Trung Quốc sẽ là một cường quốc như thế nào ?

Michael Schuman
Tác giả cuốn Superpower Interrupted: The Chinese History of the World
TGVN. Có thể được tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi trên khi nhìn lại lịch sử Trung Quốc. Michael Schuman, tác giả cuốn Superpower Interrupted: The Chinese History of the World) cho rằng, thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Với những người tìm kiếm lời giải cho câu hỏi trên, trong lịch sử, Trung Quốc từ lâu đã là một cường quốc, và những chính sách đối ngoại cũng như thực tiễn của các triều đại phong kiến Trung Quốc có thể là chỉ dấu để đánh giá về cách thức mà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng sức mạnh của mình vào thời điểm hiện tại và tương lai.

Xã hội Trung Quốc ngày nay, tất nhiên không giống như 100 năm, chưa kể là 1.000 năm trước. Song, thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trung Quốc sẽ là một cường quốc như thế nào ?
Thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 9/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định chính sách của Trung Quốc là phát triển hòa bình. Đúng là các triều đại của Trung Quốc đã có quan hệ ổn định trong thời gian dài với một số nước láng giềng ở Đông Á - không như Châu Âu, nơi các đế chế gần như thường xuyên trong tình trạng tranh đấu. Người Trung Quốc hiện đại thường thích so sánh các cuộc chinh phạt thuộc địa của Châu Âu vào thế kỷ 15 với hành trình ra Đại Tây Dương của tướng Trung Quốc Trịnh Hòa cùng hạm đội của mình, những người đã đi qua Ấn Độ Dương nhưng không thâu tóm bất cứ nước nào.

Tuy nhiên, bức tranh về một Trung Quốc ưa chuộng hòa bình này đã phớt lờ một thực tế rằng, các triều đại Trung Quốc gần như luôn trong tình trạng chiến tranh. Vào thời điểm đỉnh cao quyền lực, các hoàng đế Trung Quốc cũng là những người mang tư tưởng bành trướng. Nhà Hán và nhà Đường đã cho quân hành quân từ Trung Á đến bán đảo Triều Tiên. Nhà Tống phát động chiến tranh và tranh giành lãnh thổ với các nước đối thủ. Triều đại bành trướng nhất của Trung Quốc là nhà Thanh với sự chiếm giữ Tây Tạng và Tân Cương. Các hoàng đế nhà Thanh là người Mãn Thanh, một tộc người phương Bắc, nhưng những vùng đất họ chiếm được giờ đây được coi là một phần không thể tranh cãi của đại lục.

Những quốc gia mà Trung Quốc không hoặc không thể chiếm đóng thường bị hấp thụ vào thế giới của Trung Quốc thông qua một hệ thống ngoại giao, thương mại do các hoàng đế Trung Quốc kiểm soát. Những chính phủ khác phải cống nạp lễ vật cho Trung Quốc như một hình thức để thừa nhận vị thế của Trung Quốc, để sau đó các hoàng đế Trung Quốc coi họ là chư hầu. Việc hệ thống chư hầu đó có phải là nghi thức lỏng lẻo hay là chính sách đối ngoại nhất quán mà cho đến hiện nay vẫn đang là chủ đề bàn cãi của các nhà sử học.

Nhưng có thể thấy rõ rằng, Trung Quốc thường muốn áp đặt các quy tắc và thực tiễn ngoại giao của mình lên những nước mong muốn có quan hệ chính thức với Trung Quốc.

Nên coi đây là luật chơi trong quan hệ quốc tế ở Đông Á, do Trung Quốc chỉ định. Trật tự này không gặp phải nhiều sự kháng cự, chí ít là bởi những quốc gia lớn ở Đông Á. Không như Châu Âu, nơi các nước có sức mạnh ngang bằng nhau thường tranh giành lãnh thổ, thương mại và ảnh hưởng, Trung Quốc không có một đối thủ thực sự nào. Nhìn chung, các nước láng giềng buộc phải chấp nhận vị thế của Trung Quốc và theo quy tắc hành xử của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi phải đối mặt với thách thức, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng đến vũ lực. Ví dụ, nhà Tùy và nhà Đường đã bỏ ra hàng chục năm để cố gắng đánh bại vương quốc Koguryo hùng mạnh ở Triều Tiên. Vị tướng Zhang He của Trung Quốc đã phát động cuộc chinh phạt tới đảo Sumatra (nay là một phần của Indonesia) để chống lại một tiểu vương chư hầu. Khi Nhật Bản chiếm bán đảo Triều Tiên vào năm 1592, nhà Minh đã cử quân tới viện trợ cho Triều Tiên. Người Trung Quốc cũng áp đặt hệ thống của mình bằng những hình thức ép buộc khác - chẳng hạn như cấm giao thương đối với những người ngoại quốc bất tuân.

Vì vậy, cho dù Trung Quốc tuyên bố sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền, bành trướng, lịch sử cho thấy rằng, Trung Quốc từng sử dụng vũ lực hay biện pháp ép buộc đối với các nước khi có nước phản đối quyền lực của Trung Quốc. Điều này sẽ có hệ lụy đối với một số nước tại Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, và cả với Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh của mình.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ khôi phục một số khía cạnh của trật tự phong kiến cũ khi nước này mở rộng tầm ảnh hưởng. Trung Quốc sẵn sàng trừng phạt các nước nếu làm họ “phật ý”. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu từ Canada và Australia trong bối cảnh các cuộc tranh chấp gần đây; còn 3 năm trước, Trung Quốc đã trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc khi Seoul đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, điều mà Trung Quốc coi là mối đe dọa về an ninh.

(Còn tiếp)

Học giả Pháp: Khi Trung Quốc 'già đi', kinh tế thế giới cũng chịu hậu quả

Học giả Pháp: Khi Trung Quốc 'già đi', kinh tế thế giới cũng chịu hậu quả

TGVN. Trung Quốc sắp chứng kiến ​​sự già hóa dân số nhanh chóng và mạnh mẽ, trong giai đoạn từ năm 2020-2030. Hiện tượng này ...

WB kêu gọi Trung Quốc giảm nợ cho các nước nghèo

WB kêu gọi Trung Quốc giảm nợ cho các nước nghèo

TGVN. Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến do Trường Quản lý và Tài chính Frankfurt tổ chức, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới ...

Nghiên cứu quốc tế: Tỷ lệ đánh giá tiêu cực về Trung Quốc tăng kỷ lục tại nhiều nước

Nghiên cứu quốc tế: Tỷ lệ đánh giá tiêu cực về Trung Quốc tăng kỷ lục tại nhiều nước

TGVN. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) đưa ra ngày 6/10, quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đã ...

Nhật Bản, Mỹ bày tỏ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Nhật Bản, Mỹ bày tỏ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Ngày 8/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã có chuyến thăm tới căn cứ không quân Yokota của Lực lượng Mỹ ...

(Theo The Atlantic)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bão tuyết ở Thụy Điển khiến hơn 100 người nhập viện và va chạm xe hàng loạt

Bão tuyết ở Thụy Điển khiến hơn 100 người nhập viện và va chạm xe hàng loạt

Trận bão tuyết lớn tấn công miền Đông Thụy Điển ngày 15/2 gây ra hai vụ tai nạn giao thông lớn liên quan hàng chục phương tiện và hơn 100 ...
Giữa những cơn gió ngược, các nền kinh tế mới nổi nhóm họp bàn cách ứng phó, Pakistan và Saudi Arabia khám phá hướng đi khác

Giữa những cơn gió ngược, các nền kinh tế mới nổi nhóm họp bàn cách ứng phó, Pakistan và Saudi Arabia khám phá hướng đi khác

Các thống đốc ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính từ các nền kinh tế mới nổi sẽ nhóm họp tại Saudi Arabia.
Hai nạn nhân vụ lao xe vào đám đông ở Munich qua đời, Thủ tướng Đức cam kết thủ phạm phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất

Hai nạn nhân vụ lao xe vào đám đông ở Munich qua đời, Thủ tướng Đức cam kết thủ phạm phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất

Hai nạn nhân bị thương nặng trong vụ lao xe vào đám đông hôm 13/2 tại trung tâm thành phố Munich (München), miền Nam nước Đức, vừa qua đời ngày ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 17/2. Lịch âm hôm nay 17/2/2025? Âm lịch hôm nay 17/2. Lịch vạn niên 17/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/2/2025: Tuổi Ngọ công việc hiệu quả

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/2/2025: Tuổi Ngọ công việc hiệu quả

Xem tử vi 17/2 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/2/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 2/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 2/2025

Bảng giá xe hãng Honda của các dòng HR-V 2021, Civic 2021, Brio 2021, City 2021, Accord 2021, CR-V 2021, Civic Type R 2022, Civic 2022, Accord 2022, HR-V 2022, ...
Hai nạn nhân vụ lao xe vào đám đông ở Munich qua đời, Thủ tướng Đức cam kết thủ phạm phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất

Hai nạn nhân vụ lao xe vào đám đông ở Munich qua đời, Thủ tướng Đức cam kết thủ phạm phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất

Hai nạn nhân bị thương nặng trong vụ lao xe vào đám đông hôm 13/2 tại trung tâm thành phố Munich (München), miền Nam nước Đức, vừa qua đời ngày 15/2.
Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine có thể diễn ra ở Saudi Arabia, ông Trump làm Kiev bất ngờ, đồng minh NATO phật ý

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine có thể diễn ra ở Saudi Arabia, ông Trump làm Kiev bất ngờ, đồng minh NATO phật ý

Nhóm đàm phán của Tổng thống Trump có thể gặp các quan chức cấp cao của Nga tại Saudi Arabia để thảo luận chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Djibouti được bầu vào vị trí cao nhất của Liên minh châu Phi

Bộ trưởng Ngoại giao Djibouti được bầu vào vị trí cao nhất của Liên minh châu Phi

Bộ trưởng Ngoại giao Djibouti, đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, đánh dấu bước chuyển mới trong lãnh đạo tổ chức khu vực này.
Israel-Hamas hoàn tất đợt trao đổi mới, lệnh ngừng bắn sắp kết thúc giai đoạn đầu, Tel Aviv tiếp tục nhận ‘chống lưng’ từ Washington

Israel-Hamas hoàn tất đợt trao đổi mới, lệnh ngừng bắn sắp kết thúc giai đoạn đầu, Tel Aviv tiếp tục nhận ‘chống lưng’ từ Washington

Israel và Hamas đã hoàn tất đợt trao đổi con tin và tù nhân Palestine lần thứ sáu, khi chỉ còn hơn hai tuần nữa là giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn tại ...
Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Đây là chuyến thăm thứ hai của Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani tới Ấn Độ trong vòng 10 năm.
Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever trở thành Thủ tướng Bỉ.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Tiềm năng của ngoại giao thành phố vẫn chưa được khai thác đầy đủ, đặc biệt trong việc áp dụng phương pháp One Health.
Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ xung đột Nga-Ukraine, các nước EU đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng 'cuộc chia tay' khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.
Phiên bản di động