Toàn cảnh Hội nghị lấy ý kiến của các trí thức ngành khoa học và công nghệ trước Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV. |
Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam-VUSTA) phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trước Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, với nội dung của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ xem xét và thảo luận trên 40 nội dung quan trọng của đất nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
“Đây là lần đầu tiên VUSTA tổ chức hội nghị quy mô với nội dung toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Quốc hội, các ngành ủng hộ, các nhà khoa học nhiệt tình tham gia. Sau Hội nghị này, VUSTA tiếp tục tổng hợp ý kiến thảo luận của các nhà khoa học để gửi đến Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, TSKH. Phan Xuân Dũng cho hay.
Đồng thời, TSKH. Phan Xuân Dũng đề nghị, các trí thức, nhà khoa học tập trung phản ánh, làm rõ những giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội đất nước; phát triển KH&CN, giáo dục và đào tạo; xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức có cơ cấu, số lượng, chất lượng ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước phải bằng và dựa vào KH&CN, KH&CN cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển đất nước…
TSKH. Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Đồng thời, TSKH. Phan Xuân Dũng đề nghị các nhà khoa học tập trung góp ý các vấn đề lớn như:
Thứ nhất, về giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách nhanh và bền vững, phát triển KH&CN, giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu mới rất cao của đất nước và dân tộc.
Thứ hai, phân tích sâu sắc những vấn đề tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách đối với hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo, tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức từ những vấn đề, nội dung, quy định, văn bản chính sách cụ thể… làm cơ sở cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng nghiên cứu, tiếp thu, sửa đổi.
Đồng thời, đề xuất, kiến nghị tâm tư, nguyện vọng của trí thức khoa học và công nghệ với Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức hiện nay và trong tương lai để ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới.
Tại Hội nghị, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Hội nghị là hoạt động thiết thực, quan trọng, góp phần giúp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các ý kiến sâu sắc để hoàn thiện báo cáo của Đoàn Chủ tịch gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Bà Ngọc Ánh nói: "Đây là các kênh quan trọng giúp Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổng hợp được nhiều ý kiến mang tầm vĩ mô, thể hiện sự tổng hợp những mong muốn, kiến nghị của nhân dân cả nước, trong đó có đội ngũ trí thức KH&CN".
TS. Nguyễn Quân cho rằng, cần có chế độ thu nhập thỏa đáng để trí thức yên tâm làm việc, cống hiến trí tuệ của mình xây dựng đất nước. |
Lắng nghe và giao việc cho trí thức
Bày tỏ quan điểm của mình, TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng, hiện nay có ba vấn đề cần lưu ý, nếu làm được, trí thức tự khắc sẽ giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển của đất nước.
Thứ nhất, lãnh đạo phải tin tưởng vào đội ngũ trí thức, phải thực sự lắng nghe và giao việc. Hiện nay, các địa phương, bộ ngành cũng có những chính sách "trải thảm đỏ" mời trí thức về nhưng thực tế họ không được giao việc, vẫn có tình trạng chưa sẵn sàng giao việc.
Thứ hai, phải tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho trí thức, từ phòng thí nghiệm, hội hập quốc tế, tập hợp những người cùng chí hướng, cùng trình độ làm thành những nhóm nghiên cứu mạnh.
Cuối cùng là chế độ thu nhập. Theo ông Nguyễn Quân, cần có chế độ thu nhập thỏa đáng để trí thức yên tâm làm việc, cống hiến trí tuệ của mình xây dựng đất nước. Thu nhập vẫn là vấn đề rất quan trọng để giữ chân trí thức.
Điều quan trọng hơn nữa là, trí thức được giao quyền tự chủ trong hoạt động khoa học, công nghệ, trong đó có tự chủ về nhiệm vụ, về cơ sở vật chất. Nếu các trí thức, nhà khoa học không được tự quyết làm việc gì, sử dụng kinh phí ngân sách như thế nào, tuyển dụng, hợp tác ra sao thì các chính sách trọng dụng nhân tài sẽ không phát huy hiệu quả.
TS. Nguyễn Quân khẳng định, tất cả những vấn đề đó cần phải được tháo gỡ. Khi trí thức được đãi ngộ xứng đáng thì họ mới yên tâm cống hiến. Từ đó, cần ban hành Luật về hội nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát để các nghị định, thông tư, chính sách đã ban hành được thực hiện nghiêm túc nhất, đầy đủ nhất.
Cần giải pháp mạnh mẽ để phát triển KH&CN
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, PGS. TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế - ngân sách Quốc hội khóa XI cho hay, trong thời gian qua, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động của nước ta đã cải thiện. Tuy nhiên, theo ông Thanh, Quốc hội, Chính phủ vẫn cần quan tâm nhiều hơn nữa, có chính sách, giải pháp mạnh mẽ hơn để phát triển KH&CN, chuyển giao công nghệ và sử dụng đội ngũ trí thức KH&CN.
PGS. TS. Đặng Văn Thanh cho rằng, việc áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng, dành 35% tổng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển là đúng đắn, tạo tiềm lực cho đất nước trong thời gian tới. Nhưng tiến độ giải ngân, tốc độ triển khai còn chậm, đòi hỏi các biện pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công, giải ngân các khoản vốn vay kịp thời hơn.
Theo đó, cần kiểm tra chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi từ khâu chuẩn bị dự án, chuẩn bị đầu tư và từng công đoạn trong quá trình đầu tư, thực hiện dự án, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về giải quyết. Ngoài ra, cần tính đến và kịp thời có biện pháp xử lý những trường hợp đặc thù.
PGS. TS Đặng Văn Thanh đề xuất Quốc hội, Chính phủ có chính sách và giải pháp ổn định để nâng cao chất lượng thị trường tài chính, tạo lòng tin của các nhà đầu tư, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Một số chính sách thuế và quản lý thuế đối với hoạt động KH&CN đã không còn phù hợp, nên Quốc hội cần sớm đưa vào chương trình xây dựng Luật.
| Thách thức mới về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Những cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường mà Việt ... |
| Các cơ quan báo chí cần tiếp tục làm đậm nét và đặc sắc tính khoa học trong từng bài viết Các cơ quan báo chí cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, phát huy truyền thống, giữ vững bản sắc, làm đậm nét và ... |
| Vì một Liên hiệp Hội Việt Nam ở tầm cao mới... Theo TSKH. Phan Xuân Dũng, cần phát huy vai trò của các hội khoa học và kỹ thuật địa phương để xây dựng và phát ... |
| Theo TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hàng nghìn công trình đoạt Giải Sáng tạo khoa ... |
| Báo chí chính thống vẫn có chỗ đứng vững chắc trong 'trận địa' thông tin mở Nhà báo Nguyễn Thành Lợi cho rằng, báo chí vẫn có chỗ đứng vững chắc trong "trận địa" thông tin mở như hiện nay. Muốn ... |