TIN LIÊN QUAN | |
Phó Tổng thống Ấn Độ sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak | |
Thủ tướng Nepal và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam |
Phát biểu tại buổi họp báo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Tổ chức Quốc gia Vesak 2019 cho biết, Vesak 2019 sẽ diễn ra từ 12-14/5 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Đây là lần thứ ba Đại lễ Vesak được tổ chức tại Việt Nam, sau năm 2008 (Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội) và 2014 (chùa Bái Đính, Ninh Bình).
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định, Đại lễ Vesak được tổ chức rất thành công hai lần trước đây đã khẳng định công tác chuẩn bị kỹ càng, công phu của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, GHPGVN và sự tin tưởng của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong việc tổ chức các sự kiện lớn, có tầm vóc.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: T.P) |
Đại lễ Vesak năm nay sẽ đón khoảng 1.650 đại biểu quốc tế trong đó có các vị tăng vương, tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái, nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, nhân sĩ trí thức, học giả Phật giáo... đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đại lễ là cơ hội gặp gỡ và giao lưu trao đổi giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo, truyền bá thông điệp của Đức Phật cho nhân loại về hòa bình, hòa hợp, tiến bộ và phát triển.
Tại buổi họp báo, Hòa thượng Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký GHPGVN, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Vesak 2019 vui mừng thông báo Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan… sẽ tham dự Đại lễ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự buổi khai mạc và có bài phát biểu tại đây.
Bên cạnh đại biểu quốc tế, dự kiến sẽ có khoảng 20.000 đại biểu trong nước có mặt tại Đại lễ Vesak 2019. Trong khuôn khổ sự kiện có nhiều hoạt động văn hóa tâm linh được tổ chức tại khu vực chùa Tam Chúc (Điện Tam Thế, Điện Thích Ca, Điện Quan Âm, Quảng trường Tam Quan), gồm: Lễ tắm Phật truyền thống; Đàn lễ cầu siêu dương thái, quốc thái dân an, đất nước hội nhập phát triển theo nghi lễ Phật giáo truyền thống đặc trưng ba miền Bắc, Trung, Nam; Đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới…
Trung tâm Hội nghị Quốc tế Tam Chúc (tòa nhà thủy đình) vừa được hoàn thiện để kịp phục vụ Đại lễ Vesak 2019. (Ảnh: T.P) |
Bày tỏ niềm vinh dự được chọn là nơi tổ chức Đại lễ Vesak 2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Bùi Quang Cẩm cho biết, đến thời điểm này, các công trình tại Khu du lịch Tam Chúc phục vụ Đại lễ đã và đang được hoàn thiện khẩn trương gồm: tuyến đường xung quanh hồ Tam Chúc, tuyến đường đi chùa Hương, trồng cây xung quanh hồ; kè, tôn nền làng Việt cổ, đình Tam Chúc và xung quanh hồ. Các hạng mục công trình kiến trúc tâm linh cũng đã cơ bản hoàn thành, đặc biệt là khu vực Điện Tam Thế, chùa Ngọc, đền Mẫu, đình Tam Chúc, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Thủy Đình, vườn Kinh, nhà Tổ, hành lang đi bộ từ cổng Tam Quan lên điện Tam Thế…
Ngoài ra, điều kiện về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, hệ thống thông tin liên lạc, wifi miễn phí được tích cực chủ động chuẩn bị. Các chương trình khai mạc, bế mạc, chương trình nghệ thuật khai mạc, bế mạc, giao hưởng “Hào quang giác ngộ”; giao lưu nghệ thuật quốc tế đêm khai mạc 12/5 và màn bắn pháo hoa cũng sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1.
Cờ các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã được treo trang trọng tại Tam Chúc. (Ảnh: T.P) |
“Công tác hậu cần ẩm thực tại Đại lễ cũng được chú trọng với hàng nghìn Phật tử và tình nguyện viên từ khắp các địa phương tham gia phục vụ. Ban Tổ chức đã phân khu riêng biệt rộng hơn 4.000m² dành riêng cho đầu bếp và chế biến nấu các món chay. Một khu nhà ăn rộng 3.200m² dành cho tiệc buffet mời các đại biểu chính thức thức trong suốt 3 ngày diễn ra Đại lễ. Các Phật tử và nhân dân tham dự Đại lễ sẽ được BTC phát cơm hộp miễn phí tại khu vực Chùa Tam Chúc”, Hòa thượng Thích Đức Thiện nói.
Ban Tổ chức cũng nhấn mạnh, Vesak 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định truyền thống lịch sử, giá trị nhân bản của Phật giáo, một tôn giáo hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đồng thời, Đại lễ nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, văn hóa truyền thống và lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam với các đại biểu quốc tế; phát triển tiềm năng du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển hợp tác toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị Đại lễ Vesak 2019 Đúng 3 tháng trước thời điểm diễn ra Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về công tác tổ chức Đại lễ Vesak 2019 Chiều nay (5/12), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc về công tác tổ chức ... |
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 đã thành công tốt đẹp Sau 3 ngày diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình đã nhận ... |