TIN LIÊN QUAN | |
21 nền kinh tế APEC tụ họp tại Nha Trang | |
Chủ tịch SOM APEC 2017 trả lời báo chí về kết quả SOM 1 |
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – cuộc cách mạng hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT)… hứa hẹn sẽ mang những thay đổi sâu sắc đến mọi nền kinh tế, ngành nghề; tác động trực tiếp đến các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực tham gia điều hành Hội thảo, chia sẻ những đánh giá về khả năng tiến tới hình thành FTAAP. (Nguồn: BTKQG APEC 2017) |
Giải pháp giúp cải thiện môi trường kinh doanh: - Khuyến khích sáng tạo và cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các cấp độ từ Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tăng tính minh bạch, công khai nhằm giảm thiểu các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. - Hoàn thiện khung pháp lý bao gồm các cơ chế, chính sách và hướng dẫn hỗ trợ hoạt động và sự phát triển của các MSMEs; nhất là khâu hỗ trợ và tư vấn MSMEs về các vấn đề pháp lý, quản trị, tiếp cận thông tin và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ MSMEs… - Cải thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và hỗ trợ các MSMEs trong việc ứng dụng và phát triển các công nghệ thích hợp. - Thành lập liên minh doanh nghiệp trong khu vực (regional Union of businesses), nâng cao vai trò của các hiệp hội và các trung tâm phát triển nghề nghiệp để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp MSMEs tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực cùng với các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp FDI. |
Các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng không phải ngoại lệ trước làn sóng chuyển đổi mạnh mẽ mà cuộc cách mạng này mang lại. Với sứ mệnh là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng cho khu vực, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã và đang có những hành động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp nội khối, đặc biệt các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ vả vừa (MSMEs), tận dụng các cơ hội để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hiện đại hoá mô thức lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp; áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh.
Vì 97% số doanh nghiệp của các nước APEC
Có nhiều lý do khác nhau để các nước thành viên APEC lựa chọn chủ đề “nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số” làm một trong những chủ đề ưu tiên của năm APEC 2017. Tuy nhiên, có thể nói đến 4 lý do chính sau đây.
Thứ nhất, MSMEs chiếm khoảng 97% số doanh nghiệp của các nước thành viên APEC, đóng góp 60% GDP và tạo ra 60% việc làm; có thể nói là nguồn động lực cho tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp MSMEs với tiềm lực tài chính hạn chế, năng lực quản trị điều hành chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thường yếu kém, lạc hậu, v.v… lại dễ bị tổn thương nhất khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động ngày càng sâu rộng hơn. Vì vậy, việc quan tâm, hỗ trợ khối doanh nghiệp này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn về cả mặt kinh tế và xã hội.
Thứ hai, việc làm này nhằm kết nối chặt chẽ hơn những kế hoạch, chương trình của APEC trong những năm qua. Trên thực tế, kể từ hội nghị Los Carbos (Mexico) vào năm 2012, các nhà lãnh đạo APEC đã ưu tiên việc hợp tác phát triển kinh tế và kỹ thuật để nâng cao năng lực của các MSMEs và ưu tiên các chính sách phát triển nền tảng số để hỗ trợ thúc đẩy thương mại. Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC năm 2015-2016 cũng tiếp tục tập trung vào vấn đề hiện đại hoá và toàn cầu hoá các doanh nghiệp MSMEs. Chương trình hành động Boracay nhằm hỗ trợ các MSMEs tham gia hiệu quả hơn quá trình toàn cầu hóa đã được thông qua vào tháng 11 năm 2015.
Một số giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh: - Xây dựng các chương trình đào tạo, tư vấn nhằm nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, đặc biệt về chiến lược kinh doanh, quản trị và phát triển nguồn nhân lực. - Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp MSMEs (bao gồm cả các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm; tăng cường kiến thức về dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các doanh nghiệp này…). - Nâng cao nhận thức và hỗ trợ khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, bao gồm cả việc ứng dụng các kênh phân phối điện tử trong quản lý hoặc tham gia chuỗi cung ứng; nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, đặc biệt là sử dụng nhiên liệu sạch và năng lượng tái tạo. - Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp trong khu vực, thành lập các cụm doanh nghiệp để chia sẻ cơ hội, thông tin, tiếp cận thị trường và tăng khả năng gia nhập thị trường mới cho doanh nghiệp MSMEs, đặc biệt trong các nước thành viên APEC. |
Tháng 9/2016, Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC 2016 đã thông qua kế hoạch chiến lược 2017-2020 của Nhóm công tác các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEWG) của APEC. Theo đó, SMEWG tập trung vào bốn lĩnh vực được ưu tiên bao gồm: (i) thúc đẩy tình thần khởi nghiệp, cải tiến và nền kinh tế số; (ii) tăng cường khả năng tiếp cận tài chính để hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp SMEs; (iii) hình thành hệ sinh thái kinh doanh toàn diện hỗ trợ sự tăng trưởng của các doanh nghiệp SMEs; (iv) mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và tăng khả năng gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu cho các doanh nghiệp SMEs.
Thứ ba, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ, khối MSMEs với trình độ công nghệ và năng lực tài chính còn hạn chế, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất; vì thế, cần có sự hỗ trợ hiệu quả từ chính phủ, cơ quan chức năng và hiệp hội nghành nghề.
Cuối cùng, với Việt Nam, khối doanh nghiệp MSMEs giữ vai trò rất quan trọng, chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp, đóng góp 41% GDP, 33% nguồn thu ngân sách và tạo ra 77% việc làm. Chính phủ Việt Nam – Chính phủ kiến tạo và hành động – đã và đang có nhiều quyết sách quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua việc ban hành Nghị quyết 19 (ban hành hàng năm từ 2014 đến nay) về cải thiện môi trường kinh doanh, Nghị năm 35 (2016) về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, cũng như chuẩn bị trình Quốc hội Luật hỗ trợ SMEs v.v... Việc coi đây là một chương trình nghị sự của APEC 2017 tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm, mong muốn của Việt Nam cùng với sự hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ của các nước thành viên APEC, cùng hướng đến hỗ trợ các MSMEs trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay.
Để có thể thực hiện được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp MSMEs trong kỷ nguyên số, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp ở cả bốn khía cạnh: (i) cải thiện môi trường kinh doanh; (ii) nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp MSMEs; (iii) tăng cường kết nối và hợp tác giữa MSMEs với các doanh nghiệp khác; (iv) khuyến khích khởi nghiệp và tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong MSMEs.
Một số giải pháp tăng cường kết nối và hợp tác: - Tăng cường kết nối và hợp tác giữa MSMEs với các doanh nghiệp lớn thông qua việc phát triển các cổng thông tin doanh nghiệp nhằm chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội và Chính phủ; nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề. - Khuyến khích phát triển các mạng lưới liên kết giữa các MSMEs với các nhà đầu tư, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học… - Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP). - Thực hiện các giải pháp tăng cường kết nối (connectivity) về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực. |
Cơ hội cho các MSMEs Việt Nam
Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà cho các hoạt động của APEC năm 2017 đã và đang sẵn sàng, chủ động, sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của các MSMEs của APEC nói chung và Việt Nam nói riêng thông qua các hành động thiết thực như: (i) phối hợp với Ban thư ký quốc tế APEC tổ chức các hội thảo về phát triển MSMEs theo nhiều chuyên đề khác nhau, (ii) chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam (bao gồm cả thành công và hạn chế) trong việc thúc đẩy phát triển MSMEs, (iii) kết nối hoạt động của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thông qua diễn đàn về doanh nghiệp, CEO summit…
Đăng cai tổ chức năm APEC 2017 là một cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước, con người, thúc đẩy du lịch và đưa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận gần hơn nữa với thị trường rộng lớn của các thành viên APEC. Đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các MSMEs, tham gia tích cực vào các hoạt động của APEC 2017 sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận các đối tác kinh doanh, thương mại, đầu tư đầy tiềm năng; đẩy mạnh kết nối, nắm bắt xu thế kinh doanh mới; mở rộng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Giải pháp khuyến khích khởi nghiệp: - Tuyên truyền, tạo cơ chế và chính sách mở để khuyến khích khởi nghiệp, nhất là việc giảm thiểu thủ tục hành chính, chi phí không chính thức (nếu có). - Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng hiện đại, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chú trọng tới việc bồi đắp tinh thần doanh nhân cho sinh viên các trường đại học. - Thành lập các tổ chức hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn cho các hoạt động khởi nghiệp và giúp đỡ các start-ups tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, quỹ hỗ trợ khở nghiệp … - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ có thể tham gia vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp MSMEs thông qua các sáng kiến và chính sách như ưu tiên tuyển dụng, đào tạo về nghiệp vụ, công nghệ và kỹ năng lãnh đạo,… của nữ nhân viên có tiềm năng. |
Kết thúc thành công Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC 2017 Khép lại hoạt động sôi nổi đầu tiên của Năm APEC 2017 (từ 18/2 đến 3/3/2017), chiều 3/3, tại thành phố Nha Trang, sự kiện ... |
APEC bàn về việc “Làm sao để mọi người dân đều được hưởng lợi?” Sáng 2/3, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC 2017 (SOM 1) tại thành phố Nha Trang, Khánh ... |
Dự báo APEC tăng trưởng nhẹ từ nay đến năm 2019 Ngày 27/2, tại thành phố Nha Trang, trong phiên toàn thể đầu tiên của Ủy ban EC, các đại biểu đã cho rằng, APEC tiếp ... |