Năm 2022, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia đóng góp nhiều nhất những bài báo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới. (Nguồn: Shutterstock) |
Quốc gia này cũng lần đầu vượt Mỹ về những đóng góp cho khoa học Trái đất và ngành môi trường.
Dữ liệu được trích từ Chỉ số tự nhiên - theo dõi những bài báo khoa học được xuất bản trên 82 tạp chí thuộc các lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là hóa học, khoa học Trái đất, môi trường, hhoa học đời sống và khoa học vật lý.
Những tạp chí khoa học được đưa vào nghiên cứu đều là các ấn phẩm hàng đầu thế giới như Cell, Nature, Science...
Toàn bộ dữ liệu hoàn chỉnh của năm 2022 dự kiến sẽ được phát hành vào tháng Sáu tới.
Tạp chí Nature nhận định, những đóng góp của Trung Quốc trong ngành khoa học toàn cầu đã liên tục tăng đáng kể từ khi chỉ số này được đưa ra vào năm 2014. Bắc Kinh cũng đang đứng đầu thế giới về khoa học vật lý và hóa học từ năm 2021.
Tin liên quan |
Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành 'con gà đẻ trứng vàng' như thế nào? |
Dữ liệu được cung cấp bởi nhà xuất bản tài liệu khoa học lớn nhất thế giới Elsevier cũng cho thấy, Trung Quốc và Mỹ là những đối tác nghiên cứu song phương lớn nhất trên toàn cầu. Từ năm 2017-2017, mỗi quốc gia đóng góp khoảng 20% nghiên cứu khoa học của thế giới.
Cũng theo Elsevier, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Mỹ để dẫn đầu thế giới về số lượng bài báo được trích dẫn nhiều nhất - một chỉ số quan trọng đo lường ảnh hưởng khoa học của mỗi quốc gia.
Báo cáo Các chỉ số khoa học và công nghệ Nhật Bản cho hay, từ năm 2018-2020, Trung Quốc đóng góp 27,2% số lượng các bài báo được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới trong khi Mỹ đóng góp 24,9%.
Theo tạp chí Science, Trung Quốc cũng giành vị trí dẫn đầu so với Mỹ vào năm 2016 về số lượng bài báo khoa học được xuất bản.
Có thể nói, thời gian vừa qua, Trung Quốc đang nỗ lực trở thành cường quốc toàn cầu về khoa học và công nghệ.
Vào tháng 2/2023, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình cho biết, nghiên cứu cơ bản mạnh mẽ sẽ là động lực để đạt được mục tiêu trên và các nguồn tài trợ đa dạng, mở rộng hợp tác cùng đào tạo quốc tế là những yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày càng trở nên độc lập về công nghệ.
Theo Cục Thống kê quốc gia, Trung Quốc cũng đang là nước chi tiêu lớn thứ hai thế giới cho nghiên cứu khoa học, với khoản tài trợ cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) vượt 3 nghìn tỷ NDT (426,6 tỷ USD) vào năm 2022.
| Điểm danh những quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu khoa học Mới đây, website tài chính Insider Monkey đã công bố xếp hạng 12 quốc gia tiên tiến nhất về nghiên cứu khoa học dựa trên ... |
| Cơ hội hợp tác nghiên cứu, giảng dạy giữa Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest với đối tác Việt Nam Để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy ngành xây dựng giữa Việt Nam-Romania, ngày 7/3, Đại sứ Đỗ Đức Thành ... |
| Nhiều kỳ vọng ở các nghiên cứu sinh khoá 7 trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Ngày 19/4, tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Lễ khai giảng Nghiên cứu sinh khóa 7 năm học 2022-2025 đã ... |
| Tiến sĩ 8X kể chuyện săn học bổng, mô hình nghiên cứu khoa học Tại hai đơn vị công tác, ở Đại học Văn Lang và Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), TS Trần Ánh Dương ... |
| Rộn ràng Ngày hội học sinh, sinh viên Đổi mới sáng tạo, Nghiên cứu khoa học, Khởi nghiệp năm 2023 Ngày 21/5, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức “Ngày hội học sinh, sinh viên Đổi mới sáng ... |