TIN LIÊN QUAN | |
Trước dư luận về bộ sách giáo khoa lớp 1 có nhiều 'mập mờ', Bộ GD&ĐT yêu cầu thanh tra | |
Phải xóa độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa |
TS. Vũ Thu Hương. (Ảnh: NVCC) |
Mấy ngày nay, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt danh sách về bộ sách lớp 1 của Trường tiểu học An Phong (TP. Hồ Chí Minh) với tổng chi phí lên tới hơn 800.000 đồng. Sự việc này giống như giọt nước tràn ly, cơ hội để phụ huynh "xả" những bức xúc của mình khi con tựu trường với không ít khoản thu đầu năm và lo sợ áp lực học tập đè lên vai của những đứa trẻ 6 tuổi.
Trước dư luận với những ý kiến trái chiều về bản danh sách với 23 đầu sách cho học sinh lớp 1. Tiến sĩ có quan tâm?
Tôi đã đọc các ý kiến đó. Phần lớn những ý kiến này đếu đền từ những người chưa cầm các cuốn sách để đọc và tham khảo, cũng không hiểu rõ về giáo dục tiểu học. Những nhận định và phán xét của họ khiến chúng tôi rất tổn thương dù không phải là người trực tiếp làm sách giáo khoa lớp 1.
Để làm một cuốn sách giáo khoa cho học sinh lớp 1, các giáo sư phải nắm được rất rõ tâm sinh lý trẻ, tìm cách "dịch" các bài học sang cách hiểu của trẻ, tìm cách thể hiện bằng hình ảnh (với sự trợ giúp của họa sĩ). Sau đó, sách sẽ được đọc đi đọc lại, thẩm định rất nhiều lần để tìm ra các vấn đề cần sửa.
Như vậy, làm ra một cuốn sách giáo khoa mất rất nhiều công sức. Tuy nhiên, nếu đã có kinh nghiệm làm xuất bản, chúng ta sẽ biết giá in ấn cho một cuốn sách dày 40 - 100 trang sẽ rơi vào tầm 20 - 40 ngàn đồng. Với giá sách giáo khoa từ 15 - 40 ngàn, ai làm xuất bản cũng thấy là quá rẻ. Vì thế, nghi ngờ tiêu cực ở đây thật sự gây tổn thương cho những người làm sách.
“Với học sinh lớp 1, quan điểm của tôi là không cần thiết phải mua sách tham khảo, tránh gây lãng phí cho phụ huynh. Chúng ta hướng đến mục tiêu giảm tải, giảm áp lực học hành cho học sinh, việc phải mua nhiều sách như vậy là đi ngược chủ trương này”, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam |
Có người làm một phép tính, lớp 1 mà có tới 23 cuốn, học 35 tuần. Tức năng lực của các cháu trung bình 1 tuần rưỡi sẽ “xử lý” xong 1 cuốn. Lớp 1 mà phải “cõng” tới 23 đầu sách có phải là căn bệnh nhồi nhét kiến thức quá mức?
Đó là họ đang tính toán hết sức "cơ học" cho việc học tập của học sinh. Với các cuốn sách, học sinh và giáo viên đều có các kế hoạch rất rõ ràng, chi tiết để làm việc với sách.
Trước hết, phải khẳng định là các cuốn sách phần lớn là mỏng, chỉ độ 20 - 30 trang, trong sách rất nhiều hình vẽ minh họa. Các con lớp 1 không đọc sách theo cách của người lớn mà sẽ nhìn hình để cảm nhận màu sắc, hình khối và các kiến thức truyền tải trong hình. Việc này khá đơn giản với các con.
Nếu đã từng tìm cách truyền tải kiến thức cho một học sinh 6 tuổi, bạn sẽ thấy việc đó vô cùng khó khăn. Nhưng với những hình ảnh minh họa dễ hiểu, trẻ sẽ hiểu rất nhanh và làm các bài học một cách dễ dàng. Do vậy, nhiều sách không phải là làm khó trẻ mà đang giúp các con học nhẹ nhàng nhất.
TS. Vũ Thu Hương trong một giờ học. (Ảnh: NVCC) |
Vấn đề nằm ở chỗ, trẻ em nước ta đang phải "cõng" một lượng kiến thức quá lớn, quá áp lực đối với các em?
Có nhiều sách là để giảm tải chứ không phải tăng tải. Thường người lớn nghĩ sách sẽ là các trang đặc chữ nhưng thực tế sách giáo khoa lớp 1 là các cuốn sách toàn tranh ảnh là chính. Trong các cuốn sách, bài tập được thể hiện bằng tranh. Trẻ sẽ đọc cả chữ lẫn tranh và làm bài tập bằng các động tác đánh dấu hoặc gạch nối. Việc này không mất nhiều thời gian của trẻ mà khiến cho trẻ học nhanh và thấy hứng thú.
Sách của chúng ta ngày xưa nhiều chữ hơn. Khi làm bài, các học sinh thường sẽ phải chép bài tập vào vở rồi mới làm bài. Cô giáo cũng phải ghi bài tập lên bảng. Khi đó, bài tập sẽ nhiều lý thuyết và khô cứng kiểu 6 - 1 = ?
Trong khi đó, ở các bài tập trong sách giáo khoa mới sẽ được thể hiện bằng hình ảnh khiến trẻ có thể dễ dàng nhận ra và hiểu ý nghĩa thực tiễn của phép tính, nhận biết kiến thức dễ dàng.
Như vậy, rõ ràng nếu chúng ta không mở trang sách ra và “đọc” theo cách của trẻ, chúng ta sẽ hiểu sai hoàn toàn ý đồ của các tác giả và sẽ có các suy nghĩ tiêu cực về họ.
Bộ sách giáo khoa lớp 1 mới với giá trên 800 nghìn khiến dư luận "dậy sóng". |
Là người hằng ngày tiếp xúc nhiều với trẻ em, hình ảnh những chiếc cặp nặng sách khiến các em phải “oằn lưng” đeo mỗi buổi đến trường có khiến bà trăn trở, băn khoăn?
Các trường tiểu học hiện giờ đều yêu cầu học sinh để sách ở trường, chỉ mang về một vài cuốn vở nhỏ hoặc phiếu bài tập. Các con sẽ để toàn bộ sách ở trường, trong ngăn bàn hoặc ngăn tủ riêng. Vì thế, sẽ không có chuyện học sinh phải vác sách đến trường hằng ngày.
Bộ sách giáo khoa mới với nhiều nhà xuất bản được cho là viết theo hướng mở. Nhưng “mở” không có nghĩa là tăng thêm các loại sách bổ trợ, tạo thêm áp lực cho những đứa trẻ 6 tuổi. Và điều mà các em tiểu học, đặc biệt là lớp 1 cần hơn là gì, thưa bà?
Khi bạn đào tạo một học sinh, ngoài các bài học theo sách giáo khoa, trẻ rất cần được rèn luyện khả năng tự học để tự tìm kiếm kiến thức trong các sách tham khảo. Tìm kiếm thông tin, tự học, tự khám phá là khả năng rất quý để đạt đến thành công. Nếu chỉ luôn đóng khung việc học trong sách giáo khoa, học sinh sẽ học một cách thụ động và mệt mỏi, thiếu hứng thú. Rèn khả năng tự học cho học sinh cần phải tiến hành từ lớp 1.
Đọc sách, đọc tài liệu là một năng lực cần đào tạo từ sớm, đặc biệt từ khi sách được thiết kế thể hiện bằng hình. Điều đó sẽ giúp các con yêu quý sách, thích đọc sách và dễ dàng hình thành thói quen làm việc với sách. Nếu không chú trọng việc đó mà tìm cách hạn chế trẻ, sẽ đến lúc chúng ta cảm thấy vất vả vì trẻ không có khả năng này.
Xin cảm ơn Tiến sĩ!
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản gửi giám đốc các Sở GD&ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Sở yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Trước đó, một phụ huynh trường Tiểu học An Phong (TP. Hồ Chí Minh) phản ánh chị phải mua hơn 20 loại sách, vở bài tập cho con vào lớp 1. Người mẹ cho hay, từ giữa tháng 7, trường mầm non của con làm hồ sơ cho trẻ vào lớp 1, báo tiền mua sách giáo khoa là 807.000 đồng. Khi phụ huynh nộp hồ sơ nhập học ở trường tiểu học, giáo viên mầm non đóng luôn tiền mua sách theo danh mục trường tiểu học đã gửi. Phụ huynh được thông báo khi mọi chuyện đã hoàn tất. |
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải bảo đảm chất lượng Ngày 30/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách ... |
| Trước dư luận về bộ sách giáo khoa lớp 1 có nhiều 'mập mờ', Bộ GD&ĐT yêu cầu thanh tra TGVN. Trước thông tin có nhiều "mập mờ" trong bộ sách giáo khoa lớp 1, ngay lập tức, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) ... |
| GS Nguyễn Lân Dũng: Đến lúc ngành giáo dục cần nghe phản biện "Tôi rất tiếc khi thấy ta không học mô hình giáo dục của Mỹ hay một số nước phát triển khác mà lại lấy mô ... |