Nhìn từ trên cao, cầu vượt Huangjuewan như mê cung không lối ra. (Nguồn: CGTN) |
Nhìn từ trên cao, nút giao thông 20 làn xe đan xen nhau thành 5 tầng, kết nối với 3 đường cao tốc chính ở Trùng Khánh như mê cung không lối ra.
Nhiều người lo lắng tự hỏi, nếu là tay lái mới ít kinh nghiệm liệu có thể tìm được đường ra trước nút giao thông 20 làn đan xen nhau nhiều tầng liên tiếp như vậy.
Được hoàn thành vào năm 2017 sau 5 năm lập kế hoạch và 7 năm xây dựng thực tế, cầu vượt Huangjuewan ở thành phố Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc, được coi là một kỳ quan kiến trúc thời bấy giờ.
Nhóm các kỹ sư thiết kế chính của công trình khẳng định, bất cứ lý do lo ngại về việc điều hướng cầu vượt là chuyện không có cơ sở.
Liu Bangjun, kỹ sư phụ trách công trình cho biết, thiết kế 20 làn xe của cầu vượt là điều bắt buộc để việc di chuyển lưu thông trở nên dễ dàng hơn. Cầu vượt chia thành 5 tầng, kết nối với 3 đường cao tốc chính cũng như các tuyến đường khác trong khu vực.
Được biết, nút giao thông này dựa trên địa hình phức tạp của thành phố. Khu vực này cần nút giao thông huyết mạch kết nối sân bay, cao tốc và thành phố.
Với mục tiêu này, các kỹ sư đã tính đến hệ thống đường 5 tầng, trong đó tầng cao nhất tương đương với độ cao tòa nhà 12 tầng. Ngoài ra, công trình còn có 15 đường dốc, 20 làn xe theo 8 hướng khác nhau. Tổng chiều dài con đường tại nút giao thông ước tính hơn 16,4km.
Ngoài ra, nhóm thiết kế đã tính tới khả năng đi nhầm làn của tài xế nên bổ sung thêm các đường dốc phụ để lái xe quay đầu nhanh hơn.
Cũng theo ông Liu, trong trường hợp đi sai làn đường, tài xế có thể chọn lối ra khác trong vòng 10 phút dựa theo các biển báo rất dễ nhìn thấy. Dù đường dốc từ cầu vượt đi theo 8 hướng khác nhau, nhưng kể cả tay lái mới cũng "không nên quá lo lắng".
Bất chấp những lời tuyên bố của các kỹ sư rằng công trình trông có vẻ "rối mắt" hơn nhiều so với thực tế, đường đi rất dễ hiểu, thậm chí nếu nhầm lẫn, tài xế có thể quay đầu xe dễ dàng, nhưng đến nay Huangjuewan vẫn được coi là cầu vượt phức tạp nhất thế giới.
Công trình trở nên nổi tiếng hơn kể từ khi nhiếp ảnh gia Fred Dufour ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của công trình từ nhiều góc nhìn. Kể từ đó, nơi này thậm chí thu hút cả các blogger du lịch tới trải nghiệm và khám phá.
| Vì sao sông Amazon dài gần 7.000km nhưng không có cây cầu nào? Là một trong những con sông dài nhất (gần 7.000km) và có lưu vực rộng nhất thế giới nhưng có một điều khó tin là ... |
| Hàn Quốc: Kiến trúc độc đáo của cầu đi bộ hình tàu lượn siêu tốc Cây cầu đi bộ Space Walk mô phỏng đường ray tàu lượn siêu tốc, tạo cảm giác mạo hiểm, thu hút nghìn du khách check ... |