TS. Trịnh Lê Anh: Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách

Nguyệt Anh
(thực hiện)
Để ngành Du lịch Việt Nam "chuyển mình" và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong tương lai, cần tăng cường các biện pháp du lịch bền vững và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Trịnh Lê Anh: Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách
TS. Trịnh Lê Anh cho rằng, việc áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của Chuyên gia du lịch – sự kiện, TS. Trịnh Lê Anh, Trưởng Bộ môn Quản trị sự kiện, Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN với Báo Thế giới và Việt Nam.

Còn nhiều rào cản

Nhìn lại ngành Du lịch năm 2023 vừa qua, anh đánh giá thế nào về những cái đã làm được và chưa làm được?

Điểm nổi bật trong năm 2023 là sự tăng trưởng số lượng khách của thị trường khách nội địa và quốc tế. Mặc dù còn xa so với kỷ lục trước dịch Covid-19, nhưng thị trường khách quốc tế chỉ trong 11 tháng đầu năm đã đạt khoảng 11,2 triệu lượt khách.

Như vậy, ngành Du lịch đã vượt mục tiêu lần 1 và đạt trên 85% mục tiêu mới. Chính sách thị thực (visa) cởi mở hơn là một trong những nguyên nhân khách nước ngoài đến Việt Nam liên tục tăng trong những tháng cuối năm 2023. Du lịch Việt Nam đón nhận nhiều giải thưởng quan trọng tại Lễ trao giải World Travel Awards 2023, có thể coi là cơ hội quý để quảng bá du lịch Việt Nam ra toàn cầu, với kỳ vọng phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế trong thời gian tới.

Theo các báo cáo của thế giới, dòng khách quốc tế có xu hướng thay đổi điểm đến rõ rệt, khi tình hình thế giới trong năm có nhiều biến động như xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế ở các thị trường du lịch chính như Mỹ và châu Âu. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được xem là đích đến an toàn với giá cả phù hợp. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia được Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá xếp hạng cao về mức độ an toàn cùng với giá cả chi tiêu phù hợp cho đa phần các phân khúc khách du lịch.

Vậy còn thị trường du lịch nội địa thì thế nào, thưa anh?

Thị trường du lịch nội địa tỏ ra là thị trường chủ lực của ngành trong năm qua, khi 11 tháng đầu năm 2023 khách nội địa đạt 103,2 triệu lượt, vượt qua con số cả năm 2019. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng qua ước đạt 616 nghìn tỷ đồng. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này đạt được nhờ nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thời gian vừa diễn ra nhiều sự kiện nổi bật giúp thu hút lượng du khách lớn.

Ngoài những kỳ nghỉ dài ngày như 30/4-1/5, Quốc khánh 2/9, thì còn có nhiều hoạt động sôi nổi ở các địa phương như: Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 17; Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2023; Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa; Lễ hội Thành Tuyên 2023; Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn… Để kích cầu du lịch, các công ty du lịch, ứng dụng du lịch và cả nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tiếp liên tiếp tung ra chương trình giảm giá, khuyến mại, nhằm tái tạo lại thói quen đi du lịch của khách.

Theo khảo sát của Vietnam Report, 78,6% số doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng lên so với năm 2022, trong đó, 14,3% doanh nghiệp có mức tăng đáng kể. Đối với chỉ tiêu về lợi nhuận, 71,4% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng, trong đó, nhóm khách sạn có mức tăng trưởng về lợi nhuận cao hơn với 85,7% doanh nghiệp ghi nhận. Sự tăng trưởng của thị trường khách du lịch tạo ra những tác động tích cực tới khách sạn.

Thị trường này đã bước đầu hồi phục so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều cho thấy, sự tăng trưởng so với năm 2022 ở công suất và giá phòng. Tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung đạt 15.641 phòng, công suất phòng đạt trung bình 58% với mức giá 1,9 triệu đồng/phòng/đêm.

Đối với thị trường Hà Nội, nguồn cung đạt 10.962 phòng, công suất phòng ở mức 61% với giá 2,7 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 22% theo năm, mức giá này đã vượt mức giá của năm 2019 (chỉ với 2,5 triệu đồng/phòng/đêm). Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 71,4% khách sạn cho biết, tổng số lượt khách phục vụ tăng trên 100% so với năm 2022, cho thấy khả năng hồi phục mạnh mẽ của thị trường khách sạn tại Việt Nam. Dẫu có những điểm sáng như trên: Việt Nam hoàn thành mục tiêu đặt ra và đạt nhiều giải thưởng quốc tế nhưng rất khó để nói du lịch năm 2023 thành công rực rỡ.

Còn nhớ, trong Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, ngày 15/3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận xét "du lịch Việt Nam đi trước về sau" khi Việt Nam mở cửa sớm so với nhiều nước trong khu vực nhưng lại chưa thành công trong việc hút khách quốc tế.

TS. Trịnh Lê Anh: Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách
Bãi Đông (Nghi Sơn - Thanh Hóa) là một trong những điểm đến thú vị. (Nguồn: VNE)

Ngành Du lịch phải "chuyển mình"

Nhìn ra các nước trong khu vực thì sao?

Dù Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế, cao gấp 1,6 lần tổng 5 triệu lượt khách năm 2022, cần nhìn vào chỉ số phục hồi so với trước dịch để đánh giá sự thành công. Nếu đặt theo tham chiếu này, Việt Nam chỉ đặt mục tiêu khá thấp là phục hồi bằng 44% so với năm 2019. Trong khi đó, nhìn trong khu vực: Malaysia đã phục hồi hoàn toàn so với trước dịch khi đạt mốc 26 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.

Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, trong 11 tháng, Thái Lan đón hơn 23 triệu lượt khách và đặt mục tiêu phục hồi 75% so với cùng kỳ 2019. Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tại Việt Nam vẫn có chung cảm nhận trải qua một năm ảm đạm.

Các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực dịch vụ gặp khó khăn do lượng khách tour giảm mạnh. Năm 2023, lượng khách nội địa vượt năm 2022 nhưng số khách đi tour giảm mạnh do kinh tế suy thoái trên toàn cầu. Khách đi theo hình thức tự túc hoặc mua một phần tour như combo phòng và khách sạn. Thay vì đi dài ngày và xa, khách chọn các chuyến đi trong ngày, ngắn ngày và các điểm đi gần. Chi tiêu dành cho du lịch cũng tiết kiệm hơn.

Anh kỳ vọng gì về bức tranh du lịch năm 2024? ngành du lịch cần phải “chuyển mình” thế nào?

Năm 2024, trong lĩnh vực du lịch toàn cầu và tại Việt Nam sẽ phát triển một số xu hướng nổi bật: Một là, tăng cường sự kết nối và ảo hóa với việc áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật số nhằm thay đổi trải nghiệm tương tác. Hai là, bền vững và sinh thái Xanh, giảm tác động tiêu cực lên môi trường và cộng đồng. Ba là, đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nội địa. Với những xu hướng này, Việt Nam, với vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo, có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế và trong nước.

Tuy nhiên, sự thành công của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào cách quản lý và phát triển bền vững của các địa phương và quốc gia. Để ngành du lịch Việt Nam có thể "chuyển mình" và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong tương lai, một số điểm quan trọng mà ngành cần tập trung.

Đó là, tăng cường các biện pháp du lịch bền vững để giữ gìn môi trường và cộng đồng địa phương. Cải thiện chất lượng dịch vụ. Tận dụng công nghệ kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm du lịch, từ quảng bá trực tuyến đến dịch vụ và giao tiếp trong quá trình du lịch, phát triển ứng dụng du lịch thông minh và các giải pháp trực tuyến để giúp du khách dễ dàng quản lý và tận hưởng hành trình của mình. Tăng cường chiến lược quảng bá để thu hút du khách quốc tế thông qua các chiến dịch quảng bá hiệu quả và sáng tạo. Hợp tác giữa ngành du lịch và cộng đồng, đảm bảo rằng ngành du lịch mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và du khách.

Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch nội địa, phát triển các điểm đến du lịch mới và đa dạng hóa trải nghiệm. Đảm bảo các biện pháp an toàn và y tế hiệu quả để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, giúp du khách cảm thấy an tâm khi du lịch. Chuyển đổi của ngành du lịch Việt Nam đòi hỏi sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và du khách. Điều này sẽ giúp ngành du lịch phát triển bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên.

Tận dụng trí tuệ nhân tạo

Vậy có kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch mà chúng ta có thể học hỏi?

Một số quốc gia đã triển khai thành công các chiến lược để khôi phục ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. New Zealand, ví dụ, tập trung vào quảng bá du lịch nội địa và đảm bảo an toàn cho du khách. New Zealand đã tạo ra chiến dịch quảng bá "Tiếp tục khám phá Aotearoa" để thúc đẩy du lịch nội địa, tăng cường kỳ nghỉ trong nước để hỗ trợ ngành du lịch và kích thích nền kinh tế nội địa.

Thái Lan đã thực hiện chính sách "Phòng chống 3C": Cleanliness (sạch sẽ), Confidence (tự tin) và Convenience (thuận tiện). Thái Lan đã áp dụng biện pháp an toàn như chương trình "Amazing Thailand Safety and Health Administration" (SHA), giúp các doanh nghiệp du lịch đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.

Điều này đã tăng cường lòng tin của du khách và đưa ra thông điệp tích cực về sự chuẩn bị an toàn. Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược "K-New Deal for Tourism", tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch công nghệ cao và kích thích ngành công nghiệp du lịch thông qua các dự án cải thiện hạ tầng.

Ở Singapore đã mở rộng chương trình "SingapoRediscovers" để khuyến khích người dân tham gia các trải nghiệm du lịch nội địa, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho ngành Du lịch. Việc nghiên cứu và áp dụng các chiến lược tương tự từ những quốc gia này có thể giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn thu nhập từ du lịch và tăng cường sức hấp dẫn cho du khách trong thời kỳ hậu Covid-19.

Việc áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo quan trọng như thế nào trong phát triển du lịch?

Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng bằng cách cải thiện trải nghiệm du khách và tối ưu hóa quản lý ngành. Công nghệ & AI có thể giúp tối ưu hóa trải nghiệm du khách: Hệ thống AI có thể cá nhân hóa các gợi ý và đề xuất dựa trên dữ liệu cá nhân, giúp du khách có trải nghiệm tốt hơn và cá nhân hóa hơn.

Đồng thời, AI có thể giúp dự đoán nhu cầu du lịch và quản lý nguồn cung, từ đó tối ưu hóa giá cả và tạo ra mô hình kinh doanh linh hoạt. Bên cạnh đó, công nghệ AI có thể sử dụng trong các hệ thống an ninh, giúp theo dõi và phòng ngừa rủi ro, đồng thời bảo vệ dữ liệu du khách.

Chatbot và hệ thống tương tác AI giúp cung cấp thông tin nhanh chóng và hỗ trợ du khách suốt hành trình của họ. Sử dụng AI để phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng, giúp các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Một cách cụ thể hơn về ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong du lịch bao gồm:

Nhiều khách sạn đã triển khai hệ thống AI để dự đoán nhu cầu đặt phòng, tối ưu hóa giá và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa cho du khách. Các trang web du lịch và ứng dụng di động thường sử dụng chatbot AI để cung cấp thông tin, hỗ trợ đặt vé và giải đáp câu hỏi của du khách một cách tức thì.

Ứng dụng điện thoại thông minh có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp hướng dẫn du lịch tương tác, điều chỉnh dựa trên sở thích và lịch trình của du khách. Công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu lớn để dự đoán xu hướng giá vé và chỗ ở, giúp du khách lựa chọn thời điểm và địa điểm du lịch phù hợp.

Các khu du lịch có thể tích hợp hệ thống an ninh sử dụng AI để nhận diện nguy cơ và phản ứng nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho du khách. Những ứng dụng này không chỉ tăng cường trải nghiệm du khách mà còn giúp ngành Du lịch tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Như thế, kết hợp công nghệ và trí tuệ nhân tạo có thể nâng cao khả năng quản lý và trải nghiệm du lịch, đồng thời giúp ngành phát triển một cách bền vững và thông minh.

Xin cảm ơn ông!

Chuyên gia Đức: Tôi đã phải lòng Việt Nam từ những ngày đầu tiên

Chuyên gia Đức: Tôi đã phải lòng Việt Nam từ những ngày đầu tiên

GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam hào hứng chia sẻ về tình yêu văn hóa, ...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

Có lẽ, thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2023 là về ngoại giao. Chưa có năm nào hoạt động ngoại giao ...

Để du lịch MICE Việt Nam 'cất cánh'

Để du lịch MICE Việt Nam 'cất cánh'

Từ những điều kiện, tiềm năng vốn có, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến du lịch MICE hấp dẫn và "cất cánh”…

Xem nhiều

Đọc thêm

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Loạt ngân hàng trung ương châu Á bật chế độ 'phòng thủ', Indonesia 'ra tay' cứu đồng Rupiah

Loạt ngân hàng trung ương châu Á bật chế độ 'phòng thủ', Indonesia 'ra tay' cứu đồng Rupiah

Các ngân hàng trung ương trên khắp châu Á đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn...
Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Lễ hội mua sắm năm 2024 diễn ra từ 20–24/12 tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội với quy mô khoảng 120 gian hàng, trên 1.000 dòng sản phẩm được ...
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong ...
Lịch cúp điện Hậu Giang  hôm nay ngày 20/12/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 20/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/12/2024.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Văn phòng Đảng uỷ - Đoàn thể, Bộ Ngoại giao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Văn phòng Đảng uỷ - Đoàn thể, Bộ Ngoại giao

Chiều ngày 19/12, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Văn phòng ...
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến được yêu thích tại Hà Giang.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Khắp các tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ… tấp nập người qua lại để chụp ảnh, sắm sửa những món quà Giáng sinh lung linh rực rỡ.
Ẩm thực Hà Nội được 'điểm danh' trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới

Ẩm thực Hà Nội được 'điểm danh' trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới

Những năm gần đây, ẩm thực Hà Nội 'làm mưa làm gió' trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới.
Thái Nguyên: Ban Quản lý Khu Di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa đón tiếp gần 110.000 lượt khách

Thái Nguyên: Ban Quản lý Khu Di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa đón tiếp gần 110.000 lượt khách

Năm 2024, Ban Quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa tổ chức đón tiếp, phục vụ trên 2.260 đoàn, với gần 110.000 lượt khách trong nước, quốc tế.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Giới thiệu chương trình nghệ thuật đặc sắc của nghệ sĩ Hong Kong tại Việt Nam

Giới thiệu chương trình nghệ thuật đặc sắc của nghệ sĩ Hong Kong tại Việt Nam

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Zuni Icosahedron sẽ giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ thuật vào tối 18/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Sân chơi âm nhạc mới cho các tài năng piano

Sân chơi âm nhạc mới cho các tài năng piano

Liên hoan Cuộc thi piano quốc tế Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức với mục tiêu trở thành một trong những sự kiện âm nhạc quan trọng nhất của Việt Nam.
‘Khai mở’ tiềm năng nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển văn hóa quốc gia

‘Khai mở’ tiềm năng nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển văn hóa quốc gia

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu để khai thác hiệu quả khoản đầu tư vào phát triển văn hóa quốc gia.
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh' đã tái hiện nét đẹp văn hóa thời nhà Trần - một triều đại giàu bản sắc trong lịch sử Việt Nam.
Phiên bản di động