TIN LIÊN QUAN | |
Vẫn cần nhiều nỗ lực để giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ - Trung | |
Trung - Mỹ đạt đồng thuận trong một số vấn đề tranh chấp thương mại |
Vòng đàm phán thứ hai giữa các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Trump và những đồng sự người Trung Quốc đã bắt đầu diễn ra vào sáng 17/5 tại Bộ Tài chính Mỹ, tập trung vào việc cắt giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ và cải thiện các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu phái đoàn thương mại Trung Quốc đã gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington. (Nguồn: Reuters) |
Trong cuộc đàm phán lần này, Trung Quốc đã đề nghị với Tổng thống Trump một gói đề xuất mua các mặt hàng Mỹ cũng như một số biện pháp khác nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc khoảng 200 tỷ USD một năm.
Các nguồn tin cho biết, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, nếu ông Trump chấp nhận đề xuất từ phía Trung Quốc. Boeing là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và đã bán khoảng 1/4 số máy bay thương mại của mình cho các khách hàng Trung Quốc.
Một nguồn tin khác tiết lộ, gói nhượng bộ có thể bao gồm một khoảng miễn thuế hiện đang có hiệu lực đối với khoảng 4 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ, gồm hoa quả, các loại hạt, thịt lợn, rượu vang và lúa miến.
Nội dung đề xuất trên của Trung Quốc sẽ đáp ứng phần lớn đòi hỏi mà giới chức chính quyền Tổng thống Trump đã gửi tới Trung Quốc trong cuộc gặp cách đây hai tuần.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại trên cơ sở bền vững sẽ đòi hỏi sự thay đổi lớn trong cấu trúc thương mại giữa hai nước, bởi thâm hụt hàng hóa của Mỹ đã lên tới 375 tỷ USD năm 2017.
Hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc là máy bay (với 16 tỷ USD ) và đậu nành (12 tỷ USD) trong năm 2017.
Một số nhà quan sát bày tỏ hoài nghi rằng Mỹ khó có thể sớm đạt mục tiêu giảm thâm hụt 200 tỷ USD và cho biết đề xuất gói nhượng bộ nói trên có thể bao gồm các cam kết mà trước đó Trung Quốc đã thông báo.
Tuy nhiên, nếu chấp nhận một thỏa thuận sơ bộ giảm thâm hụt thương mại cũng có thể làm suy yếu mục tiêu thuế ban đầu của Tổng thống Trump nhằm buộc Trung Quốc từ bỏ các chính sách mà chính quyền Mỹ cho là nhằm đánh cắp công nghệ Mỹ.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, giới chức Mỹ trước đó đã trình Tổng thống Trump mục tiêu rõ ràng cho một quan hệ thương mại công bằng với Trung Quốc. Phát biểu trước khi gặp phái đoàn Trung Quốc, Tổng thống Trump đã "dội một gáo nước lạnh" vào các cơ hội đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, khi ông nói "Tôi chưa tin tưởng" rằng các cuộc đàm phán hiện nay sẽ đi đến thành công.
Tuy nhiên, từ Bắc Kinh, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn bày tỏ hy vọng hai bên sẽ giải quyết được các tranh cãi thương mại thông qua các cuộc đàm phán lần này.
Truyền thông Trung Quốc “nắn gân” Mỹ trước đàm phán thương mại Theo kế hoạch, các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ có các cuộc đàm phán thương mại vào ngày 3 và 4/5 tới tại ... |
Trung Quốc không thể mạnh tay trong xung đột thương mại với Mỹ Bởi vì, một cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể sẽ là điểm bùng phát cho nền kinh tế nợ nần trị giá 14.000 ... |