Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Hiền Lương
“Cú sốc" từ những chính sách mới của Tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, cũng như địa chính trị toàn cầu. Và sự thật là Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong mục tiêu phát triển kinh tế nội địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên (*), chuyên gia hàng đầu về kinh tế chính trị Trung Quốc và là cố vấn của chính phủ nước này, đã phân tích những biến động lớn trên cục diện quốc tế, tác động của phong trào MAGA (Make America Great Again – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại) và chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh. Đáng chú ý, những luận điểm này đã phần nào được đề cập trong kỳ họp Lưỡng hội năm 2025, diễn ra từ ngày 4-10/3 vừa qua.

Chuyển biến trong tư tưởng chính trị nội bộ

Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, trong bối cảnh này, không thể bỏ qua những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân và sự cần thiết của việc tạo ra một môi trường thông thoáng, giảm bớt quy định đối với khu vực này.

Do đó, vị chuyên gia kỳ cựu cho rằng Trung Quốc nên học hỏi từ Mỹ trong việc nới lỏng quy định đối với doanh nghiệp, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp tư nhân không gian phát triển. Ông cũng chỉ rõ, hiện nay, Trung Quốc vẫn còn quá nhiều quy định hạn chế trong các lĩnh vực như công nghệ cao, dược sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet, trong khi Mỹ lại đang đi theo chiều ngược lại.

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với 'Trump 2.0'
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên là chuyên gia hàng đầu về kinh tế chính trị Trung Quốc và là cố vấn của chính phủ nước này. (Nguồn: Baidu)

Nếu không nới lỏng các ràng buộc đối với chính quyền địa phương mà tiếp tục siết chặt, việc xây dựng một hệ thống quản lý có trách nhiệm sẽ trở nên khó khăn. Đây cũng là lý do Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên bày tỏ đồng tình với các cải cách mà tỷ phú Elon Musk đề xuất, dù nhiều ý tưởng chưa được giới tinh hoa Mỹ chấp nhận vì ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Hơn hết, Tổng thống Donald Trump đã tiến hành tinh giảm bộ máy hành chính mà ông gọi là “nhà nước ngầm” – “một hệ thống bị cáo buộc tham nhũng nhưng vẫn khoác lên mình danh nghĩa dân chủ và tự do”.

“Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ thực chất là cuộc đua về hiệu quả quản trị và ở khía cạnh này, tỷ phú Elon Musk không sai khi nhấn mạnh vai trò của cải cách. Chúng ta không nên đánh giá thấp những thay đổi mà ông đang thúc đẩy”, Giáo sư nhận định.

Khi được hỏi làm thế nào để Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn trước “cú sốc" từ chính sách mới của ông chủ Nhà Trắng, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên khẳng định, nước này “cần bình tĩnh và kiên nhẫn”. Nếu ông Trump áp đặt mức thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ cũng sẽ chịu thiệt hại đáng kể do lạm phát tăng cao, trong khi quá trình tái công nghiệp hóa chưa đủ để thay thế nguồn cung từ đất nước tỷ dân. Theo ông, Trung Quốc có thể phản ứng theo kiểu “Thái cực quyền”: Thay vì đáp trả ngay lập tức, cần quan sát và đánh giá tình hình.

Đồng thời, Bắc Kinh cần cân nhắc khả năng đạt được thoả thuận với Washington vì MAGA vẫn là ưu tiên hàng đầu của ông Trump. Do vậy, các công ty Trung Quốc có thể cân nhắc mở rộng chuỗi cung ứng và công nghiệp nhằm bao phủ thị trường Mỹ, EU và Đông Nam Á bằng cách thành lập các nhà máy tại đó, thay vì chỉ tập trung vào việc xuất khẩu sản phẩm.

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với 'Trump 2.0'
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cho rằng, Trung Quốc nên học hỏi từ Mỹ trong việc nới lỏng quy định đối với doanh nghiệp, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp tư nhân không gian phát triển. (Nguồn: SCMP)

Đấu pháp mới trong cạnh tranh nước lớn

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cho biết, nếu đối với ông Biden, quan hệ Mỹ-Trung là một cuộc chơi mang tính ý thức hệ thì dưới thời Tổng thống Trump, "mối tình" giữa hai ông lớn này có thể được ví như đồng USD so với đồng Nhân dân tệ. Do đó, muốn thực hiện một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc cần chốt tỷ giá hối đoái để mặc cả thương lượng. Bởi đối với ông Trump, mọi thứ đều là phương tiện, đều có thể quy đổi ra tiền.

Trong bối cảnh này, Bắc Kinh sẽ cần phải xem xét nội bộ Mỹ, quan sát động thái của vị Tổng thống và áp dụng đấu pháp “Thái cực quyền”. Thay vì phản ứng ngay lập tức khi đối phương tung ra một cú đấm, Trung Quốc nên quan sát trước.

Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, bất cứ khu vực nào là trung tâm của nền kinh tế thế giới đều trở thành điểm nóng của tranh chấp địa chính trị. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, có các báo cáo truyền thông cho rằng, cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã đề xuất Mỹ liên kết với Nga để đối trọng với Trung Quốc. Và quan điểm nhất quán trong nội bộ nước Mỹ rằng, Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh và là kẻ thù chính vẫn chưa thay đổi (từ năm 2017 đến nay).

Make America Great Again (MAGA) là khẩu hiệu chính trị nổi bật của Mỹ, phổ biến qua các chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của ông Donald Trump vào năm 2016 và 2024. Khẩu hiệu này có nguồn gốc từ chiến dịch của Ronald Reagan năm 1980, nhưng được ông Trump sử dụng rộng rãi, trở thành biểu tượng cho phong trào chính trị của mình.

Ngoài vai trò là khẩu hiệu tranh cử, MAGA còn đại diện cho cơ sở chính trị của Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông. Cụm từ này cũng lan rộng trong văn hóa đại chúng, xuất hiện trong nghệ thuật, giải trí và chính trị, được sử dụng bởi cả những người ủng hộ lẫn phản đối ông.

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên chỉ rõ, không bao giờ có chuyện một cường quốc có thể đánh bại cường quốc khác, mà luôn là một quốc gia tự đánh bại chính mình. Sự sụp đổ của Liên Xô về cơ bản không phải là do Washington, mà là do nước này không cải cách và phát triển kinh tế. Mỹ chỉ là một phần của bối cảnh bên ngoài của sự sụp đổ của Liên Xô.

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với 'Trump 2.0'
Muốn thực hiện một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc cần chốt tỷ giá hối đoái để mặc cả thương lượng. (Nguồn: Taylor's University)

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy lực lượng sản xuất chất lượng mới nhằm thoát khỏi bẫy công nghệ trung gian (middle technology trap). Bởi lẽ, bất cứ nền kinh tế nào, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ khó trở thành quốc gia phát triển nếu không có nâng cấp, đổi mới công nghệ. Quá trình phát triển công nghệ của Trung Quốc đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hệ thống hiện tại chưa được cải cách đầy đủ, hoặc các cải cách vẫn chưa đủ sâu rộng. Những cải cách này là điều tất yếu, nếu không, nguồn lực và nhân tài sẽ tiếp tục chảy sang Mỹ.

Về xung đột Ukraine, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên nhận định, nếu Washington và Moscow đạt được một thỏa thuận, phản ứng của châu Âu có thể tạo ra những biến số mới trong cục diện địa chính trị. Sự trỗi dậy của phe cánh hữu ở Mỹ có thể kéo theo một làn sóng tương tự ở “lục địa già”, đẩy thế giới vào một giai đoạn biến động khó lường.

Tuy nhiên, đó chỉ là kịch bản tồi tệ nhất. Cũng không thể loại trừ khả năng Mỹ vẫn cân nhắc lợi ích của EU và Ukraine trong bất cứ thỏa thuận hòa bình nào. Ngay cả khi NATO không trực tiếp tham gia, châu Âu vẫn có thể tiếp tục hỗ trợ Kiev, thậm chí thảo luận về việc triển khai quân dưới danh nghĩa riêng nếu liên minh này không ra mặt. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc không nên bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán và có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình tái thiết hậu xung đột.

Tin liên quan
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Dù ông chủ Nhà Trắng có thể tìm cách hòa hoãn với Moscow nhằm tập trung đối phó Trung Quốc, việc Washington chuyển hướng chiến lược sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng sẽ mang lại lợi ích cho Nga.

Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ-Nga vốn bị chi phối bởi sự cạnh tranh kéo dài hàng thế kỷ và những mâu thuẫn lịch sử, khiến mức độ tin cậy giữa hai bên vẫn là dấu hỏi lớn. Ngay cả khi quan hệ được cải thiện, khả năng hình thành một liên minh thực sự giữa hai nước vẫn rất mong manh, bởi Mỹ sẽ không chấp nhận một đối thủ mạnh xuất hiện trong khối của mình.

Tương lai Trung Quốc và trật tự thế giới

Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, Trung Quốc có tiềm năng, có nguồn lực, nguồn nhân lực dồi dào, hơn hết là có cơ hội, có khả năng để định hình trật tự thế giới. Sự phát triển của các mô hình AI như Deepseek cho thấy năng lực đổi mới của Trung Quốc, giúp đất nước tỷ dân củng cố vị thế trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu.

Tuy nhiên, để thực sự thay thế khoảng trống quyền lực nếu Mỹ thu hẹp ảnh hưởng, Bắc Kinh cần đảm bảo ba yếu tố cốt lõi: nguồn tài chính khổng lồ, khả năng thuyết phục các quốc gia khác và tính bền vững trong chiến lược dài hạn. Ngoài ra, Trung Quốc cần rút kinh nghiệm từ bài học bá quyền của Mỹ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Ông cũng bày tỏ sự đồng tình với hệ thống “triều cống” của Trung Quốc, giúp nước này dẫn dắt mà không tự ràng buộc quá mức. Mô hình này có thể thích hợp để xây dựng luật chơi và tập hợp lực lượng trên trường quốc tế.

“Hệ thống “triều cống” mang tính linh hoạt, vận hành dựa trên nguyên tắc không làm xáo trộn trật tự địa phương hiện có, tập trung vào thương mại và giao thương (tương tự như Con đường tơ lụa) và tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên chia sẻ.

Bên cạnh đó, "cú sốc Trump" có thể gây ra những xáo trộn lớn đối với nền kinh tế và địa chính trị toàn cầu một cách nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến thương mại quốc tế. Bắc Kinh cần theo dõi chặt chẽ những diễn biến này và chủ động ứng phó.

Với tiềm lực thị trường nội địa rộng lớn, Trung Quốc cần tận dụng cơ hội để định hình lại hệ thống thương mại toàn cầu theo hướng có lợi cho mình. Ngoài ra, một cuộc chiến tài chính nhằm vào Trung Quốc sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi toàn cầu. Trước thực tế này, nhiều quốc gia đã bắt đầu thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ, góp phần đẩy nhanh quá trình "phi USD hóa".

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với 'Trump 2.0'
Dù còn nhiều thách thức nhưng dường như Trung Quốc nhìn nhận “cú sốc Trump” lần này là thời cơ để thay thế vai trò lãnh đạo, định hình lại vị thế toàn cầu. (Nguồn: Taylor's University)

Trong những năm tới, quyền lực quốc tế sẽ có sự tái sắp xếp và phân mảnh đáng kể dưới tác động của Tổng thống Donald Trump. Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên nhấn mạnh, Ấn Độ là nước tham vọng nhất trong số những các quốc gia đang phát triển. Nước này đặt mục tiêu thay thế Nga để hình thành thế tam cực Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ, đồng thời củng cố vai trò trong Nhóm 77 và Nam bán cầu. Khi bắt kịp Bắc Kinh, nhiều khả năng New Delhi sẽ đối mặt với những xung đột lợi ích với phương Tây, tương tự như những gì đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.

Có quan điểm cho rằng, Mỹ sẽ rút lui khỏi Trung Đông và châu Âu nhằm tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đánh giá này có phần sai lầm, bởi lợi ích chiến lược của Mỹ vẫn gắn chặt với châu Âu và Trung Đông. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Washington có thể theo đuổi chính sách đối đầu với Trung Quốc song khó có khả năng phát động một cuộc xung đột trực tiếp vì Philippines hay bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực.

Có thể nói, dù còn nhiều thách thức, Trung Quốc nhìn nhận “cú sốc Trump” lần này là thời cơ để thay thế vai trò lãnh đạo, định hình lại vị thế toàn cầu. Từ đó, đẩy nhanh quá trình cải cách, hiện đại hóa, tập trung nguồn lực nhằm phát huy vai trò trung tâm trong trật tự thế giới mang bản sắc Trung Quốc. Thành công của chiến lược này sẽ phụ thuộc vào khả năng duy trì sự ổn định trong nước, mở rộng ảnh hưởng quốc tế và thích ứng linh hoạt trước những biến động địa chính trị ngày càng khó lường.


(*) Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên là một trong những học giả hàng đầu về chính trị Trung Quốc. Công trình nghiên cứu của ông chủ yếu tập trung vào Trung Quốc đương đại, đặc biệt là chính trị, quá trình chuyển đổi của đất nước và quan hệ đối ngoại.

Singapore tăng cường hợp tác với Trung Quốc, lên kế hoạch ứng phó biến động

Singapore tăng cường hợp tác với Trung Quốc, lên kế hoạch ứng phó biến động

Singapore đang tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác với Trung Quốc nhân kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao giữa ...

Lý do ông Trump không 'nương tay' với Mexico và Canada, Trung Quốc cũng bị 'gọi tên'

Lý do ông Trump không 'nương tay' với Mexico và Canada, Trung Quốc cũng bị 'gọi tên'

Trong thông báo mới nhất đăng tải trên mạng xã hội Truth Social ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, các mức thuế ...

Hàn Quốc đẩy mạnh tiếp xúc với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump

Hàn Quốc đẩy mạnh tiếp xúc với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chính phủ Hàn Quốc đang đẩy nhanh các hoạt động tiếp xúc chính thức cấp chính phủ với Mỹ nhằm bảo đảm sự kết nối ...

Triều Tiên tiếp tục phản ứng với tập trận chung Mỹ-Hàn, im ắng về vụ phóng loạt tên lửa, chính quyền Tổng thống Trump tỏ rõ quan điểm

Triều Tiên tiếp tục phản ứng với tập trận chung Mỹ-Hàn, im ắng về vụ phóng loạt tên lửa, chính quyền Tổng thống Trump tỏ rõ quan điểm

Ngày 11/3, truyền thông Triều Tiên tiếp tục đưa ra những thông điệp phản đối cuộc tập trận chung thường niên mang tên Freedom Shield ...

Đọc thêm

Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã tới thăm, động viên đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng ...
Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Nếu lịch sử lặp lại, Arsenal sẽ có rất ít cơ hội lọt vào trận chung kết Champions League sau thất bại trước PSG trong trận bán kết lượt đi.
Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam tại Brazil: Đại thắng Xuân 1975 là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của nhân loại

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam tại Brazil: Đại thắng Xuân 1975 là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của nhân loại

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là kết quả của khát vọng hòa bình, ý chí độc lập, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn ...
HLV Arteta: Arsenal có cơ hội lớn vào chung kết Champions League

HLV Arteta: Arsenal có cơ hội lớn vào chung kết Champions League

Bất chấp thất bại ở lượt đi, HLV Arteta vẫn khẳng định Arsenal đang nắm cơ hội lớn để góp mặt ở chung kết Champions League.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 1/5/2025, Lịch vạn niên ngày 1 tháng 5 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 1/5/2025, Lịch vạn niên ngày 1 tháng 5 năm 2025

Lịch âm 1/5. Lịch âm hôm nay 1/5/2025? Âm lịch hôm nay 1/5. Lịch vạn niên 1/5/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2025: Tuổi Tý chi tiêu hạn chế

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2025: Tuổi Tý chi tiêu hạn chế

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Trung Quốc hối kiềm chế, LHQ đề xuất hòa giải, Thủ tướng Ấn Độ để quân đội tự do hành động trong đáp trả khủng bố

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Trung Quốc hối kiềm chế, LHQ đề xuất hòa giải, Thủ tướng Ấn Độ để quân đội tự do hành động trong đáp trả khủng bố

Giữa lúc căng thẳng Ấn Độ-Pakistan vẫn leo thang sau vụ tấn công khủng bố tại Kashmir.
Israel ra điều kiện tiên quyết để đổi lấy ngừng bắn 5 năm ở Dải Gaza, LHQ lo lắng viện trợ nhân đạo thành 'công cụ quân sự'

Israel ra điều kiện tiên quyết để đổi lấy ngừng bắn 5 năm ở Dải Gaza, LHQ lo lắng viện trợ nhân đạo thành 'công cụ quân sự'

Các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza vẫn đang tiếp diễn tại Cairo dưới sự trung gian của Ai Cập, Qatar và Mỹ.
Một nước cam kết xây dựng quan hệ với Nga 'gắn kết hơn cả quốc gia thống nhất'

Một nước cam kết xây dựng quan hệ với Nga 'gắn kết hơn cả quốc gia thống nhất'

Tổng thống Belarus và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện quyết tâm đưa mối quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 'đang cứu Ukraine', Nga khẳng định nhiều lần đề nghị đàm phán trực tiếp

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 'đang cứu Ukraine', Nga khẳng định nhiều lần đề nghị đàm phán trực tiếp

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, ông đang làm điều có ích là cứu Ukraine ra khỏi xung đột với Nga.
Quân đội đối mặt 'bài toán' suy giảm binh sĩ nghiêm trọng, Anh thử nghiệm 'lời giải' mới

Quân đội đối mặt 'bài toán' suy giảm binh sĩ nghiêm trọng, Anh thử nghiệm 'lời giải' mới

Anh có thể sẽ mất tới ba năm để số lượng binh sĩ trong quân đội nước này bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Đại sứ tại Trung Quốc theo đề cử của Tổng thống Donald Trump

Thượng viện Mỹ phê chuẩn Đại sứ tại Trung Quốc theo đề cử của Tổng thống Donald Trump

Ngày 29/4, Thượng viện Mỹ đã thông qua quyết định bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ David Perdue làm tân Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Phiên bản di động