc đảo và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương rằng việc ký kết các thỏa thuận này có thể kéo các đảo Thái Bình Dương vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ trong tương lai.

Động thái này có lẽ đã khiến Trung Quốc bất ngờ bởi trước đó 2 năm, Tổng thống Panuelo đã thực hiện thành công chuyến thăm cấp cao đến Trung Quốc và ca ngợi mối quan hệ hai nước là “tình hữu tốt đẹp được nâng lên một tầm cao mới”.

Không được như kỳ vọng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/5 đã chuyển 2 văn bản thỏa thuận này thành một văn kiện vắn tắt và công bố ngày 30/5.

Điểm khác biệt chủ yếu trong văn kiện vắn tắt này là Trung Quốc chỉ nêu ngắn gọn mức độ sẵn sàng hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy an ninh khu vực, chống tội phạm xuyên quốc gia và giải quyết những mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Trái với trước đó, hai dự thảo thỏa thuận ban đầu hàm chứa nhiều nội dung chi tiết hơn về hợp tác an ninh như đào tạo cho lực lượng cảnh sát ở khu vực và tăng cường hợp tác an ninh mạng. Rõ ràng, Trung Quốc đã biết cách giảm bớt tầm mức của kế hoạch hợp tác ban đầu với các quốc đảo Thái Bình Dương trên lĩnh vực an ninh, một lĩnh vực hợp tác ngày càng nhạy cảm.

Xét về tương lai gần, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thận trọng hơn trong việc mở rộng can dự đối với khu vực Thái Bình Dương.

Trung Quốc có thể sẽ tập trung vào các mối quan hệ hợp tác thực chất trên những lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như biến đổi khí hậu, giảm đói nghèo, nông nghiệp và cứu trợ thiên tai. Trung Quốc cũng sẽ vận động để nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ các quốc đảo Thái Bình Dương trước khi sẵn sàng đề xuất lại các thỏa thuận có quy mô lớn.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

(theo The Conversation)

Đọc thêm

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ...
Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Trong báo cáo quý đầu năm, nhà sản xuất memory chip lớn nhất thế giới Samsung Electronics cho biết lợi nhuận tăng 932,8%.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay ...
Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động