Phiên bản 'vành đai và con đường' của Ấn Độ trong ngoại giao số

Trang Nhung
Thông qua những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Ấn Độ đang cân nhắc phát triển tiềm năng ngoại giao kỹ thuật số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thành công của căn cước kỹ thuật số Aadhaar tạo động lực cho ngoại giao kỹ thuật số của Ấn Độ (Nguồn: GovInsider)
Thành công của thẻ căn cước kỹ thuật số Aadhaar tạo động lực cho ngoại giao kỹ thuật số của Ấn Độ. (Nguồn: GovInsider)

Tính đến năm 2021, Ấn Độ đã phát hành hơn 1,3 tỷ căn cước công dân kỹ thuật số thông qua nền tảng Aadhaar và hơn 1,1 tỷ hộ chiếu vaccine kỹ thuật số thông qua nền tảng CoWin.

Gần đây, Giao diện thanh toán thống nhất (UPI) của Ấn Độ đã vượt mốc 1 nghìn tỷ USD về giá trị giao dịch, sau khi lần đầu ghi nhận 5 tỷ giao dịch/tháng vào tháng 3/2022.

Thúc đẩy ngoại giao từ công nghệ

Điều làm cho những con số trên trở nên ấn tượng là tốc độ tuyệt đối mà quy mô này đạt được.

Hành trình số hóa của Ấn Độ đã bắt đầu vào năm 2010 với thẻ Aadhaar để giúp người dân Ấn Độ cải tiến về công nghệ. Thời gian gần đây, đất nước sông Hằng đã nhận ra có thể tận dụng các giải pháp kỹ thuật số "cây nhà lá vườn" không chỉ để tiếp tục chương trình phát triển quốc gia mà còn hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao rộng lớn hơn.

Kết cấu mở của Aadhaar cho phép khả năng mở rộng và tính trung lập của nhà cung cấp đã khiến một số quốc gia tiếp cận Ấn Độ để nhân rộng mô hình hoặc lưu tâm đến công nghệ này, từ đó phát triển hệ thống căn cước kỹ thuật số của riêng mình.

Diễn biến mới nhất trong lĩnh vực này là khoản tài trợ cho Sri Lanka để thực hiện một chương trình căn cước kỹ thuật số theo mô hình Aadhaar.

Tương tự như vậy, Tổng công ty Thanh toán quốc gia của Ấn Độ (NPCI), nhà phát triển UPI, đang cung cấp hỗ trợ công nghệ cho nhiều quốc gia thông qua các thỏa thuận cấp phép và tư vấn nhằm thiết lập hệ thống thanh toán điện tử theo thời gian thực.

Điều này giúp các nước thiết lập hệ thống của riêng mình và cũng tích hợp UPI với cơ sở hạ tầng thanh toán quốc tế.

Nền tảng của tiến bộ công nghệ

Những hợp tác gần đây cho thấy cam kết của Ấn Độ trong việc tăng cường nỗ lực trong hệ sinh thái nhằm xây dựng và củng cố nền ngoại giao kỹ thuật số của nước này.

Có hai yếu tố chính giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, lĩnh vực công nghệ thông tin của Ấn Độ, với giá trị ước tính hơn 150 tỷ USD và sử dụng lao động gần 4,5 triệu người, luôn là động lực chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trên thực tế, nhóm nhân tài của Ấn Độ trong hệ sinh thái công nghệ thông tin-truyền thông cũng đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ấn Độ.

Thứ hai, ý chí chính trị mạnh mẽ và hoạch định chính sách có tính toán của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra định hướng cấp cao để thúc đẩy các nỗ lực của hệ sinh thái.

Điển hình như quyết định của Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin khuyến khích việc sử dụng công nghệ mở, thông qua các chính sách về sử dụng phần mềm nguồn mở, API mở, tiêu chuẩn mở... đã giúp tạo ra cơ sở hạ tầng và hàng hóa công kỹ thuật số.

Phiên bản 'BRI' của Ấn Độ trong ngoại giao số
Ấn Độ tận dụng các giải pháp kỹ thuật số "cây nhà lá vườn" nhằm hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao rộng lớn hơn. (Nguồn: Mint)

Tầm nhìn về 'vành đai và con đường’ điện tử

Chính phủ Ấn Độ đã nhận ra tầm quan trọng khi làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau trong quá trình đưa ra quyết định ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như vậy.

Điều này rất cần thiết vì đây là một phần của hệ sinh thái kỹ thuật cao, do đó đòi hỏi sự quản lý chuyên biệt vượt ra ngoài chuyên môn chính quyền truyền thống.

Ngoài ra, việc chính phủ công nhận tầm quan trọng của chính sách ngoại giao dựa trên hàng hóa công kỹ thuật số cũng nêu bật vai trò của các công cụ này trong một trật tự thế giới mới đang nổi lên.

Trong bối cảnh rủi ro toàn cầu ngày càng gia tăng, việc tạo ra cơ sở hạ tầng như vậy ở những khu vực trọng yếu đối với hoạt động của nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng khả năng phục hồi của Ấn Độ và mở rộng lợi thế chiến lược của nước này.

Hơn nữa, việc xây dựng các giải pháp kỹ thuật số bản địa có thể tạo ra các hệ thống tương thích giữa các khu vực pháp lý, có khả năng giảm chi phí giao dịch để thu được thiện chí toàn cầu cho Ấn Độ.

Khi làn sóng địa chính trị mới đang nổi lên một cách căng thẳng trên thế giới, nhu cầu bồi đắp khả năng phục hồi thúc đẩy các hình thức hợp tác mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh mới này, những tiến bộ của Ấn Độ trong việc thiết lập mạng lưới "vành đai và con đường" kỹ thuật số của riêng mình là rất đáng chú ý.

Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong ngoại giao

Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong ngoại giao

Trong bài viết đăng trên New Straits Times, TS. Fauziah Mohd Taib* tổng kết lại một số ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ trong ...

Đại sứ công nghệ: Nét mới của ngoại giao trong thời đại số

Đại sứ công nghệ: Nét mới của ngoại giao trong thời đại số

Một số quốc gia đã bổ nhiệm chức vụ đại sứ cho lĩnh vực công nghệ, phản ánh rõ việc thiết lập quan hệ với ...

(theo Mint)

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động