TIN LIÊN QUAN | |
Tái khởi động nền kinh tế Trung Quốc bằng cách phát tiền mặt cho người dân? | |
Trung Quốc: “Thiên nga đen” thời hậu Covid-19? |
Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc vẫn đứng trước nguy cơ lạm phát. (Nguồn: USA Today) |
Tính trung bình 4 tháng đầu năm 2020, CPI của Trung Quốc tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, trong tháng 4, một số mặt hàng dịch vụ giảm giá như phí giao thông và thông tin liên lạc giảm 4,9%, giá quần áo (0,4%), giá nhà (0,3%). Đóng góp gần 60% mức giảm lạm phát đến từ nhóm ngành khai thác và chế biến nhiên liệu, sản xuất hóa chất.
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc vẫn đứng trước nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận thấy, giai đoạn CPI tăng cao của Trung Quốc đã qua. Dự kiến CPI trong quý III sẽ tăng khoảng 3% và quý IV tăng 1,7%.
Về chỉ số giá sản xuất (PPI), trong tháng 4, PPI giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 5/2016 và thấp hơn đáng kể so với dự báo của trang Bloomberg trước đó là khoảng 2,5%. Tính trung bình 4 tháng đầu năm 2020, PPI giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho rằng, PPI giảm do sự sụt giảm của giá dầu thô và giá hàng hóa toàn cầu. Nguyên nhân chỉ số PPI giảm sâu có thể do áp lực đối với nền kinh tế trong và ngoài nước đã khiến các nhà sản xuất không thể tính giá như mong muốn đối với sản phẩm của mình.
Việc các chỉ số CPI và PPI chững lại đã cho thấy, lượng cầu thấp của nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi Chính phủ Trung Quốc đang hy vọng lượng cầu trong nước sẽ tăng nhanh để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng bất ổn, những con số trên cho thấy có thể Trung Quốc sẽ cần có các biện pháp kích thích kinh tế.
Chuyên gia phân tích Julian Evans-Pritchard thuộc Capital Economics cho rằng, các con số PPI và CPI trong tháng 4 phù hợp với minh chứng rằng lượng cầu hiện vẫn rất thấp và hồi phục chậm hơn lượng cung; chỉ số PPI suy yếu cho thấy, có thể trong tháng 4 những khó khăn về tài chính đối với các hãng công nghiệp vẫn chưa được giải quyết.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cuối tuần qua đã cam kết sẽ đẩy mạnh hỗ trợ chính sách để khắc phục thiệt hại kinh tế, nhưng vẫn chần chừ không muốn triển khai gói cứu trợ quy mô lớn như thời kỳ khủng hoảng năm 2008.
Ông Evans-Pritchard cho rằng, với điều kiện việc làm suy yếu cùng với sự giảm mạnh nhu cầu từ bên ngoài nhiều khả năng sẽ còn tạo áp lực lên giá của bên cầu thêm một thời gian nữa; bên cạnh đó, giá thực phẩm và năng lượng nhiều khả năng cũng sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới, khiến lạm phát giảm theo, điều này sẽ loại bỏ được những quan ngại của PBOC về tác động của biện pháp tiền tệ đối với lạm phát.
Về tình hình việc làm, Thanh niên nhật báo (Đài Loan) ngày 12/5 đưa tin, một nghiên cứu kinh tế của Trung Quốc cho biết, đến cuối tháng 3, Trung Quốc có hơn 80 triệu người không có việc làm, có nghĩa là gần 10% dân số lao động thất nghiệp; thêm vào đó năm 2020 dự kiến có 8,7 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp, tình hình thất nghiệp sẽ càng nghiêm trọng; các địa phương ở Trung Quốc đã bắt đầu nổ ra hoạt động kháng nghị, bao gồm công nhân kháng nghị chưa được trả lương, nhân viên y tế tuyến đầu yêu cầu giới chức chi trả lương và trợ cấp bị trì hoãn mấy tháng nay.
Trong một tin khác, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (Sinopec) cho biết, mỏ khí đá phiến Bồi Lăng (Fuling Shale gas Fileld) có sản lượng tích lũy vượt 30 tỷ m3. Đây là mỏ khí đá phiến thương mại quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc và là một trong 3 nguồn khí chính của đường ống khí đốt Tứ Xuyên, có thể cung cấp năng lượng cho 70 thành phố lớn và vừa ở miền Trung và Đông Trung Quốc.
Từ đầu năm 2020 đến nay, để bảo đảm cung cấp khí đốt cho các doanh nghiệp dọc khu kinh tế Trường Giang duy trì sản xuất, mỏ khí đá phiến Bồi Lăng đã phát động Kế hoạch “100 ngày công kiên, tạo hiệu quả”, liên tục phá vỡ kỷ lục của chu trình chiết tách khí đốt từ đá phiến. Hơn 2,1 tỷ m3 khí đốt đã được chuyển đến các tỉnh/thành dọc theo vành đai kinh tế Trường Giang thông qua đường ống khí đốt Sinopec Tứ Xuyên.
Kinh tế Trung Quốc sẽ thế nào khi 'đi trước một bước' trong cuộc đua hậu Covid-19? TGVN. Trung Quốc đang đi trước thế giới một bước trong cuộc đua phục hồi hậu Covid-19, song việc khởi động lại con tàu kinh ... |
Hậu dịch Covid-19, cú sốc kinh tế thứ hai đối với Bắc Kinh có ‘hình thù’ thế nào? TGVN. Vào cuối tháng trước, các doanh nghiệp Trung Quốc còn lo lắng khi các đơn hàng nội địa bị hủy do lệnh phong tỏa. ... |
Covid-19 rồi sẽ qua nhưng triển vọng phục hồi kinh tế không như Trung Quốc mong muốn TGVN. Phần lớn doanh nghiệp Trung Quốc đã vận hành trở lại sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở quốc gia này. Tuy ... |