Bài báo nhận định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có uy tín rất cao ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, Tổng Bí thư đã đương đầu với một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong xã hội, đó là cuộc chiến chống tham nhũng.
Nhiều quan chức cấp cao đã bị xử lý vì tội tham nhũng và quản lý yếu kém, bị khai trừ khỏi Đảng và có người bị phạt tù chung thân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Nguồn: TTXVN) |
Trong khi đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò là người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ qua, đã rất thành công trong việc lãnh đạo đất nước vượt qua các tình huống khủng hoảng đầy gian khó suốt 5 năm qua, điển hình là cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Về đối ngoại, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã củng cố uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua việc hợp tác ngày càng sâu rộng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong khi đó, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là người giàu kinh nghiệm hoạt động chính trị ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được của Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021, tiếp tục đưa đất nước đi lên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ và công bằng.
Về chính sách đối ngoại, tân Thủ tướng khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác và phát triển; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Trước đó, một số kênh truyền thông của Đức như DW (Làn sóng Đức), Stern (Ngôi giao), tah.de,... cũng đưa tin về việc thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam.