Truyền tải rộng rãi và hiệu quả hình ảnh và giá trị văn hóa Việt Nam

HUYỀN TRÂM
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, ngoại giao văn hóa là một trụ cột quan trọng của công tác đối ngoại, góp phần nâng tầm và làm lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Theo dõi TGVN trên
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam: Những thành quả 2021 và định hướng công tác 2022
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng năm 2022. (Nguồn: Ban tổ chức)

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Cùng với đó, Tổng Bí thư cũng chỉ đạo phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, mỗi người dân, chủ thể đều là những nhà “Đại sứ văn hóa” với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh ngoại giao văn hóa đang trở thành một chiến dịch của toàn Đảng, toàn dân, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Việt Nam, đã chia sẻ về vai trò quan trọng của ngoại giao văn hóa và chỉ ra phương hướng triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

Xin Thứ trưởng đánh giá vai trò của ngoại giao văn hóa trong việc lan tỏa giá trị văn hóa, con người Việt Nam và quảng bá hình ảnh quốc gia?

Để bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, cộng đồng thế giới hiểu về đất nước, văn hóa, con người và chủ trương, chính sách tiến bộ của Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh và sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Ngoại giao văn hóa là một trụ cột quan trọng của công tác đối ngoại tham gia vào nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Thời gian qua, các hoạt động ngoại giao văn hóa được triển khai bài bản, rộng khắp với sự tham gia của nhiều chủ thể bao gồm các bộ, ngành, địa phương, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người dân, doanh nghiệp; triển khai trên diện rộng cả trong và ngoài nước; hướng đến các đối tượng đa dạng: chính giới, nhân dân thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ngoại giao đoàn và người nước ngoài ở Việt Nam dưới nhiều hình thức phong phú.

Các hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần hoàn thành các mục tiêu đối ngoại, đồng thời tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của con người Việt Nam; nâng tầm và làm lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ tham gia chương trình Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ tham gia chương trình Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Trong năm 2021, ngoại giao văn hóa của Việt Nam đã ghi được những dấu ấn gì nổi bật?

Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống, trong đó văn hóa và ngoại giao văn hóa là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Trong bối cảnh đó, các bộ, ngành, địa phương, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động thích ứng, kiến nghị nhiều hình thức và biện pháp mới, linh hoạt triển khai nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021).

Chiến lược đã bám sát các nội dung của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII liên quan đến đối ngoại và phát triển văn hóa, gắn kết việc triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm 2021-2025, các chiến lược trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ. Đây là văn bản quan trọng, định hướng công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới, thích ứng trong tình hình mới.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Sỹ, Bộ Ngoại giao đã lần đầu tiên tổ chức Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2021 tại Thụy Sỹ theo hình thức trực tuyến nhằm giới thiệu tới công chúng Thụy Sỹ và các nước châu Âu hình ảnh một Việt Nam có nền văn độc đáo, đậm đà bản sắc; một đất nước thân thiện, giàu sức sống; sẵn sàng cùng Thụy Sỹ tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới, sáng tạo vì phát triển bền vững.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài với nhiều hình thức như dựng tượng Bác tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ; khánh thành biển tưởng niệm Bác tại thành phố Marseille, Pháp; xuất bản sách “Tiểu sử Bác Hồ” và “Bác Hồ viết di chúc” bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; khánh thành Không gian trưng bày hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trường Đại học Rómulo Gallegos, Venezuela...

Thứ ba, tiếp tục vận động thành công thêm các danh hiệu UNESCO cho Việt Nam. Năm 2021, tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, công nhận hai Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và Kon Hà Nừng và ra Nghị quyết cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm sinh và 200 năm ngày mất của nữ sỹ Hồ Xuân Hương.

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế khi được các nước bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 và Ủy ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa của UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025.

Niềm vui của người dân và nghệ nhân Xòe Thái khi di sản được UNESCO vinh danh. (Ảnh: Trần Huấn)
Niềm vui của người dân và nghệ nhân Xòe Thái khi di sản được UNESCO vinh danh. (Ảnh: Trần Huấn)

Bộ Ngoại giao có phương hướng, kế hoạch gì để triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc?

Trước hết, cần tập trung xây dựng và triển khai Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 đối với các bộ, ngành, địa phương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, hướng dẫn, phối hợp với các chủ thể liên quan xây dựng Chương trình hành động/Kế hoạch triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên cơ sở gắn kết việc triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa với việc thực hiện các chiến lược ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Thứ hai, phát huy vai trò điều phối của Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; huy động mọi chủ thể và nguồn lực triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả Chiến lược; khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa, kết hợp quảng bá hình ảnh quốc gia và các giá trị văn hóa Việt Nam với quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt.

Thứ ba, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa trong và ngoài nước, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đồng thời, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng tinh hoa văn hóa từ các nền văn hóa khác nhau thông qua việc hỗ trợ, phối hợp với Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa của các nước tại các địa phương khác nhau của Việt Nam.

Thứ tư, linh hoạt thích ứng với tình hình, bối cảnh mới; tích cực đổi mới, sáng tạo nội dung, hình thức các hoạt động ngoại giao văn hóa; nghiên cứu đề xuất các chương trình ngoại giao văn hóa lớn có tác động lâu dài, rộng rãi; tăng cường ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 và sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện mới để truyền tải rộng rãi và hiệu quả hình ảnh và các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Lan tỏa sức mạnh văn hóa: Phát huy 'sức mạnh mềm' Việt Nam

Lan tỏa sức mạnh văn hóa: Phát huy 'sức mạnh mềm' Việt Nam

Việt Nam đã từng bước chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành năng lực cạnh tranh, sức thu hút, hấp dẫn và hội ...

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới toàn dân

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới toàn dân

Chia sẻ với phóng viên TG&VN, Đại sứ Ngô Quang Xuân, người có bề dày kinh nghiệm hoạt động ngoại giao đa phương tại Liên ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tăng trưởng việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tăng trưởng việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 11/12, tăng tốc sau khi Bộ Lao động Mỹ đưa ra dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự kiến, hỗ trợ ...
Việt Nam chủ trì tổ chức Ngày gia đình ASEAN tại Riyadh

Việt Nam chủ trì tổ chức Ngày gia đình ASEAN tại Riyadh

Đây là hoạt động cuối cùng do Đại sứ quán Việt Nam chủ trì trên cương vị Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Riyadh trong năm 2023.
Makenzy Orcel là chủ nhân giải thưởng văn học Lựa chọn Goncourt của Việt Nam

Makenzy Orcel là chủ nhân giải thưởng văn học Lựa chọn Goncourt của Việt Nam

Viện Pháp Việt Nam vừa trao trao giải Lựa chọn Goncourt của Việt Nam cho tác giả Makenzy Orcel - giải thưởng văn học uy tín của Pháp đã được ...
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Mỹ cáo buộc Hamas tấn công tình dục; Israel thông qua kế hoạch tái thiết khu vực quanh Dải Gaza.
Khởi sắc bộ mặt nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình

Khởi sắc bộ mặt nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Sức hút Việt Nam trong mắt khách du lịch Nhật Bản

Sức hút Việt Nam trong mắt khách du lịch Nhật Bản

Theo nghiên cứu của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, khách du lịch Nhật Bản đánh giá ‘ẩm thực’ và ‘di sản’ của Việt Nam là hai yếu tố hút ...
Việt Nam chủ trì tổ chức Ngày gia đình ASEAN tại Riyadh

Việt Nam chủ trì tổ chức Ngày gia đình ASEAN tại Riyadh

Đây là hoạt động cuối cùng do Đại sứ quán Việt Nam chủ trì trên cương vị Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Riyadh trong năm 2023.
Thưởng thức trọn vẹn ẩm thực quốc tế giữa lòng Thủ đô

Thưởng thức trọn vẹn ẩm thực quốc tế giữa lòng Thủ đô

Liên hoan Ẩm thực quốc tế diễn ra tại khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà Nội với gần 150 gian hàng.
Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập ba đơn vị của Học viện Ngoại giao và 30 năm xuất bản tạp chí Nghiên cứu Quốc tế

Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập ba đơn vị của Học viện Ngoại giao và 30 năm xuất bản tạp chí Nghiên cứu Quốc tế

Viện Nghiên cứu chiến lược, Trung tâm Foset, Trung tâm thông tin - tư liệu, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế tổ chức lễ kỷ niệm tại Học viện Ngoại giao.
Tăng cường đối thoại, giao lưu giữa Đại sứ quán và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Hà Lan

Tăng cường đối thoại, giao lưu giữa Đại sứ quán và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Hà Lan

Sự kiện 'Meet Ambassador' là hoạt động được tổ chức nhằm tăng cường đối thoại, giao lưu giữa Đại sứ quán và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
MOFA Open Day 2023: Tiếp lửa nghề cho thế hệ cán bộ ngoại giao tương lai

MOFA Open Day 2023: Tiếp lửa nghề cho thế hệ cán bộ ngoại giao tương lai

Bộ Ngoại giao tổ chức sự kiện với chủ đề 'MOFA Open Day 2023 - Chạm tới ước mơ' tại Học viện Ngoại giao ngày 8/12.
Món ngon thế giới và tinh thần vì cộng đồng tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2023

Món ngon thế giới và tinh thần vì cộng đồng tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2023

Đến hẹn lại lên, Liên hoan Ẩm thực quốc tế lần thứ 11 sẽ diễn ra vào ngày mai, 10/12 tại khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà Nội.
Chiến dịch sơ tán công dân ở Myanmar: Cuộc chạy đua với thời gian

Chiến dịch sơ tán công dân ở Myanmar: Cuộc chạy đua với thời gian

Ngày 7/12, các chuyến bay cuối cùng của đợt sơ tán thứ nhất đưa hơn 1.000 công dân bị mắc kẹt tại khu vực phía Bắc bang Shan, Myanmar về nước.
Chính phủ tiếp tục tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa công dân từ Bang Shan, Myanmar về nước

Chính phủ tiếp tục tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa công dân từ Bang Shan, Myanmar về nước

Tổng cộng đến nay, Chính phủ đã tổ chức 9 chuyến bay, đưa 1.020 công dân từ phía Bắc Myanmar về Việt Nam.
Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn

Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn

Ngày 4/12, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan sơ tán 338 công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Myanmar về nước an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xây dựng các phương án bảo hộ công dân

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xây dựng các phương án bảo hộ công dân

Tình hình an ninh tại một số bang miền Bắc Myanmar có diễn biến phức tạp. Đây cũng là khu vực có đông công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc.
Bộ Ngoại giao tích cực bảo hộ công dân được giải cứu ở Myanmar

Bộ Ngoại giao tích cực bảo hộ công dân được giải cứu ở Myanmar

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra một số khuyến cáo tới công dân Việt Nam tại Myanmar, đặc biệt là ở các khu vực đang có giao tranh.
Họp Ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel

Họp Ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel

Cuộc họp liên ngành để triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Tương lai tươi sáng của quan hệ chặt chẽ và bình đẳng

Tương lai tươi sáng của quan hệ chặt chẽ và bình đẳng

Đây là thời điểm vô cùng đặc biệt trong mối quan hệ Việt Nam-Australia, không chỉ bởi năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Quan hệ đã tốt, sẽ tốt hơn

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Quan hệ đã tốt, sẽ tốt hơn

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có những kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Năm 2023 và những dấu mốc lịch sử của các đơn vị trực thuộc Học viện Ngoại giao: Tiếp bước truyền thống

Năm 2023 và những dấu mốc lịch sử của các đơn vị trực thuộc Học viện Ngoại giao: Tiếp bước truyền thống

15 năm thành lập Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Trung tâm Foset, Trung tâm Thông tin tư liệu và 30 năm xuất bản Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.
Nơi trở về của dòng chảy chung nguồn cội

Nơi trở về của dòng chảy chung nguồn cội

Cuốn sách hồi ức về hành trình của các đại sứ và nhà ngoại giao chuyên nghiệp, tất cả vì 'màu cờ sắc áo của đất nước, dân tộc'.
Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia vững bước tiến lên

Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia vững bước tiến lên

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Campuchia Hun Manet có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tạo gam màu sáng hơn cho bức tranh Việt Nam - Belarus

Tạo gam màu sáng hơn cho bức tranh Việt Nam - Belarus

Chuyến thăm của Thủ tướng Belarus có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định quyết tâm cao của hai bên trong duy trì, củng cố quan hệ hữu nghị.
Phiên bản di động