Trung Quốc lại tung 'chiêu bài' đất hiếm để 'dằn mặt' Mỹ

Mai Hà
TGVN. Trung Quốc đang thăm dò khả năng hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm, hiện được sử dụng trong chế tạo các linh kiện quan trọng của máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc lại tung 'chiêu bài' đất hiếm để 'dằn mặt' Mỹ
Mỏ khai thác đất hiếm ở vùng Nội Mông, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc mới đây đưa ra dự thảo các quy tắc hạn chế việc xuất khẩu ra nước ngoài (chủ yếu sang Mỹ) 17 loại đất hiếm, mà 80% sản lượng khai thác trên thế giới nằm ở Trung Quốc.

Nếu những quy định mới được thông qua, chúng có thể gây khó khăn đáng kể cho hoạt động của ngành công nghiệp quân sự Mỹ.

17 nguyên tố hóa học-kim loại đất hiếm, được sử dụng trong sản xuất hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, sản phẩm gia dụng, thiết bị thể thao, vật liệu xây dựng, kỹ thuật cơ khí...

Tin liên quan
Tiết lộ nội dung cuộc điện đàm dài hiếm thấy giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Tiết lộ nội dung cuộc điện đàm dài hiếm thấy giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Hợp kim với những chất này giúp vật liệu có những đặc tính cần thiết phù hợp với các sản phẩm hiện đại. Ví dụ, nam châm làm từ đất hiếm có trọng lượng nhẹ và từ lực rất mạnh. Kích thước nhiều thiết bị điện tử trở nên nhỏ gọn hơn vì sử dụng kim loại đất hiếm.

Những vật liệu này cần thiết trong việc chế tạo pin cho xe điện và ngành công nghiệp quân sự. Một máy bay chiến đấu F-35 sử dụng đến 417 kg kim loại đất hiếm.

Trung Quốc sở hữu 40% trữ lượng đất hiếm

Trung Quốc có vị trí dẫn đầu trên thị trường kim loại đất hiếm toàn cầu. Ở Trung Quốc tập trung trữ lượng lớn nguyên liệu thô - khoảng 40% tổng trữ lượng thế giới. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc có thể đã vượt qua các nước khác trong việc thiết lập quy trình công nghệ xử lý quặng kim loại này.

Ngay cả Mỹ, khi nhập nguyên liệu thô từ các quốc gia khác, hoặc khai thác từ mỏ duy nhất trong nội địa - Mountain Pass ở bang California, nước này cũng phải gửi đến Trung Quốc để chế tác. Kết quả là Trung Quốc chiếm đến 90% nguồn cung kim loại đất hiếm đã qua xử lý trên thế giới.

Tình hình này khiến Mỹ và các đồng minh lo ngại vì không chỉ thiết bị điện tử công nghệ cao mà còn các sản phẩm quan trọng về an ninh quốc gia của tổ hợp công nghiệp-quân sự cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Trung Quốc.

Trước đó, trong bối cảnh mâu thuẫn Mỹ-Trung trở nên gay gắt hơn, khi Bắc Kinh tuyên bố các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng đối với hãng Lockheed Martin, chính quyền Donald Trump đã kêu gọi các đồng minh - Australia và Liên minh châu Âu (EU) - bắt tay vào việc tạo ra chuỗi cung ứng đất hiếm thay thế.

Ông Mai Tân Dục (Mei Xinyu) - chuyên gia Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc - cho rằng vấn đề không phụ thuộc nhiều vào việc khai thác, giống như trong chế biến nguyên liệu thô khác.

Ông nói: “Về lý thuyết, việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm có thể khuyến khích các nước khác phát triển cơ sở sản xuất của mình.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích lũy được những kinh nghiệm đáng kể và năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực này, quyết định tính cạnh tranh và hiệu quả cao trong việc bóc tách, tinh chế đất hiếm trên thị trường thế giới".

Hiện tại, Mỹ là nước xuất khẩu nguyên liệu thô kim loại đất hiếm lớn nhất sang Trung Quốc, đồng thời là thị trường quan trọng nhất với việc xuất khẩu thành phẩm kim loại đất hiếm từ Trung Quốc.

"Đòn trừng phạt" đáp trả

Mỹ đang xem xét các kịch bản, theo đó Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả và hạn chế công nghệ.

Washington trước đó thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với một số doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei. Mỹ đã cấm cung cấp các con chip điện tử cho Trung Quốc. Ngoài ra, ngay cả các nhà sản xuất từ nước thứ ba cũng có nguy cơ bị phạt nếu cung cấp cho Huawei các linh kiện sử dụng công nghệ Mỹ.

Tin liên quan
Đất hiếm - Bài “trả đũa” của Trung Quốc với Mỹ Đất hiếm - Bài “trả đũa” của Trung Quốc với Mỹ

Ngoài ra, Mỹ năm ngoái cũng mở rộng danh sách các sản phẩm và công nghệ lưỡng dụng bị kiểm soát chặt chẽ khi xuất khẩu. Hiện nay, bất kỳ hàng hóa nào về mặt lý thuyết có thể được sử dụng trong lĩnh vực quân sự đều có thể bị hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sau đó, Trung Quốc đã phản ứng lại một cách đối xứng - một đạo luật có hiệu lực ngày 1/12/2020 hạn chế bán ra nước ngoài các công nghệ nhạy cảm, bao gồm trí tuệ nhân tạo, thuật toán kiểm soát nội dung và máy bay không người lái.

Về lý thuyết, dự thảo quy tắc hạn chế cung cấp kim loại đất hiếm cũng có thể được sử dụng như một biện pháp bổ sung để khiến cho “các thế lực chống Trung Quốc” suy nghĩ lại.

Chuyên gia Mai Tân Dục chia sẻ: “Mục tiêu chính của dự thảo quy định kiểm soát ngành công nghiệp kim loại đất hiếm là để sắp xếp thị trường. Tất nhiên, đất hiếm có thể được xem như một lý lẽ trong các cuộc đàm phán với Mỹ. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất là duy trì vị thế của Trung Quốc như một nhà bán hàng đáng tin cậy trên thị trường thế giới".

Trung Quốc đã bán ra thị trường thế giới 35.000 tấn kim loại đất hiếm vào năm 2020, ít hơn 11.000 tấn so với năm 2019. Tuy nhiên, việc giảm cung ra nước ngoài có thể giải thích được, trước hết là do hoạt động sản xuất trên thế giới suy giảm do đại dịch gây ra.

Vào cuối năm 2020, chỉ có nền kinh tế Trung Quốc cho thấy những động lực tăng trưởng tích cực. Kinh tế khu vực đồng Euro châu Âu giảm kỷ lục 6,8%, Mỹ giảm 3,5%. Khi kinh tế suy thoái, nhu cầu nguyên vật liệu giảm là điều tự nhiên.

Trung Quốc lại tung 'chiêu bài' đất hiếm để 'dằn mặt' Mỹ
Quá trình khai thác đất hiếm có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. (Nguồn: Reuters)

Nguy cơ hủy hoại môi trường

Tuy nhiên, việc khai thác, chế biến kim loại đất hiếm đã hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Sự phá hủy lớp đất bề mặt, xảy ra xói mòn, axít hóa đất đai. Trong quá trình tinh chế kim loại đất hiếm, đã thải ra một lượng lớn khí độc, nước thải có nồng độ amoniac cao.

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu,Trung Quốc cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Trung Quốc cũng thắt chặt kiểm soát đối với tất cả các ngành công nghiệp có thể đe dọa môi trường nghiêm trọng.

Các quy định mới về kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm có thể được coi là mong muốn hợp lý hóa thị trường và kiểm soát sự phát triển nóng của các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, các biện pháp này có những hậu quả tích cực đối với các nhà sản xuất kim loại đất hiếm, ít nhất là trong ngắn hạn. Cổ phiếu doanh nghiệp khai thác tăng giá mạnh chỉ trong một ngày ở thị trường chứng khoán Hong Kong. Có những công ty như “China Rare Earth Holdings Limited” (CRE) đã tăng khoảng 14%.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ trừng phạt 2 tướng Myanmar liên quan vụ chính biến, cảnh cáo tăng 'đòn'
Không phải Mỹ, Trung Quốc mới là đối tác thương mại lớn nhất của EU
Đánh bại Mỹ, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới
Mỹ chính thức công bố danh sách 103 thực thể Nga và Trung Quốc nghi 'dính líu' đến quân đội
Số lượng lớn công ty Nga và Trung Quốc 'có liên hệ với quân đội', Tổng thống Trump chuẩn bị ra tay
(theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/11/2024: Nhân Mã tình cảm hòa hợp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/11/2024: Nhân Mã tình cảm hòa hợp

Tử vi hôm nay 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 25/11. Lịch âm 25/11/2024? Âm lịch hôm nay 25/11. Lịch vạn niên 25/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev đã gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin tức địa chính trị 'nóng hổi' thị trường nóng rẫy, còn cơ hội ...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Israel cáo buộc lừa đảo mạng từ Iran gia tăng; vụ sát hại công dân tại UAE gây chấn động

Israel cáo buộc lừa đảo mạng từ Iran gia tăng; vụ sát hại công dân tại UAE gây chấn động

Israel đối mặt với những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi; cảnh báo công dân không tới UAE sau vụ công dân nước này bị sát hại tại đây.
Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter cáo buộc rằng Tổng thống Joe Biden đang cố gắng kéo nước này vào một cuộc chiến hạt nhân với Nga.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Ngày 24/1, người dân Romania đã đi bỏ phiếu cho vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống
Cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Ngày 24/11, hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một khu ổ chuột ở thủ đô Manila của Philippines.
Giờ G sắp điểm, Tổng thống Biden chạy đua với thời gian hỗ trợ tối đa cho Ukraine

Giờ G sắp điểm, Tổng thống Biden chạy đua với thời gian hỗ trợ tối đa cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tăng cường hỗ trợ tối đa cho Kiev trong thời gian còn lại với tư cách người đứng đầu đất nước.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động