TS. Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp cần bám sát các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Đông - đơn vị 'mở đường' chính thức

Hoàng Nam
Trao đổi với TG&VN, TS Cấn Văn Lực cho rằng, để kinh doanh hiệu quả tại Trung Đông, doanh nghiệp cần bám sát và trao đổi thường xuyên với các Cơ quan đại diện Việt Nam bởi đây là đơn vị “mở đường, đồng hành” chính thức và có trách nhiệm cao nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp cần bám sát các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Đông - đơn vị 'mở đường' chính thức
TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại Hội thảo Tăng cường hợp tác đầu tư Việt Nam - Trung Đông: Tiềm năng, cơ hội và cách tiếp cận mới, tháng 8/2021, tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Là chuyên gia kinh tế, ông nhận định thế nào về kết quả hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông thời gian qua?

Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông có mối quan hệ ngoại giao, chính trị tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hai bên tăng cường tìm hiểu, mở rộng thị trường và thúc đẩy giao thương, đầu tư.

Hợp tác giữa hai bên cũng trải rộng trên nhiều lĩnh vực, đã được Đảng và Nhà nước, cơ quan hữu quan cụ thể hóa thành các hiệp định hợp tác và được triển khai xuyên suốt nhiều năm qua, đặc biệt từ những năm cuối thập niên 1990 đến nay.

Các lĩnh vực thu hút được sự quan tâm, hợp tác giữa DN và cơ quan nhà nước hai bên là hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, thương mại, vận chuyển hàng không, phát triển công nghiệp, dịch vụ chứng khoán, trao đổi hàng hóa; hợp tác lao động, dầu khí…

Cụ thể hơn, về hợp tác thương mại, hai bên đã gặt hái thành tựu gì, thưa ông?

Hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông được 2 bên quan tâm và không ngừng cải thiện, tăng cường. Các hội chợ, triển lãm, lễ hội bán hàng, hội nghị xúc tiến đầu tư… được tổ chức thường niên thu hút sự quan tâm ngày một lớn của các DN 2 bên.

Thậm chí, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã sáng tạo, chủ động trong tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá và thực hiện các hợp đồng trao đổi hàng hoá qua hình thức trực tuyến, các kênh thương mại điện tử, hay hội thảo kết nối đầu tư kết hợp trực tuyến và trực tiếp như chuỗi hội thảo do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức vừa qua.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông chủ yếu gồm: Chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị phụ tùng, kim loại thường, hoá chất, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm hoá chất, cao su, ô tô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,… đáp ứng được nguồn cung cho đầu vào sản xuất chế biến, chế tạo của Việt Nam.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông chủ yếu gồm: Thủy hải sản, hạt điều, cà phê, giày dép, hạt tiêu, sản phẩm dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, điện thoại và linh kiện,... đáp ứng được nhu cầu nội địa của các nước Trung Đông cũng như giúp sản phẩm của DN Việt Nam tiếp cận sang thị trường châu Âu và châu Phi.

Hơn nữa, những sản phẩm xuất khẩu này cũng thuộc những lĩnh vực mà các DN Trung Đông quan tâm đầu tư trực tiếp, gián tiếp hoặc thiết lập mối quan hệ thương mại lâu dài.

Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông khá cân bằng và ổn định qua các năm. Tính đến hết tháng 8/2021, Việt Nam xuất khẩu 5,22 tỷ USD hàng hoá sang khu vực Trung Đông và nhập khẩu 5,49 tỷ USD hàng hóa từ khu vực này; lần lượt đóng góp 2,45% và 2,5% vào kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.

Trung Đông được coi là khu vực giàu có, nhiều tiềm lực phát triển. Trong những năm qua, đầu tư của Trung Đông sang Việt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận nào?

Về hợp tác đầu tư, ngoài quan tâm đầu tư vào những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này, các nhà đầu tư Trung Đông còn đầu tư vào các lĩnh vực như dầu khí, du lịch và kinh doanh khách sạn.

Đến hết tháng 8/2021, hiện có 173 dự án FDI của các DN Trung Đông còn hiệu lực tại Việt Nam với giá trị 1,38 tỷ USD, chiếm 0,34% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam; quy mô 8,02 triệu USD/dự án, tương đương quy mô trung bình của các dự án FDI tại Việt Nam (7,9 triệu USD/dự án) nhưng chưa thể so với top 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Tuy nhiên, sự tham gia của các DN Trung Đông đầu tư vào Việt Nam còn đến từ các hình thức góp vốn cổ phần, mua bán - sáp nhập,… thông qua bên thứ ba là các quỹ đầu tư, các DN đến từ Anh, Mỹ,… đặc biệt là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, du lịch, dầu khí.

Một số diễn giả phát biểu tại phiên 2 “Cách tiếp cận mới trong tăng cường hợp tác đầu tư Việt Nam – Trung Đông”.
Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức Hội thảo Tăng cường hợp tác đầu tư Việt Nam - Trung Đông: Tiềm năng, cơ hội và cách tiếp cận mới, tháng 8/2021.

Có thể nói, dầu khí là một trong những "điểm sáng" trong hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông. Ông có thể chia sẻ thêm về lĩnh vực này?

Trong hợp tác đầu tư dầu khí, 2 bên đã sớm triển khai từ đầu những năm 2000, qua đó đã giúp Việt Nam nâng cao trình độ sản xuất, năng lực quản lý trong khai thác và kinh doanh dầu khí. Việt Nam có hợp tác dầu khí với hầu hết các nước Trung Đông, nhưng nổi bật nhất là với UAE, Saudi Arabia trong đầu tư khai thác, lọc hóa dầu - khí, nhập khẩu dầu.

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện có 24 dự án đầu tư FDI của các nước Trung Đông vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 26 triệu USD.

Trong đó, các dự án lớn gồm: Hợp tác 3 bên giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) với công ty International Petroleum Investment (IPIC) của UAE và đối tác thứ ba, Dự án lọc dầu số 3 tại Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện đang hoàn thiện để đưa vào hoạt động chính thức, PV Gas và PV Oil hợp tác nhập khẩu khí hóa lỏng, dầu với Công ty dầu khí quốc gia của Tiểu vương quốc Abu Dhabi.

Vậy đầu tư của Việt Nam sang khu vực này thì sao, thưa ông?

Hiện chưa có các ghi nhận về các dự án đầu tư chính thức của Việt Nam sang khu vực Trung Đông, ngoại trừ dự án thăm dò dầu khí tại lô Danan (Iran) của PVN, với tổng vốn đầu tư là hơn 115 triệu USD.

Tuy vậy, dự án này cũng đang tạm dừng do gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Nói về hợp tác giữa hai bên, không thể không nhắc tới lĩnh vực lao động, bởi Trung Đông là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam. Ông nhận định gì về thành quả hợp tác này?

Thị trường Trung Đông là lựa chọn của nhiều lao động Việt Nam, chỉ xếp sau các thị trường như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo Cục quản lý Lao động ngoài nước, hiện có khoảng 27.000 lao động Việt Nam ở các nước Trung Đông, tập trung ở các nước Saudi Arabia (20.000), UAE (5.000), Qatar (1.800), Kuwait (794),…

Lao động Việt Nam chủ yếu làm trong các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, thợ điện, mộc, đóng gói sản phẩm, chăm sóc sắc đẹp, giúp việc gia đình,…

Có thể nói, dù đã có nhiều cải thiện trong hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Đông, song kết quả hợp tác này còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của DN hai bên.

Như vậy có nghĩa là tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa hai bên còn rất lớn. Theo ông, đầu tư vào Việt Nam, DN Trung Đông được lợi gì?

Thực tế cho thấy, tiềm năng và cơ hội là rất lớn và cần được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới, nhất là khi các cơ hội đến từ cả 2 bên. Điều này càng có ý nghĩa hơn nữa khi cả 2 bên đều đang nỗ lực khôi phục nền kinh tế chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19.

Tin liên quan
Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng: Người Arab hiếm khi nói ‘không’, cần kiên nhẫn, thấu hiểu để chinh phục thị trường Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng: Người Arab hiếm khi nói ‘không’, cần kiên nhẫn, thấu hiểu để chinh phục thị trường

Các cơ hội cho DN Trung Đông là: Việt Nam luôn chú trọng hợp tác trên nhiều lĩnh vực; là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu người tiêu dùng, thu nhập của người dân tăng khá nhanh cùng tốc độ phát triển kinh tế khá cao (dự báo 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2030).

Thêm vào đó, Việt Nam vừa là điểm đến vừa là “cánh cửa” mở ra các thị trường khác khi ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA đa phương như EVFTA, CPTPP, UVFTA và sắp tới là RCEP, với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam coi trọng việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI chất lượng cao; Chính phủ cũng luôn cam kết cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Còn ở chiều ngược lại thì sao, thưa ông?

Làm ăn tại Trung Đông, các cơ hội đáng kể cho DN Việt Nam gồm: Nhiều quốc gia trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế cao, cơ sở hạ tầng chất lượng, đồng bộ và hiện đại, ngang bằng, thậm chí vượt trội so với nhiều nền kinh tế phát triển, mức sống cao, nhu cầu lao động phổ thông từ nước ngoài lớn, được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và lao động việc làm cho Việt Nam.

Trung Đông là khu vực tiếp giáp châu Âu, các nước Nam Á, châu Phi và kết nối với các khu vực thông qua các tuyến đường bộ, đường biển quan trọng hàng đầu thế giới.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại, các nước khu vực này chính là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Đông, châu Phi, châu Âu trong những năm tới; nhất là khi nhiều mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào đây sau đó tái xuất sang nước thứ 3.

Thống kê của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020 cho thấy, 80% hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào UAE sau đó tái xuất sang nước khác.

Một số nước còn lại trong khu vực có trình độ phát triển thấp hơn và gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế lại có nhu cầu lớn về thu hút vốn đầu tư vào cải tạo cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, khai thác khoảng sản, xây dựng dân dụng,… vốn là thế mạnh của nhiều DN Việt Nam, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài ra, DN Trung Đông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, cũng là lĩnh vực DN Việt quan tâm hợp tác và còn nhiều dư địa.

Vậy theo ông, đâu là thuận lợi đối với DN Việt khi đầu tư, kinh doanh tại khu vực này?

Thuận lợi trước nhất và lớn nhất đối với DN Việt Nam khi hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại tại khu vực Trung Đông chính là hai bên có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống.

Thêm vào đó, hàng hóa hai bên có tính chất bổ sung lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhau. Đây là yếu tố giúp DN đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong thời gian tới.

Ngoài ra, Việt Nam có nguồn nhân lực khá dồi dào, học hỏi nhanh, chịu khó trong khi nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung cho các nền kinh tế khu vực Trung Đông còn lớn.

đường phố tại Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất. (Nguồn: Gulfnews)
Thành phố Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE. (Nguồn: Gulf News)

Tiềm năng, cơ hội rõ ràng rất lớn, nhưng kết quả hợp tác, như ông nhận định, vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của 2 bên. Chắc hẳn khó khăn, thách thức ở đây cũng không phải là nhỏ?

Về khó khăn, theo phản ánh của DN 2 bên với một số cơ quan, tổ chức của Việt Nam như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khó khăn đáng kể nhất là: Thông tin về môi trường kinh doanh, tập quán kinh doanh và hợp tác giữa 2 bên còn hạn chế, nhất là các thông tin về quy định pháp lý, về tiềm năng thị trường và cơ hội hợp tác.

Bên cạnh đó là sự khác biệt về văn hóa, tập quán tiêu dùng.

Trong quan hệ với các DN Trung Đông, các DN Việt còn gặp khó về việc thanh toán. Tại một số nước gặp khó khăn về kinh tế hoặc có thị trường tài chính chưa quá phát triển, các DN sở tại thường đề nghị mua hàng trả chậm, hình thức giao hàng tại cảng đến (giá CIF) và không mở thư tín dụng (L/C) do chi phí cao.

Thêm vào đó, do chưa nắm rõ thông tin về thị trường Trung Đông, để tránh rủi ro, DN Việt Nam, thường xuất khẩu qua các công ty trung gian quốc tế, khiến tăng giá hàng hóa, làm giảm tính cạnh tranh.

Ngoài ra, thương hiệu Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến; tình hình chính trị, an ninh của một số nước trong khu vực còn thiếu ổn định, an toàn cũng là khó khăn và rủi ro đáng kể đối với DN Việt Nam.

PGS. TS Đào Thế Anh: Hợp tác nông nghiệp Việt Nam-châu Phi sang trang mới, bình đẳng, cùng có lợi

PGS. TS Đào Thế Anh: Hợp tác nông nghiệp Việt Nam-châu Phi sang trang mới, bình đẳng, cùng có lợi

Là người hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, lại luôn sát cánh cùng cộng đồng DN Việt Nam, ông có lời khuyên gì cho DN Việt Nam muốn đầu tư, xuất khẩu sang Trung Đông để nắm bắt cơ hội, hạn chế, hóa giải thách thức, gặt hái thành công?

Với tiềm lực, cơ hội và những khó khăn trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, để đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại khu vực Trung Đông, theo tôi, các DN Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:

DN cần bám sát và trao đổi thường xuyên với các Cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ tại Trung Đông bởi đây chính là đơn vị “mở đường, đồng hành” chính thức và đại diện cho Việt Nam, có trách nhiệm cao nhất để hỗ trợ hiệu quả cho các DN trong công tác tìm hiểu thị trường, nhu cầu và đầu mối, hỗ trợ trong xúc tiến đầu tư, thương mại;

Giá cà phê hôm nay 15/6: (Nguồn: Brandsvietnam)
Cà phê là một trong số những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Đông. (Nguồn: Brandsvietnam)

Các DN cũng cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc nắm bắt, cập nhật thông tin, nghiên cứu kỹ về thị trường. Đặc biệt là phải xác định chính xác hơn nhu cầu của thị trường với các sản phẩm, dịch vụ mà DN có thể cung cấp, để từ đó xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu phù hợp;

Đồng thời, DN cần mạnh dạn, sáng tạo thay đổi phương thức quảng bá, xúc tiến đầu tư - thương mại hiệu quả hơn;

Tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với các đối tác thông qua việc tham gia các chương trình xúc tiến, các hội chợ, triển lãm tổ chức tại các nước trong khu vực (cả hình thức trực tiếp hay trực tuyến);

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và ngoại ngữ tốt, hiểu biết văn hóa Trung Đông để bổ sung cho thị trường khu vực;

Tăng cường kết nối, chia sẻ, hợp tác giữa các DN Việt Nam khi tham gia giao thương và đầu tư tại Trung Đông;

Thành lập hiệp hội DN, nhà đầu tư Việt Nam tại khu vực Trung Đông (tuỳ theo quy mô) để có thể tạo nên tiếng nói chung, hành động chung của DN Việt Nam, từ đó có thể tham vấn, đề xuất, khuyến nghị chính sách với Chính phủ và cơ quan chức năng 2 bên để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giao thương.

Xin cảm ơn ông!

PGS. TS Đào Thế Anh: Hợp tác nông nghiệp Việt Nam-châu Phi sang trang mới, bình đẳng, cùng có lợi

PGS. TS Đào Thế Anh: Hợp tác nông nghiệp Việt Nam-châu Phi sang trang mới, bình đẳng, cùng có lợi

Trao đổi với TG&VN, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc, Viện Khoa học Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng ...

Việt Nam là thị trường sôi động, đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư Trung Đông

Việt Nam là thị trường sôi động, đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư Trung Đông

Chia sẻ với TG&VN, ông Krishnakanth Kodukula - Tổng Giám đốc Zamil Steel Việt Nam cho biết, đối với các doanh nghiệp Trung Đông, Việt ...

Bài viết cùng chủ đề

Cửa sổ Trung Đông - châu Phi

Đọc thêm

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel có ý nghĩa gì đối với năng lượng toàn cầu? Tehran sẽ làm điều này nếu ‘không có gì để mất’

Cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel có ý nghĩa gì đối với năng lượng toàn cầu? Tehran sẽ làm điều này nếu ‘không có gì để mất’

Trong vài tuần qua, thị trường năng lượng khá lạc quan bất chấp căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, nhất là sau cuộc tấn công của Iran vào Israel.
Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024 duy trì ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Ngân hàng Trung Quốc thắt chặt hạn chế giao dịch từ Nga, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn

Ngân hàng Trung Quốc thắt chặt hạn chế giao dịch từ Nga, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn

Kể từ cuối tháng 3, tình hình thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) từ Nga đã trở nên tồi tệ hơn.
Mức tăng trưởng 'khoảng 5%' không còn là vấn đề với Trung Quốc, chuyên gia lo 'có quá nhiều trứng trong một giỏ'

Mức tăng trưởng 'khoảng 5%' không còn là vấn đề với Trung Quốc, chuyên gia lo 'có quá nhiều trứng trong một giỏ'

Khi GDP quý I/2024 của Trung Quốc được công bố, chuyên gia cho rằng, mức tăng trưởng GDP "khoảng 5%" năm 2024 của đất nước nằm trong tầm tay.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động