Sáng 19/8, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Việt Nam tiếp tục củng cố quan hệ với Bắc Kinh và coi tình hữu nghị, truyền thống là nền tảng cho sự phát triển tích cực của nhân dân hai nước trước bối cảnh quốc tế đầy biến động.
Sau khi tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược ngoại giao láng giềng, Trung Quốc đã đạt được những thành công như mong đợi. Bắc Kinh đã xây dựng mạng lưới đối tác nhằm hiện thực hóa khái niệm cộng đồng chung vận mệnh vì sự tiến bộ của nhân loại. Trong hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Việt Nam trở thành đối tác đáng tin cậy hàng đầu, bằng chứng là các chuyến thăm cấp cao thường xuyên giữa hai nước.
Do đó, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm xuất phát từ ưu tiên chung trong chính sách đối ngoại của cả hai nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng chia sẻ tương lai và có khởi đầu tốt đẹp thông qua hợp tác thương mại và đầu tư gia tăng.
Tuy nhiên, chiến lược ngoại giao của Việt Nam đang ở vị thế khác so với ngày trước. Công tác đối ngoại lấy lợi ích quốc gia làm nền tảng. Đặc biệt, chiến lược ngoại giao đặt ra ba mục tiêu: đảm bảo hòa bình và ổn định, phát triển đất nước và tăng cường vị thế quốc tế. Việc ưu tiên quan hệ với Trung Quốc xuất phát từ thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dễ thấy trọng tâm trong các văn kiện ký kết gần đây giữa hai nước chủ yếu là hợp tác kinh tế song phương. Nhìn vào tuyên bố chung năm 2023, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được lượng văn kiện hợp tác chưa từng có, gồm 4 thỏa thuận chính trị - ngoại giao, 4 thỏa thuận an ninh - quốc phòng và tới 24 thỏa thuận kinh tế - đầu tư. Đó là sự tin cậy chiến lược trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam tái khẳng định chính sách ngoại giao cây tre. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã nhấn mạnh: “Chuyến thăm khẳng định tầm quan trọng và ưu tiên hàng đầu của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong chính sách đối ngoại”. Việt Nam không mong muốn gì hơn ngoài việc cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
Sau hơn 30 năm bình thường hóa, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có những bước tiến nhanh chóng, ngày càng sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Trong những năm tới, quan hệ song phương sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hợp tác cùng có lợi xuất phát từ những động lực thực tiễn sau:
Thứ nhất, hai nước mong muốn khôi phục sản xuất và các kênh cung ứng sau sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 và chính sách Zero Covid mà Trung Quốc vừa gỡ bỏ; tăng cường mở cửa biên giới và kết nối cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Thứ hai, kể từ khi thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện năm 2008 theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”, quan hệ hai nước đã đi theo quỹ đạo ổn định. Đặc biệt, sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2022 và chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12/2023, hai bên đã nhất trí cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc, bổ sung định hướng “6 hơn”, mở ra chương mới cho quan hệ hợp tác.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 112,2 tỷ USD, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, đạt 1.524 tỷ USD. Bên cạnh thặng dư kinh tế, trọng tâm mới của Việt Nam nằm ở việc thúc đẩy đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối Trung Quốc - Việt Nam mà hai bên đã thống nhất.
Bên cạnh việc phát triển quan hệ song phương lên tầm cao mới trong tương lai, hai nước cần tìm được tiếng nói chung trong giải quyết một số vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ và Biển Đông, bao gồm việc thực hiện nghiêm nhận thức chung cấp cao và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”; xử lý các bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, xử lý và kiểm soát tốt tình hình trên biển.
| Liên minh châu Âu sẵn sàng phạt nặng Meta vì cung cấp lợi thế không công bằng cho chợ Marketplace Theo truyền thông, Meta có thể bị phạt tối đa 13,4 tỷ USD – tương đương 10% doanh thu toàn cầu năm 2023, khi liên ... |
| Tổng thống Timor-Leste thăm Việt Nam: Mở rộng lợi ích chiến lược đôi bên, củng cố sự ủng hộ gia nhập 'ngôi nhà chung' Nhân dịp Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (từ ngày 31/7-3/8), Đại sứ Việt Nam tại Indonesia kiêm nhiệm ... |
| Lần thứ 3 công du nước láng giềng, Thủ tướng Christopher Luxon muốn củng cố liên minh New Zealand-Australia Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ chào đón người đồng cấp New Zealand Christopher Luxon tới thăm Canberra từ 15-16/8 với tư cách là khách ... |
| Củng cố chiến lược phòng thủ đa tầng, Ba Lan cùng Mỹ ký thỏa thuận trị giá 1,23 tỷ USD Ngày 12/8, Ba Lan và Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất bệ phóng cho hệ thống tên lửa phòng không Patriot. |
| Những thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc góp phần củng cố cục diện đối ngoại Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chia sẻ về những điểm nhấn và các biện pháp nhằm ... |