TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Trump để con rể bàn thảo về hòa đàm Palestine - Israel | |
Những người “anh em” Trung Đông |
Sự hiện diện của người khổng lồ châu Á
Đó là một nhận định của chuyên gia phân tích về Trung Đông, TS. Manuel Almeida trên trang tin Arab News mới đây. Theo nội dung bài viết, Nga, Iran và thậm chí là cả các nước Hồi giáo - từ Syria và Iraq tới Libya và Yemen - đã có những bước phát triển đột phá trong những năm gần đây trong việc theo đuổi các mục tiêu của mình. Điều này đã gây ảnh hưởng tới nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có cuộc khủng hoảng Syria - một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất của khu vực trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, chủ yếu tập trung vào chống chủ nghĩa khủng bố, có vẻ đã gây ra một chút xáo trộn. Song có một quốc gia hành động thận trọng hơn nhưng chắc chắn có ảnh hưởng không thua kém gì Mỹ ở vùng Vịnh và Trung Đông, đó là Trung Quốc. Những tuần gần đây, người khổng lồ châu Á này đang tăng tốc thiết lập hiện diện quân sự nhanh hơn bao giờ hết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Saudi Arabia năm 2016. (Nguồn: AFP) |
Tháng 7 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Trung Quốc đã đưa vào sử dụng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti. Mặc dù được gọi là một căn cứ hậu cần để hỗ trợ hải quân Trung Quốc tham gia các sứ mệnh nhân đạo và chống cướp biển, nhưng căn cứ này lại nằm ở vị trí chiến lược tại cửa ngõ của Biển Đỏ dẫn đến kênh đào Suez.
Mới đây, các ngân hàng Trung Quốc đã cho Oman vay 3,5 tỷ USD, khoản tiền rất cần thiết cho việc kiểm soát thâm hụt ngân sách năm nay của Oman và tiếp tục kế hoạch thắt lung buộc bụng sau khi giá dầu sụt giảm. Tăng cường viện trợ tài chính của Trung Quốc đóng vai trò then chốt - cùng với Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - hỗ trợ chương trình cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Ai Cập hồi tháng 11/2016.
Năm 2016, Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong thế giới Ảrập, với 32% (khoảng gần 30 tỷ USD) đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực này. Mỹ - nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba ở các nước Ảrập chỉ đầu tư 6,9 tỷ USD. Vào tháng 8 này, theo báo chí Iran, đặc phái viên của Trung Quốc đã tới Iran và đệ trình kế hoạch Trung Quốc sẽ can dự vào Syria lên ông Ali Akbar Velayati, Cố vấn cấp cao về chính sách đối ngoại của lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei.
Hồi tháng 3/2017, một nhóm quân đội Trung Quốc đã được triển khai ở Syria để huấn luyện và tư vấn cho quân đội nước này. Sau này, các ưu tiên đã phát triển rộng hơn sang các vấn đề chiến lược địa chính trị và các cân nhắc đầu tư về kinh tế. Như các chuyên gia Trung Quốc xác nhận, trong tình hình hiện tại, sự sẵn sàng của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định của Syria, thậm chí có vai trò trung tâm trong việc tái thiết Syria.
Đối với Iran, Trung Quốc từ lâu đã coi Iran là một phương tiện để đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Sau này Iran đã trở thành một phần thiết yếu trong sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc đề xướng và dẫn dắt. Thỏa thuận hạt nhân đã tháo gỡ những trở ngại còn lại cho phần tiếp theo của kế hoạch này. Tháng 2/2016, trong một sự kiện mang tính biểu tượng, đoàn tàu chở hàng đầu tiên đã rời ga miền Đông Trung Quốc đến Tehran qua Kazakstan và Turkmenistan, chỉ trong vòng hai tuần.
Iran đã trở thành một phần thiết yếu trong sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc đề xướng và dẫn dắt. (Nguồn: Analysisias) |
Cũng sau thỏa thuận hạt nhân, Trung Quốc đã hoàn toàn tán thành việc Iran trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sau nhiều năm theo đuổi. SCO được coi là có vị thế quan trọng ở Trung Á và là đối thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn dắt.
Cái khó của Trung Quốc
Tuy nhiên, khi Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở khu vực Trung Đông, có thể nước này cũng sẽ nhìn nhận khu vực này với quan điểm vượt ra ngoài khía cạnh cạnh tranh quyền lực với Mỹ. Điều này có thể dẫn đến một số câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có thể tìm được điểm nào phù hợp với các chính sách của Iran trong khu vực hay không vì Iran hiện là xuất phát điểm của tình trạng mất ổn định trong khu vực.
Theo tác giả Almeida, báo cáo về chính sách đầu tiên của Trung Quốc đối với các nước Arab, được phát hành năm 2016 bắt đầu bằng việc ca ngợi các mối quan hệ lâu dài của Bắc Kinh với các quốc gia này. Bản báo cáo nhấn mạnh các mục tiêu chung như bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Tuy nhiên, chính sách cách mạng của Iran từ năm 1979 bị cho là có xu hướng xây dựng lực lượng dân quân trung thành ủng hộ các nhóm chiến binh (Shiite và Sunni) đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là: Liệu sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể áp đảo được hay không?
Mỹ chính thức điều tra Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ Mới đây, Mỹ đã chính thức mở cuộc điều tra nhằm vào cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, một ... |
Khủng hoảng vùng Vịnh làm "bốc hơi" 2 tỷ USD Tổng Giám đốc của Trung tâm tài chính Qatar Youssef Mohamed Al-Jaida ngày 19/6 cho biết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh đang khiến ... |