Trung Quốc-Nga xích lại gần thêm nữa, Mỹ và đồng minh chia sẻ mối quan ngại

Minh Châu
Tờ Global Times ngày 28/6 đã đăng bài bình luận về quan hệ Trung Quốc-Nga, trong đó khẳng định quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và Moscow không thể phá vỡ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ có thể chi phối quan hệ Trung-Nga?
Mỹ có thể chi phối quan hệ Trung-Nga? (Nguồn: 123RF)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimira Putin ngày 27/6 đã có cuộc hội đàm trực tuyến nhằm củng cố quan hệ hai nước trong bối cảnh cả Bắc Kinh và Nga đều đang bị Mỹ và các đồng minh phương Tây chỉ trích mạnh mẽ về một loạt vấn đề liên quan những lợi ích cốt lõi của hai nước.

Kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung khẳng định sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ cộng tác và hợp tác Trung-Nga trong một loạt lĩnh vực từ chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, cho đến thương mại.

Quan hệ "không thể phá vỡ"

Sau cuộc họp trực tuyến ngày 27/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra tuyên bố chung và tuyên bố gia hạn Hiệp ước láng giềng hữu hảo và hợp tác hữu nghị Nga-Trung được ký hồi tháng 7/2001.

Điều 9 của Hiệp ước quy định: “Khi tình huống phát sinh mà trong đó một trong các bên ký hiệp ước cho rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị xâm lược, các bên ký hiệp ước sẽ lập tức tổ chức các cuộc tiếp xúc và tham vấn để loại bỏ những mối đe dọa đó”.

Các phương tiện truyền thông phương Tây thường mô tả quan hệ Trung-Nga như một “bán liên minh”, nhưng cả Bắc Kinh và Moscow đều chưa từng chính thức chấp nhận cách gọi như vậy.

Hai quốc gia này xác định mối quan hệ song phương là quan hệ đối tác, thay vì là liên minh, đồng thời khẳng định đây là một "hình mẫu" cho các mối quan hệ liên chính phủ trong thế kỷ XXI.

Tuyên bố chung bao gồm một số nội dung mới như: Nga cần một Trung Quốc thịnh vượng và ổn định, Trung Quốc cần một nước Nga mạnh mẽ và thành công và hai nước coi nhau là đối tác ưu tiên; thể hiện một lập trường chung về kiểm soát vũ khí, chỉ trích Mỹ rút khỏi hàng loạt hiệp ước quốc tế quan trọng liên quan và triển khai các hệ thống chống tên lửa trên thế giới; nhất trí giữ vững những giá trị chung của nhân loại bao gồm hòa bình, phát triển, công bằng, công lý, dân chủ và tự do.

Ông Tập và ông Putin cũng bày tỏ phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của các nước dưới chiêu bài của cái gọi là dân chủ và nhân quyền, cùng những biện pháp trừng phạt đơn phương.

Mục đích của Mỹ tại Hội nghị Ngoại trưởng G20: Bao vây Trung Quốc

Mục đích của Mỹ tại Hội nghị Ngoại trưởng G20: Bao vây Trung Quốc 'bốn bề'?

Mỹ và đồng minh lo ngại

Trước những bước tiến trong quan hệ Nga và Trung Quốc trong thời gian gần đây, Mỹ và một số đồng minh đã bày tỏ lo ngại.

Đầu tháng 6, các nhà lãnh đạo NATO lần đầu tiên đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc và Nga vì hành vi gây hấn quân sự của họ.

NATO lần đầu tiên gọi Trung Quốc là "thách thức có hệ thống", trong khi coi "các hành động gây hấn" của Nga là "mối đe dọa đối với an ninh của châu Âu và Đại Tây Dương".

Bên cạnh đó, trong một thông cáo chung dài 14.400 từ, NATO đã nhắc đến quan hệ hợp tác quân sự Trung-Nga. Tuyên bố nêu rõ, Trung Quốc “cũng đang hợp tác quân sự với Nga, bao gồm cả việc Nga tham gia các cuộc tập trận ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương”.

Một sĩ quan cấp cao của NATO nói với tờ Financial Times ngày 25/6 rằng, sự phát triển quân sự và ảnh hưởng ngoại giao ngày càng tăng của Trung Quốc là “đáng kinh ngạc”.

Tin liên quan
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Ván bài Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Ván bài 'đỏ nhiều hơn đen' của Tổng thống Joe Biden

Chia sẻ mối quan tâm chung với đồng minh NATO, nhưng giới chức quốc phòng Mỹ cũng không thống nhất trong đánh giá về mối quan hệ quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Tướng TodWolters, Chỉ huy Bộ tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) nói: “Tôi thấy hợp tác Nga-Trung đang ở mức hời hợt nhất. Tôi nghĩ nó cao hơn cấp chiến thuật, nhưng gần như không có thật ở cấp độ chiến lược”.

Trước đó, Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng 3 phát biểu trước Ủy ban trên rằng, ông nhận thấy có “một số sự hợp tác” giữa Nga và Trung Quốc trong “không gian chiến thuật và tác chiến” và xem đó như “lời cảnh báo”.

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Mỹ gửi cảnh báo tới Nga, nói Trung Quốc từng là 'vấn đề phức tạp nhất'
​Trung Quốc, Nga hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công
Lầu Năm Góc: Trung Quốc, Nga đe dọa vị thế của Mỹ trong không gian
​Mỹ cắt giảm lực lượng tại châu Phi để tập trung đối phó với Trung Quốc, Nga
Trung Quốc, Nga tập trận chung ở Biển Nhật Bản
(theo Global Times, Financial Times)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/4/2025: Tuổi Tỵ công việc nhận tiền thưởng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/4/2025: Tuổi Tỵ công việc nhận tiền thưởng

Xem tử vi 3/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 3/4/2025: Song Tử tài lộc thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 3/4/2025: Song Tử tài lộc thuận lợi

Tử vi hôm nay 3/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/4/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/4/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 3/4. Lịch âm hôm nay 3/4/2025? Âm lịch hôm nay 3/4. Lịch vạn niên 3/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Tottenham; U17 châu Á 2025 - Uzbekistan vs Thái Lan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Tottenham; U17 châu Á 2025 - Uzbekistan vs Thái Lan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu U17 châu Á 2025 - U17 Uzbekistan U17 Thái Lan; Ngoại hạng Anh - Chelsea vs ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Liên bang Nga...
Đại sứ Cuba Rogelio Polanco Fuentes: Việt Nam đã làm nên kỳ tích!

Đại sứ Cuba Rogelio Polanco Fuentes: Việt Nam đã làm nên kỳ tích!

Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam, Phòng Thương mại Cuba phối hợp cùng VCCI tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Cuba.
Tin thế giới 2/4: EU toan tính táo bạo ngay trước mũi Nga, Tổng thống Đức lần đầu thăm hai nước Kavkaz, sự thất vọng của ông Trump

Tin thế giới 2/4: EU toan tính táo bạo ngay trước mũi Nga, Tổng thống Đức lần đầu thăm hai nước Kavkaz, sự thất vọng của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Động đất ở Myanmar: Thương vong tiếp tục tăng, số người thiệt mạng tiến dần tới mốc 3.000, xung đột khiến cứu trợ thêm khó khăn

Động đất ở Myanmar: Thương vong tiếp tục tăng, số người thiệt mạng tiến dần tới mốc 3.000, xung đột khiến cứu trợ thêm khó khăn

Số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người. Ngoài ra, còn có 4.639 người khác bị thương.
Đức cảnh báo Nga đang 'chơi' chiến thuật trì hoãn, muốn lấy luật pháp châu Âu làm khuôn khổ cho thỏa thuận khoáng sản Ukraine

Đức cảnh báo Nga đang 'chơi' chiến thuật trì hoãn, muốn lấy luật pháp châu Âu làm khuôn khổ cho thỏa thuận khoáng sản Ukraine

Ngoại trưởng Đức cho rằng, Nga đang tỏ ra sẵn sàng đàm phán về giải quyết xung đột Ukraine nhưng không hề thay đổi lập trường của mình chút nào.
EU đạt cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh

EU đạt cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên 'ProtectEU' nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày phán quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol gần kề, Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh

Ngày phán quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol gần kề, Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh

Ngày 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ công bố phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vào lúc 11h.
Ngoại trưởng Nga-Trung gặp mặt: Nêu 3 nhiệm vụ chính trong hợp tác giữa rối ren toàn cầu, cần loại bỏ gốc rễ xung đột Ukraine

Ngoại trưởng Nga-Trung gặp mặt: Nêu 3 nhiệm vụ chính trong hợp tác giữa rối ren toàn cầu, cần loại bỏ gốc rễ xung đột Ukraine

Ngoại trưởng hai nước Nga và Trung Quốc đã gặp nhau ở Moscow để thảo luận nhiều vấn đề trong quan hệ song phương và thời sự hiện nay.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Phiên bản di động