Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 2, tại Bắc Kinh, tháng 4/2019. (Nguồn: THX). |
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây một thập kỷ nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết lễ kỷ niệm 10 năm thiết lập BRI cũng là "một nền tảng quan trọng để tất cả các bên thảo luận và tăng cường sự hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao".
Tin liên quan |
Nhìn lại 10 năm sáng kiến Vành đai và Con đường |
Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh: "Phía Trung Quốc đang liên lạc với tất cả các bên về việc chuẩn bị cho diễn đàn và sẽ công bố thông tin liên quan vào thời điểm thích hợp".
Trước đó, truyền thông Nga đưa tin Tổng thống Vladimir Putin có kế hoạch thăm Trung Quốc, trùng với thời điểm diễn ra Diễn đàn BRI.
Trong chuyến thăm Kazakhstan tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo về một đại kế hoạch có tên ban đầu là “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”. Một tháng sau, trong chuyến thăm Indonesia và tham dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 tại Bali, Người đứng đầu Trung Quốc tiếp tục công bố “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”, chính thức công bố với thế giới về đại kế hoạch Một vành đai – Một con đường (OBOR). Sau đó, OBOR được đổi tên thành Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
BRI là tổ hợp siêu dự án bao gồm mạng lưới các tuyến đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn dầu, khí đốt, hệ thống cảng biển, cáp quang, mạng lưới viễn thông… kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới thông qua hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. BRI bao gồm hai tuyến chính là “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” trên đất liền và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”.
Chính phủ Trung Quốc nhiều lần khẳng định, BRI là một sáng kiến thương mại, nhằm kết nối kinh tế, thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước, các khu vực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả văn hóa, xã hội, mang lại lợi ích cho tất cả. Cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào BRI với các dự án tại nhiều quốc gia.
| Phiên bản 'vành đai và con đường' của Ấn Độ trong ngoại giao số Thông qua những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Ấn Độ đang cân nhắc phát triển tiềm năng ngoại giao ... |
| Mỹ tìm giải pháp cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc Mỹ sẽ khởi động quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát ... |
| G7 tung kế hoạch trăm tỷ USD cạnh tranh sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, nói 'chưa muộn' Ngày 26/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm ... |
| Sáng kiến 600 tỷ USD của G7 có đủ sức 'đánh bại' Vành đai và Con đường của Trung Quốc? Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) từ 26-28/6, lãnh đạo G7 đã cam kết ... |
| Lý do gì khiến Italy sẽ rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc? Thủ tướng Italy Meloni dự kiến sẽ thông báo với Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định của Italy về việc không gia hạn thỏa ... |