TS. Cù Văn Trung: Tự chủ đại học đòi hỏi 'độ nhạy' của các nhà quản lý giáo dục trong nhà trường

Nguyệt Hà
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục cho rằng, hướng đi tốt nhất trong tự chủ đại học là các trường tự tìm cái hay trong nhau, cái đúng của từng đơn vị để tham khảo áp dụng phù hợp cho mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Cù Văn Trung: Tự chủ đại học đòi hỏi 'độ nhạy' của các nhà quản lý giáo dục trong nhà trường
TS. Cù Văn Trung cho rằng, tự chủ đại học vẫn phải đi từng bước rất cơ bản, chắc chắc. (Ảnh: NVCC)

Tài chính và quản trị là hai vấn đề quan trọng của tự chủ đại học. Vấn đề được đặt ra, cần tự chủ đại học thế nào để tránh tình trạng tự chủ trên giấy tờ nhưng trói buộc trên thực tế?

Trước xu thế tự chủ sâu rộng hiện nay, người lãnh đạo, nhà quản lý trong các trường đại học càng phải thể hiện được bản lĩnh và tài năng của mình.

Làm thế nào để thu chi, mua sắm, đầu tư công một cách đúng đắn, đúng quy định hiện hành thì phải có bộ phận tư vấn, bộ phận pháp chế lành nghề. Chúng ta đều biết rằng, giai đoạn hiện nay không chỉ riêng lĩnh vực giáo dục vấn đề pháp lý, hoàn thiện pháp luật đặt ra ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác.

Một hiện thực như thế, chúng ta phải biết cân bằng và đồng hành trong quá trình tiến tới trạng thái chuyên nghiệp của tất cả các lực lượng từ Nhà nước tới xã hội.

Những vấn đề từ thực tiễn theo năm tháng sẽ thúc bách sự “cởi trói” trên giấy, đấy là các đòi hỏi thiết thực và rõ ràng, chắc chắn sẽ phải có sự lắng nghe và hoàn thiện. Nghĩa là pháp luật cho đến đâu phải cố gắng vận dụng đến đấy, phải tìm kiếm các mối liên quan phù hợp để ra các quyết sách trong tự chủ của đơn vị mình.

Quy định khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì mục tiêu phát triển của Đảng ta sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, động viên và chỉ dẫn về mặt lẽ phải để chúng ta tự tin thực hành tự chủ đại học trong thực tiễn. Tôi tin là với bản lĩnh, tài năng và sự trong sáng của các nhà lãnh đạo, quản lý nhà trường, chắc chắn quá trình tự chủ đại học của chúng ta sẽ vượt qua trở ngại của giai đoạn này.

Về mặt quản trị, đây cũng là vấn đề được quan tâm trong tự chủ đại học. Quản trị độc lập, tự chịu trách nhiệm, quản trị thông minh ít bị tác động bởi các ý chí chủ quan của cấp trên hay các mô hình quản trị, kỹ năng quản trị mới cũng phải được từng trường thiết kế cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh.

Quản trị làm sao cho thống nhất, đoàn kết, hiệu quả giữa Đảng ủy, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị… cũng là đòi hỏi của quá trình tự chủ đại học, kỹ năng vận hành bộ máy, quản lý nhân sự, chất lượng đào tạo, tuyển sinh, liên kết hợp tác.

Đây là những bài toán về nâng cao năng lực quản lý, quản trị của các trường công lập trước yêu cầu bức thiết của tự chủ đại học.

Tự chủ đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư cho đào tạo cũng phải tăng lên?

Tự chủ đại học giúp thu hái được nhiều thành quả nếu xét về mặt vĩ mô. Chất lượng mà nhà trường nào được thừa nhận bởi xã hội thì phải cần thời gian kiểm nghiệm. Đó là hệ quả của nhiều yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình, học liệu… Do đó, việc phải đầu tư là một tất yếu, là tiền đề có tính logic của cái trước với cái sau.

Chúng ta mong mỏi có nhiều sự đầu tư, nhiều biến chuyển về hình thức bên ngoài để thu nhặt được những con người có giá trị bên trong. Suy cho cùng, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong tự chủ đại học để nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo của người học.

Và quá trình này cần phải làm từ từ, không vội vã được bởi vì hiện nay, mỗi đơn vị, nhà trường là một thực tế có giới hạn. Vì vậy, thời kỳ “quá độ” của tự chủ đại học vẫn phải đi từng bước rất cơ bản, chắc chắc. Tự chủ đại học không nằm ngoài bối cảnh chung trên con đường hướng tới sự chuyên nghiệp đó.

Vấn đề công bằng trong giáo dục rất quan trọng. Vậy tự chủ đại học có khiến cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khó tiếp cận giáo dục đại học?

Có thể thấy, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở nước ta là bộ phận thiệt thòi, các đối tượng này cũng là yếu thế vì ít được tiếp cận các cơ hội về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục…

Tuy nhiên, vấn đề tự chủ đại học như đã đề cập ở trên, chịu sự ràng buộc của nhiều yếu tố, từ thực trạng xã hội, thực tế phát triển đất nước, văn hóa xã hội đến chính sách an sinh và phúc lợi cộng đồng.

Các trường phải tính toán về học phí của mình, của ngành trên cơ sở tương thích và phù hợp với “sức chịu” của tất cả các lực lượng trong trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt là một thực tế. Ở đâu đó, cơ hội tiếp cận các dịch vụ trong giáo dục một cách chưa công bằng đối với những sinh viên khó khăn cũng là một sự thật.

Điều này có nghĩa, kể cả trước khi chưa có tự chủ đại học thì vẫn có những tình huống đơn lẻ như thế. Chúng ta chứng kiến không ít hoàn cảnh sinh viên nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.

Ở bậc đại học, sự phân hóa, phân tầng là một lẽ tất nhiên và tự chủ đại học cho thấy biểu hiện này một cách rõ nét hơn, dễ quan sát hơn. Mà khi đã nhận ra các tình huống như thế thì tôi tin là tất cả các lực lượng xã hội (trong đó có nhà trường) sẽ chung tay để nâng đỡ những cá nhân như vậy.

TS. Cù Văn Trung: Tự chủ đại học đòi hỏi 'độ nhạy' của các nhà quản lý giáo dục trong nhà trường
Vấn đề tự chủ đại học chịu sự ràng buộc của nhiều yếu tố. (Nguồn: ĐĐK)

Để nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường đạt đẳng cấp quốc tế, các trường đại học cần phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác nhau chứ không thể đặt hết lên vai người học?

Các nhà quản lý giáo dục thừa thông minh để tránh các “cơn bão” dư luận xã hội và bảo tồn uy tín và sự phát triển của trường. Nói như vậy có nghĩa, ở đây vấn đề tăng học phí chỉ là tính giải pháp tạm thời, các trường đều biết nó có tính hai mặt nhưng giai đoạn hiện nay chưa thể làm khác được.

Nếu các bạn thấy học phí cứ tăng mà chất lượng không tăng, học phí cứ thu cao mà các tiêu chí theo chuẩn quốc tế không đạt được thì nguy cơ gì? Liệu người dân và sinh viên có tin tưởng để theo học?

Chỉ cần 2-3 năm mà học phí vẫn cao mà chất lượng chưa có nhiều thay đổi thì người dân, học sinh sẽ có sự lựa chọn khác. Các nhà trường có suy nghĩ vươn tầm quốc tế ắt hẳn sẽ tư duy khác. Họ phải đa dạng các chương trình liên kết, liên thông, ngắn hạn, dài hạn, hợp tác doanh nghiệp, trao đổi học thuật, chuyên gia, nghiên cứu khoa học…

Nói chung, đa dạng cách thu hút nguồn lực, thu hút sự chú ý từ xã hội về họ. Và người ta sẽ chú ý tới một đơn vị, một nhà trường khi nó có nhiều triển vọng, có năng lực tương lai. Chỉ khi tạo được niềm tin ấy thì tự nhiên nguồn lực cũng đền từ nhiều cách, nhiều phía.

Vấn đề này cũng đòi hỏi "độ nhạy" của các nhà quản lý giáo dục trong các nhà trường. Bằng sự tâm huyết và say mê với nghề cùng kỹ năng quản trị và hội nhập quốc tế, họ sẽ nhìn ra nhiều hướng đi, nhiều cách thu hút nguồn tài chính.

Có thể nói, tự chủ đại học đặt ra cho lãnh đạo nhà trường bài toán phải có sự cân bằng tài chính trong phát triển. Vậy theo ông, giải pháp cho câu chuyện này thế nào? Từ chính sách đến thực tiễn thế nào để tự chủ đại học thành công?

Có người đề xuất là tăng cường quản lý nhà nước, ưu tiên đầu tư cái này, cái kia, khu vực này, khu vực nọ trong tự chủ đại học. Có người lại cho rằng cơ chế, pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, phải cởi mở hơn nữa. Đứng trên khía cạnh nào thì cũng có cái lý của nó. Điều này cho thấy một thực trạng là chúng ta chưa trưởng thành, chưa chín chắn.

Khi bí bách thì chúng ta thích tự do và tự chủ; khi tự do và tự chủ vất vả, khó nhọc thì chúng ta lại tìm về “bầu sữa mẹ” thích bao cấp, muốn có sự quản lý. Và cũng có hiện tượng nhân danh tự chủ rồi vi phạm về đấu thầu, về đầu tư công, về mua sắm thiết bị trong lĩnh vực giáo dục.

Chính sự chưa chín chắn, chưa trưởng thành ấy khiến chúng ta lúng túng, lừng chừng, thậm chí đòi xét lại chủ trương, chính sách về tự chủ đại học. Một số quan điểm nêu vấn đề liệu chúng ta có lạc hướng, có sai đường.

Xã hội kêu thì cứ kêu vậy, các nhà giáo dục của chúng ta nói thì cứ nói vậy. Chứ theo tôi vẫn phải kiên trì, tiếp tục và đi cùng nhau. Đây là quá trình thể nghiệm, trải nghiệm về mặt lý thuyết và thực tiễn về tự chủ đại học.

Bài toán cân bằng tài chính trong phát triển phải căn cứ rất cụ thể đối với mỗi trường. Cái này không nói vu vơ được vì mỗi chủ nhân, nhà lãnh đạo, quản lý phải là người chèo lái con tàu tự chủ trong giai đoạn hiện nay.

Giải pháp chung là phải tăng cường liên minh, liên kết và tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường để tạo thế vững chắc và nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong nước.

Nếu trong nước chúng ta được chuẩn bị, được hướng dẫn và đi cùng nhau thì các đơn vị, nhà trường sẽ chuyên nghiệp hơn, lớn mạnh hơn. Từ đó, bài toàn về tự tin với quốc tế, vươn tầm quốc tế là đòi hỏi của những người trưởng thành, những đơn vị muốn khẳng định mình.

Luẩn quẩn bài toán kinh tế với phát triển thì không khéo bị bỏ lại phía sau. Hướng đi tốt nhất, sáng suốt nhất trong tự chủ đại học là tự tìm cái hay trong nhau, cái đúng của từng đơn vị để tham khảo áp dụng phù hợp cho mình.

Xin cảm ơn ông!

Chân dung Giáo sư trẻ nhất năm 2022

Chân dung Giáo sư trẻ nhất năm 2022

Sáng nay (1/11), Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách 383 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022. ...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Danh sách ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố 383 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022, trong đó có 34 ...

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: 'Để giữ chân công chức, viên chức có năng lực, cần phải tăng lương'

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: 'Để giữ chân công chức, viên chức có năng lực, cần phải tăng lương'

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu ...

Đại biểu Quốc hội: '16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường'

Đại biểu Quốc hội: '16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường'

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường...

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Hợp tác với đại học uy tín nước ngoài là biện pháp khả thi cho sự phát triển nền đại học chất lượng cao ở nước ta

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Hợp tác với đại học uy tín nước ngoài là biện pháp khả thi cho sự phát triển nền đại học chất lượng cao ở nước ta

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc hợp tác với các đại học có uy tín ở nước ngoài là một biện pháp khả ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 22/11: Thất bại lớn nhất của cuộc đời bạn là gì?

Bài tarot hôm nay 22/11: Thất bại lớn nhất của cuộc đời bạn là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp về thất bại lớn nhất trong cuộc đời mình. Hãy chọn ngay một lá bài để giải mã ...
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Jaguar sẽ trình làng mẫu xe điện mới vào đầu tháng 12/2024

Jaguar sẽ trình làng mẫu xe điện mới vào đầu tháng 12/2024

Mới đây, Jaguar đã chính thức công bố hình ảnh thử nghiệm của mẫu xe thuần điện hoàn toàn mới dựa trên nền tảng Jaguar Electric Architecture.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7-8/12 tại Vạn Phúc, Hà Nội

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7-8/12 tại Vạn Phúc, Hà Nội

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao đã gặp gỡ báo chí thông tin về Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế ...
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động