Truyền thông quốc tế: 4 lý do để Việt Nam khống chế Covid-19 thành công với nguồn lực ít ỏi

Hoàng Nam
TGVN. Trang brinknews.com ngày 7/10 có bài viết đánh giá về việc Việt Nam và Campuchia, với nguồn lực hạn hẹp, đã khống chế hiệu quả dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, một số quốc gia ở châu Á đã chứng tỏ khả năng đáng chú ý để ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất, trong đó có Việt Nam và Campuchia. Thành công này nổi bật vì các quốc gia đó đều có ít nguồn lực hơn để đối phó với Covid-19 so với các quốc gia giàu có, nơi dịch bệnh đã gây ra những hậu quả khủng khiếp.

truyen thong quoc te 4 ly do khien viet nam khong che covid 19 thanh cong voi nguon luc khiem ton
Ảnh chụp màn hình bài báo trên trang brinknews.com ngày 7/10.

Không phải tất cả các nước Đông Nam Á đều thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Vậy tại sao Việt Nam và Campuchia có kết quả đáng ngưỡng mộ như vậy?

Dân số trẻ

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cơ cấu dân số trẻ ở các quốc gia này có thể là một yếu tố miễn dịch, tuy nhiên, dịch Covid-19 đã không bỏ qua dân số trẻ ở Indonesia và Philippines.

Ý kiến khác cho rằng, tỷ lệ xét nghiệm thấp khiến có thể có báo cáo thấp về các trường hợp đang che giấu mức độ nghiêm trọng thực sự của Covid-19 ở các quốc gia này. Tuy nhiên, cho đến nay, không có nguy cơ hệ thống y tế ở Việt Nam hoặc Campuchia trở nên quá tải vì mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, như chúng ta đã thấy ở các nước khác.

Thành công ban đầu của các quốc gia này trong việc ứng phó với Covid-19 cho thấy rằng, một phản ứng hiệu quả không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh đã được đặt lên hàng đầu, ví dụ như chiến lược “kiểm tra, kiểm tra, kiểm tra” của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, do không đủ nguồn lực để huy động một cơ sở hạ tầng xét nghiệm mở rộng, Việt Nam và Campuchia đã dựa vào sự kết hợp của các chiến thuật để “cô lập” virus.

Cô lập SARS-CoV-2

Một chiến thuật đã được thực hiện là xét nghiệm có mục tiêu, trong đó, các cơ quan y tế tập trung vào những cá nhân có nguy cơ cao, các tòa nhà hoặc khu vực lân cận, nơi các trường hợp dương tính đã được ghi nhận. Điều này được kết hợp với việc truy vết tiếp xúc trên diện rộng.

Tại Việt Nam, có hệ thống 3 cấp độ để xác định mức độ tiếp xúc với người nhiễm bệnh và mức độ cần thiết thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng có tiếp xúc với những người mắc Covid-19.

Biện pháp này được tăng cường hiệu quả bằng việc ban hành các hướng dẫn quốc gia giúp cho thành viên trong các cộng đồng, như giáo viên, các nhà lãnh đạo tôn giáo, thông tin thường xuyên về diễn biến sức khỏe của cộng đồng mà họ phụ trách. Các nỗ lực truy vết tiếp xúc còn được hỗ trợ bởi một ứng dụng di động cho phép báo cáo tình trạng sức khỏe, các trường hợp nghi nhiễm và một ứng dụng khác thông báo cho người dùng về nguy cơ phơi nhiễm.

Việc giám sát cấp địa phương và sự tham gia của cộng đồng đã giúp xác định sớm các ổ dịch có thể bùng phát ở Việt Nam, cũng như thực hiện cách tiếp cận dựa trên nguy cơ phơi nhiễm với bất kể ai dù có biểu hiện triệu chứng hay không. Điều này là rất quan trọng để kiềm chế sự lây lan của Covid-19 bởi các nhà khoa học đã khẳng định rằng, ngay cả đối với những người không có triệu chứng nhiễm bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã thiết lập cơ sở hạ tầng cho hoạt động cách ly người nhiễm bệnh và khách du lịch quốc tế, giảm thiểu phơi nhiễm trong hộ gia đình. Theo thống kê, từ tháng 1 đến tháng 5, có khoảng 200.000 người đã được cách ly phòng bệnh tại các cơ sở tập trung ở Việt Nam.

Còn tại Campuchia, mạng lưới khoảng 2.900 nhân viên chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo trong tháng 1 và tháng 2 để hỗ trợ phát hiện và truy vết tiếp xúc trong cộng đồng.

Kinh nghiệm từng trải qua các đợt dịch lớn

Từng trải qua dịch SARS năm 2003 và các đợt cúm gia cầm từ năm 2004 đến năm 2010, chính quyền Việt Nam và Campuchia đã đề cao mối đe dọa của Covid-19 ngay từ đầu. Y tế được ưu tiên hơn các mối quan tâm kinh tế khi mỗi nước nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới và thực thi việc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội.

Kinh nghiệm trong quá khứ về việc đối phó dịch bệnh có thể giúp công chúng dễ thích nghi với các biện pháp như vậy và hiểu được sự cần thiết của hành động quyết liệt để ngăn chặn đại dịch.

Kết quả một cuộc khảo sát vào tháng 3 cho thấy, hầu hết người Việt Nam (62%) đồng ý rằng, phản ứng của Chính phủ là "phù hợp", cho thấy mức độ ủng hộ cao của công chúng đối với các biện pháp phòng dịch.

Giám sát chặt

Tại Campuchia, tình trạng khẩn cấp được thông qua cho phép giám sát viễn thông không giới hạn, chính phủ có quyền kiểm soát báo chí và truyền thông xã hội, cũng như hạn chế quyền tự do đi lại để hạn chế tối đa sự lây lan của virus gây bệnh.

Tác giả bài báo nhận định, xét nghiệm có mục tiêu và sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng trong việc ứng phó với Covid-19 trong bối cảnh các nguồn lực hạn chế. Mặc dù vẫn có đôi chút lo ngại rằng, sự quan tâm đến quyền riêng tư có thể trở thành vật cản đối với lòng tin của công chúng và sự sẵn sàng tham gia vào nỗ lực đối phó với dịch Covid-19. Nhưng cho đến nay, Việt Nam và Campuchia đã chứng tỏ là những ví dụ tuyệt vời về cách thức mà các quốc gia có nguồn lực hạn chế ngăn chặn thành công làn sóng Covid-19.

Đến lượt báo Đức ca ngợi Việt Nam là hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19

Đến lượt báo Đức ca ngợi Việt Nam là hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19

TGVN. Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức ngày 6/10 có bài viết đánh giá cao hình mẫu chống dịch viêm đường hô hấp cấp ...

Báo Nga nói về bước thử nghiệm chung sống với Covid-19 của Việt Nam khi mở lại đường bay quốc tế

Báo Nga nói về bước thử nghiệm chung sống với Covid-19 của Việt Nam khi mở lại đường bay quốc tế

TGVN. Việc mở lại các đường bay quốc tế tầm gần là một bước thử nghiệm chung sống với Covid-19 trong trạng thái mới của ...

Báo Đức ca ngợi công tác kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam

Báo Đức ca ngợi công tác kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam

TGVN. Báo Đức Spiegel vừa có bài viết đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, đồng thời tri ân nghĩa cử ...

(theo Brink News)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm hiệu quả trong chỉ đạo điều hành, kiên định mục tiêu đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm hiệu quả trong chỉ đạo điều hành, kiên định mục tiêu đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, khả thi của các đại ...
Lisa BlackPink sánh bước cùng bạn trai Frédéric Arnault dự sự kiện

Lisa BlackPink sánh bước cùng bạn trai Frédéric Arnault dự sự kiện

Lisa, nhóm BlackPink, lần đầu công khai sánh vai bạn trai tin đồn Frédéric Arnault - con trai người giàu nhất thế giới, tại một sự kiện ngày 3/5.
Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc đời tôi.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Tottenham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL...
XSMN 4/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số ngày 4 tháng 5. xổ số hôm nay 4/5/2024

XSMN 4/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số ngày 4 tháng 5. xổ số hôm nay 4/5/2024

XSMN 4/5 - xổ số hôm nay 4/5. SXMN 4/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2024. kết quả xổ số ngày 4 tháng 5. XSMN ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/5/2024: Kim Ngưu tình duyên khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/5/2024: Kim Ngưu tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay 5/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động