Bốn sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc có gì?

Phan Thị Cẩm Ly - Nguyễn Xuân Linh*
Trong 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đưa ra nhiều sáng kiến từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến an ninh dữ liệu... Trong đó có 4 sáng kiến thu hút được sự quan tâm lớn là Sáng kiến An ninh dữ liệu toàn cầu, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bốn sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc có gì?

Tại cuộc đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới được tổ chức trực tuyến hôm 15/3/2023 với chủ đề “Con đường hiện đại: Trách nhiệm của các chính đảng”, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất “Sáng kiến Văn minh toàn cầu". (Nguồn: Tân Hoa xã)

Sáng kiến An ninh dữ liệu toàn cầu

Sáng kiến An ninh dữ liệu toàn cầu (GIDS) là một sáng kiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhằm ngăn chặn các hành động phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng công nghệ thông tin để đánh cắp dữ liệu người dùng. GIDS được đưa ra nhằm cạnh tranh với sáng kiến “mạng sạch” của Mỹ.

Theo đánh giá của Trương Chiêu Long, người sáng lập và là cố vấn trưởng của Công ty TNHH Công nghệ thông tin Guanan Thượng Hải, việc Trung Quốc đưa ra Sáng kiến An ninh dữ liệu toàn cầu vào năm 2020 là phù hợp với tình hình quốc tế.

Trong bối cảnh an ninh mạng trên toàn thế giới thường bị đe dọa, sáng kiến này tạo điều kiện cho sự tương tác dữ liệu giữa các quốc gia và là tiền đề đảm bảo an ninh, giúp thiết lập một trật tự mới trong không gian số thống nhất giữa các quốc gia và tổ chức trên thế giới.

Ông Trương cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng và dữ liệu nên ủng hộ và tuân theo sáng kiến này của Chính phủ, góp phần phát triển không gian an ninh mạng an toàn và lành mạnh.

Trong khi đó, học giả Nguyên Hạo, Phó Giám đốc Viện Luật an ninh thông tin Tô Châu, đối tác của Công ty Luật Jiangsu Zhuhui coi sáng kiến là “giới hạn năng lực” đối với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.

Tin liên quan
Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc: Tầm nhìn Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc: Tầm nhìn 'châu Á của người châu Á' có thành hiện thực?

Đề cập các mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu hiện nay, ông Lư Truyền Dĩnh, Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu Quản trị quốc tế và không gian mạng của Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, Cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu Không gian mạng chỉ ra rằng, mục tiêu cơ bản của sáng kiến này chủ yếu là để đối phó với các hành động thu thập thông tin bất hợp pháp từ bên ngoài đối với người dùng toàn cầu và an ninh mạng của các quốc gia.

Nắm bắt cốt lõi vấn đề an ninh mạng, sáng kiến GIDS góp phần khơi dậy những hiểu biết của người dùng để đưa ra các biện pháp đối phó với các mối nguy cơ tương tự đối với an ninh mạng toàn cầu.

Trương Lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nhận định, các lực lượng trên không gian mạng hiện nay đang đứng trước vòng hội nhập mới, vừa đối đầu, cạnh tranh, vừa hợp tác và đối thoại đan xen. Ý nghĩa lớn nhất của sáng kiến là đáp ứng mối quan tâm hiện tại của cộng đồng quốc tế về bảo mật dữ liệu và quản trị bảo mật dữ liệu.

Theo đó, nếu Trung Quốc muốn tạo ra sự khác biệt, họ phải tăng cường xây dựng và nâng cao sức mạnh mạng của chính mình, tìm kiếm sự hợp tác ở mức độ tối đa, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và đảm bảo lợi ích không gian mạng trong quá trình hình thành các quy tắc quốc tế.

Sáng kiến Phát triển toàn cầu

Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI) là sáng kiến đa phương được liên kết với Liên hợp quốc (LHQ) ưu tiên phát triển và lấy con người làm trung tâm, đề xuất các lĩnh vực hợp tác chính để đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của LHQ và thúc đẩy xây dựng cộng đồng tương lai chung vì sự phát triển của con người.

Trung Quốc thông qua GDI làm nền tảng tái khẳng định các mối quan hệ chiến lược và thể hiện sức hấp dẫn đối với các nước đối tác đang phát triển, phản ánh đóng góp và trách nhiệm vào sự phát triển của thế giới.

Theo quan điểm của học giả Chu Văn Chương, Trợ lý nghiên cứu tại trường Luật, Đại học Sơn Đông, việc đề xuất Sáng kiến Phát triển toàn cầu là biểu hiện của việc Trung Quốc tuân thủ tích hợp các khái niệm nhân quyền vào sự phát triển bền vững toàn cầu.

GDI kêu gọi sự cởi mở, hòa nhập và chia sẻ lợi ích vì sự phát triển con người, định hướng hành động tập trung vào các nhu cầu sinh kế cấp bách nhất của các nước đang phát triển, thúc đẩy hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực chính như giảm nghèo, an ninh lương thực, tài chính, biến đổi khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số.

Do đó, từ góc độ nhân quyền, Sáng kiến Phát triển toàn cầu có thể coi như một khái niệm mới về quản trị nhân quyền mà Trung Quốc đưa ra cho cộng đồng quốc tế và là một thực tiễn quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và phát triển, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh được chỉ ra trong Báo cáo tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Cũng xuất phát từ thực tiễn, học giả Vương Tuấn Sinh, nghiên cứu viên đặc biệt tại Trung tâm Nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, và nghiên cứu viên tại Viện Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và Toàn cầu, Học viện Xã hội Trung Quốc nhấn mạnh, GDI không đơn thuần đạt được sự phát triển mà còn chứa đựng những nội hàm sâu sắc hơn.

Sáng kiến là tầm nhìn của Trung Quốc về tương lai thế giới trước những thay đổi thực tiễn và lựa chọn chiến lược cho con đường phát triển tiếp theo với mục tiêu thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, thể hiện trách nhiệm của Trung Quốc với tư cách là một nước lớn.

Theo Giáo sư Vương Hồng Tân của Viện Phát triển chung toàn cầu, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, GDI đã làm phong phú thêm hệ thống tư tưởng, lý luận của cộng đồng cùng chung vận mệnh, dẫn dắt hiệu quả thực tiễn phát triển toàn cầu trong giai đoạn mới.

Qua đó, phản ánh mong muốn của con người cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, đề cao chương trình nghị sự, nhấn mạnh tăng cường phối hợp chính sách giữa các nền kinh tế lớn và nỗ lực giải quyết vấn đề tồn đọng, tạo ra một môi trường phát triển cởi mở, công bằng và bình đẳng.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân đánh giá GDI là một lợi ích cộng đồng toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của thế giới, xây dựng tương lai chung dựa trên kinh nghiệm phát triển của chính Trung Quốc. Trong đó, công cuộc phục hưng Trung Hoa được thúc đẩy một cách toàn diện thông qua hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, mang lại cơ hội mới cho sự phát triển của tất cả các quốc gia.

Ông Trương khẳng định GDI góp phần mang thế giới lại gần nhau hơn và đoàn kết hơn, hoan nghênh thêm nhiều bạn bè và đối tác cùng chí hướng tham gia trao đổi chính sách và hợp tác thiết thực trong khuôn khổ sáng kiến, đồng thời cùng nhau biến tầm nhìn của Chương trình nghị sự 2030 thành hiện thực.

Trong Báo cáo Sáng kiến Phát triển toàn cầu: Ý tưởng, Hành động và Giá trị, nhóm nghiên cứu của Viện Trung Quốc đương đại & Thế giới cùng Viện Hợp tác toàn cầu của Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc thúc đẩy một cách thực tế sáng kiến phát triển toàn cầu là ổn định và lâu dài.

Cho đến nay, sáng kiến đã thực hiện bước nhảy vọt từ “đặt nền móng” sang “xây dựng khuôn khổ”. GDI đang làm nổi bật các vấn đề của thời đại, thúc đẩy sự chuyển đổi trong tư duy của cộng đồng quốc tế từ “đối đầu, cạnh tranh” sang “phát triển, hợp tác”, từ “cô lập” sang “đôi bên cùng có lợi” và đề xuất những tư tưởng, mô hình mới nhằm thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng chung của các quốc gia.

Sáng kiến An ninh toàn cầu

Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI) được biết đến như một “giải pháp của Trung Quốc đối với các thách thức an ninh quốc tế”, đại diện cho một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của nước này đối với các vấn đề an ninh toàn cầu nhằm đối phó với sức ép toàn diện ngày một gia tăng từ Mỹ và phương Tây.

Trên thực tế, GSI có mối liên hệ mật thiết với các chiến lược đã được Trung Quốc đề xuất và triển khai trước đó như Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI), GDI hay Cộng đồng chung vận mệnh.

Nhưng điểm mới ở GSI là việc thúc đẩy một cộng đồng an ninh lấy Trung Quốc làm trung tâm và áp lực mới của Trung Quốc đối với các đối tác BRI. Mặc dù trong ngắn hạn, GSI khó có thể phát triển mạnh, nhưng về bản chất, việc thúc đẩy sáng kiến này có thể làm cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gia tăng.

Bốn sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc có gì?

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị công bố Sáng kiến An ninh dữ liệu toàn cầu vào tháng 9/2020 khi còn là Ngoại trưởng. (Nguồn: Global Times)

Đánh giá về GSI, học giả Phạm Hiên, Tổng Biên tập European New Media Group của Đức khá tích cực khi cho rằng đề xuất về sáng kiến này phản ánh sự đóng góp và trách nhiệm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định thế giới, đồng thời mang lại sự chắc chắn cho một thế giới “không chắc chắn”.

Thêm vào đó, theo nhìn nhận của học giả Quách Diên Quân, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, sáng kiến cũng ngày càng góp phần vào quá trình củng cố sức mạnh, lôi kéo sự đồng thuận quốc tế cũng như thúc đẩy cải cách thế giới và hệ thống quản trị an ninh toàn cầu.

Đối với GSI, Trung Quốc không chỉ là nước khởi xướng mà sẽ là nhóm hành động để thực hiện sáng kiến này và duy trì chủ nghĩa đa phương. Theo đó, ông Trương Côn thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đánh giá, Trung Quốc là một nước ủng hộ tích cực và thực hành quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng an ninh con người, duy trì hòa bình thế giới và bảo vệ an ninh toàn cầu.

Các kết quả lý thuyết và thực tiễn của sáng kiến đã chứng minh rằng đây là một kế hoạch hiệu quả, thực sự đáp ứng các mối quan tâm an ninh chung của tất cả các quốc gia và có lợi cho việc bảo đảm an ninh toàn cầu. Trước những biến động mới của thế giới, sáng kiến luôn đòi hỏi tập hợp hiệu quả sức mạnh hợp tác an ninh giữa các bên nhằm giải quyết các thách thức an ninh chung.

Theo học giả Từ Bộ, Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu Tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, an ninh của Trung Quốc không thể tách rời với an ninh của thế giới. Trung Quốc kiên định con đường phát triển hòa bình và có đóng góp lớn trong việc duy trì an ninh toàn cầu.

Khi Trung Quốc an toàn, thế giới an toàn. Thế giới an toàn hơn, và Trung Quốc cũng an toàn hơn. Vậy nên, GSI là minh chứng thể hiện trách nhiệm của Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình và quyết tâm vững chắc trong bảo vệ an ninh toàn cầu.

Cũng theo đánh giá chung của học giả Từ Bộ về GDI và GSI, ông tin rằng hai sáng kiến này phản ánh xu thế của thời đại hòa bình và phát triển, cả hai thúc đẩy lẫn nhau và thống nhất một cách biện chứng. An ninh là tiền đề của phát triển, và phát triển là mục tiêu của an ninh, không thể có phát triển mà không có an ninh, và tất nhiên không có an ninh thực sự nếu không có phát triển.

Sáng kiến Văn minh toàn cầu

Dưới góc nhìn toàn cầu hóa, nơi các nền văn minh khác nhau có thể cùng tồn tại và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của xã hội loài người, Sáng kiến Văn minh toàn cầu (GCI) sẽ dần dần định hình sự khác biệt trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc trong tương lai.

Khác với phương Tây trong quá khứ, Trung Quốc mặc dù vẫn cố gắng tiếp cận thế giới với tư cách là một nước lớn, giữ vai trò tiên phong thúc đẩy sự phát triển chung của toàn cầu, nhưng yếu tố văn hóa, văn minh bản địa vẫn được bảo tồn và đề cao. GCI kêu gọi tôn trọng sự đa dạng của các nền văn minh thế giới, phát huy các giá trị chung của nhân loại, xem trọng sự kế thừa và tăng cường giao lưu hợp tác nhân văn quốc tế, từ đó tiếp thêm năng lượng tích cực cho việc thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa và xây dựng cộng đồng nhân loại chung vận mệnh.

GCI được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và thế giới đang song hành trên con đường hiện đại hóa trong thời đại mới. Theo quan điểm của ông Ngưu Hải Bân, Giám đốc Viện Chính sách đối ngoại tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, hiện đại hóa kiểu Trung Quốc cung cấp một giải pháp cho sự phát triển của xã hội loài người và truyền cảm hứng cho con đường hiện đại hóa của các nước đang phát triển, để nhiều dân tộc tìm thấy sự cộng hưởng của vận mệnh.

Tin liên quan
Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc: Tầm nhìn Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc: Tầm nhìn 'châu Á của người châu Á' có thành hiện thực?

Tuy nhiên, ông Ngưu Hải Bân cũng chỉ ra rằng thế giới bên ngoài dường như đang có sự hiểu lầm về hiện đại hóa kiểu Trung Quốc. Họ cho rằng hiện đại hóa là phát triển kinh tế. Ở một khía cạnh nào đó, họ bị hạn chế bởi tư duy hiện đại hóa kiểu phương Tây.

Ngoài ra, ông Ngưu còn chỉ ra rằng “Sáng kiến Văn minh toàn cầu” đã lặp lại kiểu quan hệ quốc tế mới do Trung Quốc đề xuất. Trong đó, quan hệ giữa các quốc gia cần nhấn mạnh sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, không chỉ giữa các nước lớn mà còn giữa các nước lớn và nước nhỏ.

Tương tự, học giả Tạ Mậu Tùng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia của Đại học Thanh Hoa cũng đồng tình khi đánh giá hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đã ăn sâu vào nền văn minh Trung Hoa và tạo ra một hình thức mới cho nền văn minh nhân loại. Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc mà còn thúc đẩy sự phát triển chung của thế giới.

Bên cạnh đó, ông Tạ cũng đánh giá rằng việc các nước phát triển ở phương Tây xuất khẩu mô hình hiện đại hóa kiểu phương Tây của mình sang các nước đang phát triển bằng nhiều phương thức khác nhau như dọa nạt, dụ dỗ, cách mạng màu… đã khiến các nước đang phát triển không chỉ bất mãn về môi trường mà còn gây ra các rạn nứt trong nội bộ.

Thách thức cần vượt qua

Hiện nay, hầu hết các sáng kiến của Trung Quốc đưa ra đều chưa đạt được nhiều kỳ vọng như Trung Quốc mong muốn. Sáng kiến về An ninh dữ liệu toàn cầu cho đến nay, mới chỉ có một số ít các nước ủng hộ. Việc Mỹ cấm các thiết bị của hai tập đoàn ZTE và Huawei cũng đã tác động và có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc thúc đẩy sáng kiến này của Trung Quốc.

Mới đây, EU cũng đang lên kế hoạch và kêu gọi các nước thành viên cấm các thiết bị của ZTE và Huawei tham gia vào mạng viễn thông nội bộ của khối. Điều này có thể cho thấy những thiết bị công nghệ của Trung Quốc thiếu đi sự tin tưởng và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phủ sóng 5G toàn cầu của chính phủ Trung Quốc.

Đối với GDI và GSI, đây được xem như hai trụ cột cùng với BRI sẽ được Trung Quốc đẩy mạnh trong thời gian tới. Đối với GDI, đây được coi là một sáng kiến nhằm khẳng định các mối quan hệ chiến lược và thể hiện sự hấp dẫn của Trung Quốc đối với các đối tác đang phát triển và cho tới nay, đã có khoảng 100 nước tham gia vào nhóm bạn bè GDI. Có ý kiến cho rằng, sáng kiến GDI là sự bổ sung cho BRI vì GDI có sự tương đồng về kinh tế và chính trị với BRI.

Tuy nhiên có thể thấy từ khi BRI ra đời, những dự án của BRI được triển khai trên khắp các châu lục thế nhưng GDI đến nay vẫn chỉ là những dự án nhỏ lẻ với khoảng 50 dự án hợp tác thực tế. Cho đến nay, GDI là một khuôn khổ bao trùm để tập hợp các hoạt động hợp tác phát triển đa dạng theo một đề xuất nhất quán toàn cầu. Nhưng liệu sáng kiến có mang lại nguồn tài chính mới đáng kể cho sự phát triển hay không vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Đối với GSI, đây là một sáng kiến giải quyết vấn đề hòa bình và thịnh vượng của các đại dương trên toàn thế giới. Chỉ bằng cách giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình, thúc đẩy hợp tác hàng hải vì một tương lai chung, bảo vệ các lợi ích biển chung của nhân loại và hiện thực hóa tầm nhìn về hòa bình lâu dài và an ninh toàn cầu.

Đối với GCI, đây là một sáng kiến mới, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu ra tại Hội nghị cấp cao Đối thoại với các đảng chính trị thế giới vào ngày 15/3/2023 tại Bắc Kinh. Về bản chất, sáng kiến này đề cập việc ủng hộ và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn minh, các giá trị chung của nhân loại cũng như tầm quan trọng của sự kế thừa và đổi mới của các nền văn minh.

Đồng thời, sáng kiến này cũng chủ trương ủng hộ giao lưu và hợp tác quốc tế mạnh mẽ. Về mặt lý luận, cùng với những sáng kiến phát triển truyền thống về kinh tế và an ninh, GCI là một công cụ ngoại giao hoàn toàn mới, đóng vai trò quan trọng trong “chiến lược toàn cầu” của Trung Quốc.

------------------------------

* Thực tập sinh và chuyên viên thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao.

Việt Nam tham gia cuộc họp Nhóm bạn bè về sáng kiến phát triển toàn cầu

Việt Nam tham gia cuộc họp Nhóm bạn bè về sáng kiến phát triển toàn cầu

Ngày 9/5, Nhóm bạn bè về sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) đã tổ chức cuộc họp cấp cao trực tuyến với chủ đề ...

Triều Tiên tuyên bố ủng hộ hoàn toàn sáng kiến an ninh của Trung Quốc

Triều Tiên tuyên bố ủng hộ hoàn toàn sáng kiến an ninh của Trung Quốc

Ngày 30/5, trong phát biểu được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, nước này bày tỏ ủng hộ sáng kiến ...

Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc: Tầm nhìn 'châu Á của người châu Á' có thành hiện thực?

Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc: Tầm nhìn 'châu Á của người châu Á' có thành hiện thực?

Sáng kiến An ninh toàn cầu cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thể hiện vai trò an ninh ngày càng tăng và ...

Mở cửa trở lại, Trung Quốc có đủ sức 'tiếp lửa' cho kinh tế toàn cầu?

Mở cửa trở lại, Trung Quốc có đủ sức 'tiếp lửa' cho kinh tế toàn cầu?

Việc Trung Quốc dần nới lỏng chính sách không khoan nhượng với Covid-19 (Zero Covid) đã thắp lên những hy vọng cho nền kinh tế ...

Liên tiếp 'vượt mặt' Mỹ, Trung Quốc củng cố tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu về khoa học và công nghệ

Liên tiếp 'vượt mặt' Mỹ, Trung Quốc củng cố tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu về khoa học và công nghệ

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được tạp chí khoa học Nature công bố, năm 2022, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ để ...

Đọc thêm

Kinh tế Việt Nam: Thêm dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024

Kinh tế Việt Nam: Thêm dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024

Nếu không có biến động lớn, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6-6,5%.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/7 và sáng 5/7: Lịch thi đấu bán kết Cup quốc gia Việt Nam -  Thanh Hóa vs Nam Định; Copa America - Argentina vs Ecuador

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/7 và sáng 5/7: Lịch thi đấu bán kết Cup quốc gia Việt Nam - Thanh Hóa vs Nam Định; Copa America - Argentina vs Ecuador

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/7 và sáng 5/7: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs Hà Nội; Copa America - Argentina vs
XSMN 3/7, kết quả xổ số miền Nam thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số miền Nam ngày 3 tháng 7

XSMN 3/7, kết quả xổ số miền Nam thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số miền Nam ngày 3 tháng 7

XSMN 3/7 - xổ số hôm nay 3/7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/7/2024. kết quả xổ số miền Nam ngày 3 tháng 7. SXMN ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 4/7/2024: Cự Giải tình cảm ấm êm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 4/7/2024: Cự Giải tình cảm ấm êm

Tử vi hôm nay 4/7/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bất chấp xung đột với Ukraine, kinh tế Nga thăng hạng, trở thành quốc gia có thu nhập cao

Bất chấp xung đột với Ukraine, kinh tế Nga thăng hạng, trở thành quốc gia có thu nhập cao

Giữa xung đột với Ukraine, kinh tế Nga bất ngờ thăng hạng, trở thành quốc gia có thu nhập cao. Lý do là gì?
Dự án thí nghiệm Hangeul - Viện nghiên cứu Hangeul thời cận đại

Dự án thí nghiệm Hangeul - Viện nghiên cứu Hangeul thời cận đại

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực giáo dục và vận hành triển lãm về chủ đề Hangeul - chữ viết tiếng Hàn sẽ diễn ...
Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Đại úy Ibrahim Traoré, giành quyền lãnh đạo Burkina Faso từ ngày 30/9/2022, đã bắt đầu quản lý đất nước Tây Phi này thêm 5 năm.
Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần tới sẽ 'giúp xây cầu' dẫn đến việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự.
Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận ông sẽ tới Washington (Mỹ) dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 8-11/7.
Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Lục quân Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung với Thái Lan (Maitree) lần thứ 13 kéo dài từ ngày 1-15/7 tại Pháo đài Vachiraprakan.
Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các mới của Ai Cập sẽ không chỉ có các gương mặt mới, mà còn chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ.
Biểu tình bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 500 người bị bắt giữ, dân Syria nổi giận, Ankara hành động

Biểu tình bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 500 người bị bắt giữ, dân Syria nổi giận, Ankara hành động

Thổ Nhĩ Kỳ đóng các cửa khẩu biên giới chính giáp với Tây Bắc Syria sau các cuộc biểu tình phản đối lẫn nhau của người dân hai bên.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Phiên bản di động