TIN LIÊN QUAN | |
Kinh nghiệm cải cách kinh tế quốc tế và bài học đối với Việt Nam | |
Hội nhập vừa là cơ hội vừa là sức ép |
Theo ông, doanh nghiệp đang phải đối mặt với những rủi ro gì trong kinh doanh?
Hiện nay thời gian thực hiện thủ tục hành chính là 10 ngày, tức là doanh nghiệp sẽ mất thời gian chờ là 10 ngày. Rút xuống 5 ngày sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một số yếu tố khác, không tính được bằng tiền nhưng lại tạo ra những rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh chính là chi phí cơ hội. Tôi lấy ví dụ, nếu doanh nghiệp biết trước các thủ tục hành chính sẽ chỉ trong 10 ngày – điều này có thể tăng về mặt chi phí nhưng không tạo nên tính rủi ro. Nhưng nếu doanh nghiệp không dự kiến là liệu thời gian này có được đảm bảo hay không thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong kinh doanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh đôi khi chính là sự tiên liệu trong thủ tục hành chính.
TS. Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) . (Nguồn: Dân Trí) |
Một bất cập nữa là hiện nay phần lớn các giấy phép hoạt động chỉ có thời hạn là 5 năm, sau đó doanh nghiệp lại phải làm thủ tục gia hạn. Giả sử nếu một doanh nghiệp đầu tư rất nhiều tiền vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng khi hết thời hạn lại không thể gia hạn giấy phép, chắc chắn sản xuất sẽ bị đình trệ, thiệt hại vật chất sẽ rất lớn vì nếu còn tiếp tục hoạt động doanh nghiệp có thể bị xử phạt, thậm chí là bị rút giấy phép hoạt động. Và nếu tôi là nhà đầu tư thì tôi sẽ chọn cách kinh doanh ngắn hạn.
Trong trường hợp giấy phép đầu tư là 20 năm thì có thể kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khác, có thể đầu tư bài bản, có chiến lược lâu dài, bền vững và có lợi ích trong vòng 20 năm. Khoảng thời gian đó, doanh nghiệp sẽ chỉ phải lo về nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường chứ không phải “nơm nớp” lo sợ bị rút giấy phép như hiện nay. Đôi khi những chi phí cơ hội như vậy không được thống kê dưới một con số cụ thể, nhưng nếu được đặt trong những trường hợp cụ thể, đó sẽ là con số thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến hướng phát triển bền vững và tư duy kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng, một trong những yếu tố khiến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 có thể khó khả thi là do rất nhiều hộ kinh doanh cá thể hiện nay không“mặn mà” với việc chuyển đổi lên doanh nghiệp. Ông nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?
Tôi cho rằng, nếu chúng ta chỉ thông qua tuyên truyền và nâng cao nhận thức để vận động các hộ kinh doanh cá thể chuyển lên doanh nghiệp thì sẽ khó thành công. Chắc chắn, các hộ kinh doanh sẽ cân nhắc họ sẽ được lợi gì khi chuyển đổi lên doanh nghiệp. Nếu không có lợi họ sẽ không chuyển, trừ khi bị ép buộc.
Về lâu dài, cùng với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức thì những cải cách căn bản về môi trường kinh doanh, những rào cản về thể chế, pháp luật phải thực sự được xóa bỏ thì khi đó, ngay cả khi chúng ta không ép buộc, các hộ kinh doanh cá thể cũng sẽ tự động chuyển đổi vì yếu tố an toàn, lâu dài và bền vững.
Vì vậy, giải pháp tối ưu là vẫn phải cải thiện môi trường kinh doanh một cách tốt nhất thì mới thúc đẩy được hoạt động kinh doanh nói chung. Nếu làm được điều này thì con số 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 mà chúng ta đặt ra theo tôi là vẫn còn khá khiếm tốn. Hiện nay chúng ta có tới hơn 90 triệu dân, nếu cứ tính 10 người dân cần có 2 doanh nghiệp thì con số vài triệu doanh nghiệp đối với chúng ta là có thể đạt được.
Ông đánh giá như thế nào về cách thức điều hành, tổ chức thực hiện cải cách thời gian qua?
Những cải cách mà Chính phủ đưa ra trong thời gian qua rất mạnh mẽ, các cam kết đầy đủ và chi tiết. Nhưng tôi cho rằng, quá trình cải cách của chúng ta chưa thành công như mong đợi, có cải thiện nhưng chưa thực sự tạo ra sự đột phá. Nếu như chưa thể tạo ra sự đột phá thì rất khó có sự thay đổi và phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ, lâu dài.
Thủ tục hành chính rườm rà vẫn là một trong những yếu tố cản bước doanh nghiệp. (Nguồn: Báo Kiểm toán) |
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, khâu tổ chức thực hiện các cải cách chiếm phần quyết định quan trọng. Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra tính toán, nếu chúng ta có giải pháp, có cam kết mạnh mẽ, nhưng không tổ chức thực hiện được thì chúng ta chỉ thành công có 5% mà thôi.
Như vậy, 95% còn lại sẽ là việc chúng ta sẽ thực thi cải cách, đề ra các chương trình chiến lược như thế nào, để đảm bảo cải cách được thành công.
Đơn cử như Nghị quyết 19 về môi trường kinh doanh. Đây là một nghị quyết rất tốt về mặt nội dung lẫn cam kết chính trị, nhưng khâu tổ chức thực thi của chúng ta lại chưa được đầy đủ, toàn diện và đúng thời hạn.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để tạo ra sự đột phá trong cải cách, các nước đều áp dụng song song hai cách thức. Cách thức thứ nhất mà chúng ta vẫn đang thực hiện là để các Bộ, ngành tự rà soát để cải cách. Cách thức thứ 2, có yếu tố tác động quan trọng hơn, là cần có sự áp đặt từ trên xuống. Đó là Chính phủ phải tạo ra các chương trình cải cách và áp đặt thực thi xuống các Bộ, ngành. Theo tôi, Việt Nam nên tham khảo và áp dụng cách làm này.
Môi trường kinh doanh Việt Nam hướng tới chuẩn mực hàng đầu APEC Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit) với chủ đề Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy vừa chính ... |
Đóng góp cho “bình minh của đất nước” Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp ngày 17/5, những cam kết mạnh mẽ thể hiện quyết tâm kiến tạo môi trường ... |
Khi doanh nghiệp “chấm điểm” chính quyền địa phương Doanh nghiệp trong nước đánh giá tích cực hơn về môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế của cơ quan quản lý ... |