Nhỏ Bình thường Lớn

Trung Quốc sử dụng kiến trúc xanh thay thế máy điều hòa, thổi bay cái nóng nực của các tòa cao ốc mùa Hè

Trong những thiết kế kiến trúc hiện đại của người Trung Quốc, giếng trời đang xuất hiện trở lại ngày càng nhiều như một biện pháp thay thế cho các loại máy điều hòa.
Một giếng trời thời nhà Thanh. (Photo: Khách sạn Wuyuan Sky)
Một giếng trời trong ngôi nhà có kiến trúc thời nhà Thanh. (Nguồn: Khách sạn Wuyuan Sky)

Theo GNN (Good News Network), trước khi có điều hòa nhiệt độ, ở miền Nam Trung Quốc, mỗi ngôi nhà đều có một giếng trời, có tác dụng giúp không khí luôn mát mẻ, nhất là vào mùa Hè nóng nực.

Hoài niệm kiến trúc cổ xưa

Khi được hỏi về lý do gần đây giếng trời thu hút sự chú ý của người Trung Quốc, bà Vương Chính Phong, nghiên cứu sinh về môi trường tại Viện Nghiên cứu Khu vực thuộc Đại học Leiden ở Hà Lan, từng là kiến trúc sư nói rằng, đó là vì khoảng không gian này vừa là nơi gia đình tụ họp, sinh hoạt chung, có ý nghĩa về mặt nghi lễ. Thêm vào đó, có lẽ lối sống hiện đại trong những “khu rừng bê tông và kính” đã khơi dậy sự hoài niệm về kiến trúc bản địa của con người.

Tin liên quan
Nước tăng lực Red Bull Nước tăng lực Red Bull 'thống trị' Giải đua F1, nguy cơ làm hỏng tương lai giới trẻ?

Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung Quốc hiện nay đồng nghĩa với việc phần lớn cư dân sinh sống trong những căn hộ có điều hòa tại các tòa nhà nhiều tầng hay cao ốc.

Trước nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy xu hướng “carbon thấp” trong lĩnh vực xây dựng, một số kiến ​​trúc sư đã lấy cảm hứng từ giếng trời và các đặc điểm kiến ​​trúc truyền thống khác của Trung Quốc để giúp làm mát cho các tòa nhà kiểu mới. Đó là lý do kiến ​​trúc truyền thống, trong đó có chức năng của giếng trời đang dần được khôi phục.

Là khoảng trung gian giữa môi trường trong nhà và ngoài trời, giếng trời hoạt động như một “bộ đệm nhiệt”, che chắn sự nóng nực hiệu quả. Hiệu ứng làm mát này càng trở nên rõ ràng hơn nếu có nước chảy vào. Nước bay hơi làm mát khí nóng của môi trường. Nghiên cứu năm 2021 cho thấy, các giếng trời có khả năng làm mát hơn từ 2,6-4,3 độ so với bên ngoài.

Kể từ năm 2013 tới nay, chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, chỉ thị, thúc đẩy xây dựng các tòa nhà xanh giúp tiết kiệm tài nguyên và thải ra ít ô nhiễm hơn, khiến việc đưa giếng trời trở về lối kiến trúc đương đại có vai trò quan trọng.

Không khí nóng trong nhà bốc lên và thoát ra ngoài qua lỗ giếng trời, hoạt động như một ống khói (Nguồn: Như Linh)
Không khí nóng trong nhà bốc lên và thoát ra ngoài qua lỗ giếng trời, hoạt động như một ống khói. (Nguồn: GNN)

Hữu ích với đời sống hiện đại

Các kiến trúc sư hiện đang dựa vào cách hoạt động của giếng trời để thiết kế các tòa nhà mới nhằm tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn như ở công trình của Trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật xe hạng nặng quốc gia ở thành phố Tế Nam phía Đông Trung Quốc.

Theo các kiến trúc sư từ tập đoàn CCDI có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, tòa tháp gồm 18 tầng có tường kính, được hoàn thành vào năm ngoái, có giếng trời khổng lồ ở giữa, trải dài từ tầng 5 trở lên. Các thang máy, nhà vệ sinh và phòng họp đều nằm xung quanh khu vực này, giúp cải thiện ánh sáng và thông gió của vùng trung tâm, đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể.

Tại quận Kê Tây ở Tuyên Thành, Huệ Châu, địa điểm của tòa thị chính cũ đã được tân trang lại vào năm 2013 để trở thành một bảo tàng. Tòa nhà này hòa hợp với môi trường xung quanh là các kiến trúc theo phong cách Huệ Châu có xây dựng giếng trời, giúp mang luồng không khí vào bên trong và bảo tồn một số cây cổ thụ trong vùng.

Bên cạnh đó, một ngôi làng du lịch ở Tứ Xuyên, nổi tiếng với mùa Hè nóng ẩm, có hàng loạt ngôi nhà mang kiến trúc hình tròn với giếng trời và mái hiên lớn.

Một số tòa nhà chọc trời sử dụng nguyên tắc thông gió của giếng trời để cải thiện luồng không khí mà không cần xây dựng sân trong. Ví dụ như, tòa tháp TBA Đông Quan 68 tầng ở tỉnh Quảng Đông mang luồng không khí tự nhiên đến mọi tầng bằng các ống dẫn khí hoạt động tương tự như giếng trời.

Một giếng trời khổng lồ tại trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật phương tiện hạng nặng quốc gia ở thành phố Tế Nam, miền đông Trung Quốc. (Nguồn: CCDI Group)
Một giếng trời khổng lồ tại trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật phương tiện hạng nặng quốc gia ở thành phố Tế Nam, miền Đông Trung Quốc. (Nguồn: CCDI Group)

Tổng giám đốc của tòa tháp chia sẻ với báo địa phương rằng bằng cách sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên như giếng trời có thể giữ cho nhiệt độ của tòa nhà thoải mái vào mùa Xuân và mùa Thu.

Tuy vậy, theo bà Vương Chính Phong, vẫn tồn tại một số thách thức khi đưa giếng trời vào các thiết kế hiện đại. Bà cho rằng, giếng trời truyền thống có các hình dạng, kích thước và tính năng khác nhau, phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên xung quanh (ví dụ như lượng ánh sáng mặt trời hoặc lượng mưa trong khu vực) nên việc thêm giếng trời vào các tòa nhà hiện đại đòi hỏi các nhà thiết kế phải để ý rất kỹ bối cảnh và tình hình của dự án. Điều này khiến việc áp dụng giếng trời một cách phổ quát trở nên khó khăn.

“Trong khi đó, ánh sáng nhân tạo, máy điều hòa và nguồn cung cấp nước đã trở nên sẵn có đến mức chúng ta phụ thuộc vào chúng mà không màng đến chi phí môi trường", bà nói thêm, "sự bền vững của các công trình sẽ khó đạt được nếu chúng ta chỉ học vẹt quá khứ mà không cân nhắc tới các hành vi hiện tại”.

Mỹ cân nhắc duy trì các biện pháp áp thuế với hàng hóa Trung Quốc

Mỹ cân nhắc duy trì các biện pháp áp thuế với hàng hóa Trung Quốc

Một số chuyên gia thương mại Mỹ cho rằng, ba tháng cuối năm có thể là thời điểm chính phủ Mỹ hoàn tất đánh giá ...

Việt Nam trong trái tim kiến trúc sư Tây Ban Nha

Việt Nam trong trái tim kiến trúc sư Tây Ban Nha

Có sự nghiệp nổi tiếng thế giới, kiến trúc sư Salvador Pérez Arroyo lại chọn Việt Nam là nơi sinh sống và làm cầu nối ...

Độc đáo tranh tường 'Dấu ấn kiến trúc Việt Nam-Australia' kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao

Độc đáo tranh tường 'Dấu ấn kiến trúc Việt Nam-Australia' kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao

Chào mừng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy tác giả Con đường Gốm sứ ...

Tìm hiểu kiến trúc Pháp-Đông Dương từ góc nhìn di sản

Tìm hiểu kiến trúc Pháp-Đông Dương từ góc nhìn di sản

Ngày 22/7, Tọa đàm “Kiến trúc Pháp - Đông Dương: Từ góc nhìn di sản” đã được Viện Pháp Việt Nam tổ chức tại Trung ...

Công trình kiến trúc Điện Kiến Trung sẽ hoàn thiện tu bổ, phục hồi vào cuối năm 2023

Công trình kiến trúc Điện Kiến Trung sẽ hoàn thiện tu bổ, phục hồi vào cuối năm 2023

Điện Kiến Trung là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và quan trọng nằm trên trục thần đạo của khu Tử cấm ...

(lược dịch)