TSKH. Phan Xuân Dũng: Lựa chọn đúng người, đúng việc và thực chất để phát huy nguồn lực trí thức kiều bào

Nguyệt Anh
(thực hiện)
Điều quan trọng nhất là cần đánh giá đúng tiềm lực cũng như vị trí, vai trò của các chuyên gia, trí thức kiều bào đối với sự nghiệp phát triển khoa học – kỹ thuật của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TSKH. Phan Xuân Dũng: Lựa chọn đúng người, đúng việc và thực chất để phát huy nguồn lực trí thức kiều bào
TSKH. Phan Xuân Dũng cho rằng lựa chọn đúng người, đúng việc và thực chất để phát huy nguồn lực trí thức kiều bào. (Ảnh: Hoàng Giang)

Nhân Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư, Báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TSKH. Phan Xuân Dũng (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) về những đóng góp của trí thức kiều bào cho lĩnh vực khoa học - kỹ thuật trong nước và giải pháp thu hút nguồn lực này.

Có nhiều đóng góp quan trọng

Ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của đội ngũ trí thức kiều bào trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho đất nước ta hiện nay?

Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội; đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia, dân tộc. Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là lực lượng quan trọng không tách rời dân tộc, đất nước. Họ có đóng góp quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn được Đảng ta và Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao.

Nhận thức được vai trò quan trọng của trí thức NVNONN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác đối với NVNONN nói chung và trí thức kiều bào nói riêng, trong đó, gần đây là Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Theo Ủy ban Nhà nước về NVNONN, số lượng người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Số này gồm 2 bộ phận là trí thức từ trong nước ra nước ngoài học tập, làm việc và trí thức là con em thế hệ thứ hai, thứ ba, thứ tư của người Việt ở sở tại, tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây.

Hằng năm, trung bình có khoảng 300-500 lượt chuyên gia, trí thức, nhà khoa học NVNONN về nước tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ, triển khai các dự án hợp tác trong giảng dạy, đào tạo nhân lực, nghiên cứu phát triển (R&D), đẩy mạnh ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, đội ngũ trí thức NVNONN giàu lòng yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc và có nhiều đóng góp cho đất nước, những kết quả đó rất đáng trân trọng.

Theo ông, những rào cản chính hiện nay đang hạn chế sự tham gia của đội ngũ trí thức kiều bào vào quá trình phát triển khoa học và công nghệ đất nước là gì?

Bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc triển khai các cơ chế, chính sách về thu hút, trọng dụng nguồn lực trí thức kiều bào. Theo tôi, các chính sách đã được ban hành chưa đủ mạnh trong trọng dụng nhân tài, trí thức; nhiều chế độ ưu đãi chưa tận dụng được sự cống hiến của trí thức.

"Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng quan trọng không tách rời dân tộc, đất nước. Họ có đóng góp quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao".

Do đó, việc thu hút chuyên gia NVNONN tham gia hoạt động Khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự tạo được bước đột phá cả về số lượng, chất lượng. Các chuyên gia chủ yếu tham gia các hoạt động ngắn ngày, ít người về làm việc lâu dài.

TSKH. Phan Xuân Dũng: Lựa chọn đúng người, đúng việc và thực chất để phát huy nguồn lực trí thức kiều bào
Chuyên gia, trí thức kiều bào về tham dự Xuân Quê hương 2023. (Ảnh: Lê An)

Để trí thức kiều bào tận hiến với đất nước

Từ thực trạng trên, ông có những đề xuất nào để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trí thức kiều bào về nước làm việc, nghiên cứu?

Để phát huy hơn nữa vai trò của các hội trí thức trong công tác vận động, tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo tôi có một số giải pháp sau:

Đầu tiên, Đảng, Nhà nước ta cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa, đề ra chính sách trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ trí thức và các tổ chức tập hợp trí thức, như: Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, các hội chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp... Khi đội ngũ trí thức trong nước được đặt đúng vị trí, vai trò trong hệ thống chính trị, được coi trọng và tạo môi trường thuận lợi thì trí thức NVNONN mới có thể thấy đó là cơ hội, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mình và những đóng góp của họ sẽ được ghi nhận xứng đáng.

Bên cạnh đó, cần coi trọng hơn nữa công tác chủ động tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những cá nhân là NVNONN đạt được nhiều thành tựu ở nước sở tại, qua đó động viên họ tích cực kết nối và hợp tác với các tổ chức trong nước, đóng góp cho sự phát triển của đất nước theo phương thức phù hợp. Thông qua họ, kết nối với cộng đồng khoa học và chính khách của nước sở tại, góp phần quan trọng trong xây dựng mối bang giao hữu nghị với bạn bè thế giới.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, với mạng lưới hội thành viên trong hầu hết các ngành, lĩnh vực về khoa học và công nghệ hoạt động trên khắp cả nước, sẵn sàng là một trong những đơn vị triển khai nội dung này.

Để tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn thu hút và giữ chân nhân tài, vấn đề không chỉ trọng đãi mà còn cần trọng dụng?

Với số lượng đông đảo, nhân tài làm việc ở nhiều nước có trình độ cao về khoa học - công nghệ, được đào tạo trong môi trường phát triển, cạnh tranh, thông tin cập nhật, chuyên gia, trí thức kiều bào là vốn quý. Nếu huy động tốt, đội ngũ này sẽ góp phần giúp đất nước phát triển, đặc biệt trên các mặt khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

"Điều quan trọng là chọn trí thức, nhà khoa học nào vào việc gì, có đúng người, đúng việc, có đi vào thực chất hay không, chứ không phải chuyện thu hút được bao nhiêu người".

Thực tế, nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành, trong đó có nội dung về thu hút nguồn lực trí thức kiều bào. Các chính sách này, cùng hệ thống các chính sách liên quan vấn đề quốc tịch, đầu tư, nhà đất... thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước đối với nguồn lực của cộng đồng NVNONN nói chung và lực lượng trí thức nói riêng. Các cơ quan xây dựng chính sách trong nước cũng ngày càng quan tâm đến những nguyện vọng, lợi ích của kiều bào, tạo điều kiện tối đa khi họ về nước hợp tác giảng dạy, chuyển giao khoa học - công nghệ.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là cần đánh giá đúng tiềm lực, cũng như vị trí, vai trò của các chuyên gia, trí thức NVNONN. Từ đó, đưa ra những cơ chế chính sách cụ thể, khuyến khích họ đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, xác định rõ những vướng mắc, cản trở sự đóng góp của đội ngũ trí thức kiều bào, từ đó có những giải pháp tháo gỡ, khơi thông nguồn lực quý này.

Vai trò của Nhà nước và các cơ quan quản lý trong việc phát huy, sử dụng hiệu quả nguồn lực này?

Để phát huy các tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức, khoa học NVNONN, cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các dự án đầu tư của kiều bào. Tiếp tục triển khai các biện pháp tranh thủ, thu hút sự hợp tác, đóng góp của trí thức, doanh nhân kiều bào trên các lĩnh vực như tư vấn trong hoạch định chính sách phát triển đất nước, nhất là trong các ngành kinh tế; làm cầu nối hợp tác, tìm kiếm nguồn đầu tư quốc tế cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước.

"Chuyên gia, trí thức kiều bào là vốn quý. Nếu huy động tốt, đội ngũ này sẽ góp phần giúp đất nước phát triển, đặc biệt trên các mặt khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững".

Tiến hành khảo sát, thu thập danh sách các trí thức, chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi có thể đáp ứng được yêu cầu từng lĩnh vực trong nước và có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để bà con phát huy khả năng đóng góp, tận hiến với đất nước.

Điều quan trọng theo tôi là chọn trí thức, nhà khoa học nào vào việc gì, có đúng người, đúng việc, có đi vào thực chất hay không, chứ không phải chuyện thu hút được bao nhiêu trí thức Việt kiều.

Để đội ngũ này cống hiến cho sự nghiệp phát triển khoa học nước nhà, Đảng và Nhà nước tiếp tục trân trọng, cầu thị, lắng nghe hơn nữa, tôn vinh trí thức kiều bào. Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực của đất nước, xã hội cho phát triển khoa học - công nghệ, với tiêu chí hiệu quả ứng dụng lên hàng đầu.

Xin cảm ơn ông!

Tăng cường phối hợp công tác đối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp công tác đối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao và Trung ương Hội Liên ...

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4: Những kỳ vọng được gửi gắm

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4: Những kỳ vọng được gửi gắm

Được tổ chức trong năm kỷ niệm 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở ...

Lớp học tiếng Việt yêu thương cho trẻ em người Việt tại Nhật Bản

Lớp học tiếng Việt yêu thương cho trẻ em người Việt tại Nhật Bản

Lớp học tiếng Việt yêu thương cho trẻ em người Việt Nam thế hệ thứ 2, thứ 3 tại khu vực Kansai, Osaka, Nhật Bản ...

Phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của kiều bào

Phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của kiều bào

Trong các chuyến tiếp xúc với kiều bào khi đi công tác nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước ...

Tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn coi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là nhiệm vụ quan trọng nhằm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11 và sáng 25/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Ipswich Town vs MU; La Liga - Leganes vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11 và sáng 25/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Ipswich Town vs MU; La Liga - Leganes vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11 và sáng 25/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Southampton vs Liverpool; La Liga - Leganes vs Real Madrid...
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh ...
Đại diện Puerto Rico đăng quang Mr World 2024, Phạm Tuấn Ngọc đoạt Á vương 1

Đại diện Puerto Rico đăng quang Mr World 2024, Phạm Tuấn Ngọc đoạt Á vương 1

Tối 23/11, Danny Mejía Romero - 27 tuổi, ca sĩ người Puerto Rico - vượt 59 thí sinh để đoạt danh hiệu Mr World 2024.
Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng ngoạn mục, ‘cân’ mọi phiên giao dịch, sắp tới mốc cao lịch sử, giá vàng nhẫn dựng đứng

Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng ngoạn mục, ‘cân’ mọi phiên giao dịch, sắp tới mốc cao lịch sử, giá vàng nhẫn dựng đứng

Giá vàng hôm nay 24/11/2024, giá vàng tăng mạnh, 'hiệu ứng Trump kết thúc'. Giá vàng trong nước thuận đà tăng vù vù.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Mất mốc quan trọng, thị trường biến động, giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu cao nhất từ 2017

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Mất mốc quan trọng, thị trường biến động, giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu cao nhất từ 2017

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động