TS. Nguyễn Thị Phương Dung và dự án lan tỏa cảm hứng giáo dục trong cộng đồng

Với kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Phương Dung đang góp phần lan tỏa giá trị giáo dục trong cộng đồng thông qua dự án chị tự sáng lập có tên “Inspire Education – Vietnam” (Truyền cảm hứng giáo dục - Việt Nam).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Nguyễn Thị Phương Dung. (Ảnh: NVCC)
TS. Nguyễn Thị Phương Dung. (Ảnh: NVCC)

TS. Nguyễn Thị Phương Dung hiện là giáo sư về Sinh hoá và Sinh học phân tử tại Đại học Oklahoma (OSU), Mỹ. Trước đó, với cơ duyên được thực tập sáu tháng ở Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vào năm 2006, chị được tiếp cận với các công cụ nghiên cứu hiện đại và được học hỏi trực tiếp từ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm tại USDA.

Đây cũng là động lực rất lớn cho chị trong việc xin học bổng học tiến sĩ về Sinh học phân tử tại Đại học Missouri.

Bài học từ môi trường giáo dục Mỹ

Với hơn bảy năm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Phương Dung cho rằng: “Môi trường giáo dục Mỹ từ cấp phổ thông đến đại học đều chú trọng “lấy người học làm trung tâm” để cải tiến, xây dựng chương trình học phù hợp nhất. Thông qua đó, học sinh tại Mỹ có cơ hội phát triển tiềm năng. Các em còn được tạo nhiều điều kiện để theo đuổi đam mê, miễn là học sinh có sự nỗ lực, biết chủ động tìm sự hỗ trợ từ thầy cô”.

Điều mà chị Dung tâm đắc nhất là bên cạnh đào tạo học thuật, giáo dục Mỹ đồng thời chú trọng giáo dục toàn diện về thể chất, nghệ thuật, kỹ năng xã hội, tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo, tinh thần phục vụ cộng đồng,… một cách liên tục và nhất quán từ cấp phổ thông. Vì vậy, người học thường rất tự tin, luôn ý thức rõ về quyền lợi của mình trong lúc đi học.

Học sinh, sinh viên Mỹ thường có ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải một cách mạnh mẽ, đồng thời tinh thần thiện nguyện đối với cộng đồng trở thành thói quen trong cuộc sống thường nhật. Đây là những điều mà chị mong muốn phát triển hơn nữa ở nền giáo dục Việt Nam trong tương lai, với sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Là giảng viên tâm huyết, cũng là một người đam mê nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Phương Dung luôn tìm ra cho mình những phương pháp học tập và làm việc tối ưu để có thể mang lại hiệu quả.

Chị nói: “Tôi có thói quen làm việc theo kế hoạch, vạch ra chiến lược tổng quát trước khi bắt tay vào làm, tức là hình dung trước kết quả mà mình mong muốn đạt được cuối cùng, sau đó lên chiến lược để đạt được mục tiêu ấy hiệu quả nhất trong khả năng và thời hạn cho phép.

Tôi cũng thường lên kế hoạch theo tuần/ngày cho công việc cần làm, cố gắng giải quyết theo thứ tự ưu tiên, đồng thời bám sát các chiến lược đã đề ra trong từng giai đoạn”.

Hơn nữa, TS. Nguyễn Thị Phương Dung luôn tâm niệm, phải học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để giảm bớt số lần thử và số lần sai, không ngại khám phá cái mới để mở rộng trải nghiệm. Chị chia sẻ: “Tôi cũng ít khi so sánh với người khác, vì chỉ cần bản thân mình hôm nay tiến bộ hơn mình của hôm qua là được. Nếu có, mình chỉ nhìn tấm gương thành công của người khác để mở rộng tầm nhìn và tạo thêm cảm hứng cho mình phấn đấu học hỏi”.

Trải nghiệm thực tế và lắng nghe cảm xúc

“Inspire Education - Vietnam” là dự án mà TS. Nguyễn Thị Phương Dung đang dành rất nhiều tâm huyết nhằm lan tỏa giá trị giáo dục trong cộng đồng. Thông qua dự án này, chị có cơ hội hợp tác, chia sẻ với các đồng nghiệp và tổ chức có cùng lý tưởng, tầm nhìn về việc cải thiện giáo dục Việt Nam.

Đặc biệt, đây chính là kênh mà chị có thể chia sẻ những kinh nghiệm quý giá của mình đến các sinh viên Việt Nam, mong muốn họ có sự chuẩn bị và đầu tư tốt hơn về tư duy, phát triển sự nghiệp, hay chuẩn bị chiến lược du học hoặc làm việc ở nước ngoài một cách hiệu quả hơn.

Dự án hiện có sự hỗ trợ của mạng lưới các chuyên gia giáo dục với nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ đến bạn trẻ.

Mới đây, xuất hiện trong chương trình nhân vật truyền cảm hứng do Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Mỹ tổ chức, TS Nguyễn Thị Phương Dung nhắn nhủ, các bạn trẻ hãy dành thời gian nói chuyện, học hỏi những người đi trước để tìm hiểu người thật, việc thật trong các lĩnh vực mà mình quan tâm, sau đó tự đối chiếu với bản thân xem có phù hợp hay không.

Chị nhấn mạnh: “Ví dụ, bạn muốn học công nghệ thông tin (CNTT) thì trong lúc đi học, ít nhất môn toán phải nổi trội hơn các môn khác, vì đó là môn đòi hỏi tính logic cao mà ngành CNTT yêu cầu, hay muốn làm bác sĩ thì ít ra mình cũng giỏi sinh học, không sợ máu me hay xác chết. Trong trường hợp không biết bản thân giỏi lĩnh vực nào, các bạn cũng có thể tìm hiểu bằng các bài kiểm tra năng lực từ miễn phí đến chuyên nghiệp như Gallup/Clifton StrengthsFinder…

Sau đó, bạn hãy tìm cơ hội để cọ xát với công việc đó, để thấy mặt sáng lẫn mặt tối của công việc đó; đừng vội nhìn vào mặt hào nhoáng mà nghĩ mình chắc chắn sẽ chịu được những mặt trái gai góc của nó”. Chị Dung cho rằng, hai điều quan trọng nhất mà bạn trẻ cần chính là: trải nghiệm thực tế và lắng nghe cảm xúc của mình khi đối mặt với những khó khăn đặc thù của công việc đó.

Theo chị, “làm gì cũng phải có say mê thì mới có thể theo đuổi lâu dài, vượt qua được những khó khăn, thử thách trên con đường đó để ngày càng phát triển hơn nữa. Say mê cho ta biết rằng, chúng ta có đầu tư bao nhiêu công sức cho công việc đó cũng là xứng đáng”.

Nữ giáo sư Việt tại OSU cũng muốn nhắn gửi lời khuyên đến các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ du học đến đại học Mỹ: “Phần lớn các trường đại học tốt ở Mỹ thường tạo điều kiện và môi trường phát triển rất tốt cho du học sinh, nếu các bạn có chiến lược cụ thể rõ ràng cho từng năm để tận dụng hiệu quả các hỗ trợ của trường. Đặc biệt, các bạn nên thường xuyên gặp Academic Advisor (cố vấn học tập) để được tư vấn môn học mỗi kỳ”.

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết ‘Giáo dục tình cảm’ của Gustave Flaubert

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết ‘Giáo dục tình cảm’ của Gustave Flaubert

'Giáo dục tình cảm' (tiếng Pháp: L'éducation sentimentale) của Gustave Flaubert được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết có ảnh hưởng nhất thế ...

TS. Vũ Thu Hương: Những con số trong báo cáo giáo dục liệu có biết... nói?

TS. Vũ Thu Hương: Những con số trong báo cáo giáo dục liệu có biết... nói?

Nhìn từ câu chuyện phân luồng hướng nghiệp lớp 9 gây tranh cãi thời gian vừa qua có thể thấy đây là bệnh thành tích. ...

Đọc thêm

Truyền thông châu Á dự đoán Xuân Son sẽ giúp đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Truyền thông châu Á dự đoán Xuân Son sẽ giúp đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Truyền thông châu Á khen ngợi tiền đạo Nguyễn Xuân Son và đội tuyển Việt Nam với chiến thắng 2-1 trước Thái Lan - đương kim vô địch ASEAN
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm ...
Argentina kiện Venezuela lên Tòa án Hình sự quốc tế, 'đòi' thả một sĩ quan

Argentina kiện Venezuela lên Tòa án Hình sự quốc tế, 'đòi' thả một sĩ quan

Chính phủ Argentina đã đệ đơn kiện Venezuela lên ICC với cáo buộc nước này giam giữ một thành viên của Lực lượng hiến binh quốc gia Argentina.
VinFast đổi tên loạt ô tô điện

VinFast đổi tên loạt ô tô điện

Bước sang năm 2025, VinFast đã công bố đổi tên phiên bản của một số dòng xe điện nhằm thể hiện rõ nét hơn định hướng phát triển sản phẩm.
Hyundai Staria thuần điện dự kiến sẽ ra mắt đầu năm 2025

Hyundai Staria thuần điện dự kiến sẽ ra mắt đầu năm 2025

Mẫu MPV cỡ lớn Hyundai Staria sẽ ra mắt thêm phiên bản thuần điện vào đầu năm 2025.
NÓNG! Cảnh sát Hàn Quốc tiến vào dinh thự của Tổng thống Yoon Suk Yeol để thực thi lệnh bắt giữ, nguy cơ xảy ra xung đột lớn đến đâu?

NÓNG! Cảnh sát Hàn Quốc tiến vào dinh thự của Tổng thống Yoon Suk Yeol để thực thi lệnh bắt giữ, nguy cơ xảy ra xung đột lớn đến đâu?

Các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol để tìm cách bắt giữ ông.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Phiên bản di động