Từ dùng nước lạnh đến đạp xe để tạo điện: Muôn vàn sắc thái đối phó với khủng hoảng năng lượng của châu Âu

Quang Hiếu
Paris tắt đèn tháp Eiffel, Milan tắt đài phun nước công cộng, trong khi những người đi xem phim ở Warsaw đang đạp xe để tạo ra điện... tất cả đều cho thấy khủng hoảng năng lượng đang ngày càng ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống thường nhật của châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc
Do khủng hoảng năng lượng, các nước châu Âu đang nghĩ ra đủ mọi cách để tiết kiệm điện. (Nguồn: Getty)

Để đối phó với các biện pháp trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt liên quan đến xung đột tại Ukraine, Nga đã cắt giảm lượng khí đốt đến châu Âu khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt.

Trong một cuộc họp báo vào ngày 5/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng: “Các vấn đề về nguồn cung khí đốt nảy sinh do các lệnh trừng phạt áp đặt lên đất nước chúng tôi từ các quốc gia phương Tây, bao gồm cả Đức và Anh”.

Khi được hỏi liệu nguồn cung sẽ tiếp tục nếu các lệnh trừng phạt được nới lỏng, ông Peskov trả lời: "Chắc chắn rồi".

Do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vẫn tiếp tục được triển khai ở Ukraine nên các quốc gia phương Tây khó có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Moscow, đồng nghĩa với cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vẫn chưa nhìn thấy hồi kết.

Giáo sư Đại học Quốc gia Australia John Blaxland cho rằng, đây là phép thử của Nga đối với khả năng chống chọi của phương Tây.

“Việc cắt giảm dầu khí sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến người dân châu Âu", Giáo sư John Blaxland nhận định.

Do nguồn cung khí đốt bị cắt giảm, các nước châu Âu đang nghĩ ra đủ mọi cách để tiết kiệm điện.

Paris tắt đèn của tháp Eiffel

Tại "kinh đô ánh sáng", một phần đèn điện đã bị tắt. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo thông báo, đèn nhấp nháy của tháp Eiffel sẽ tắt mỗi ngày vào lúc 23h45' thay vì 1h như mọi khi. Thay đổi này có hiệu lực kể từ ngày 21/9.

Ông Jean-François Martins, người đứng đầu công ty quản lý tòa tháp, cho biết, đây là một hành động mang tính biểu tượng nhằm nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người tiết kiệm năng lượng ở những nơi họ có thể.

Warsaw yêu cầu khán giả… đạp xe đạp để tạo ra năng lượng

Khi giá năng lượng tăng cao, một rạp chiếu phim ngoài trời ở thủ đô Warsaw (Ba Lan) đã yêu cầu khán giả đạp xe đạp để tạo ra ít nhất 50% công suất cần thiết để chiếu phim.

Công ty dịch vụ Impel đang thực hiện một số sáng kiến ​​tại các thành phố của Ba Lan để truyền cảm hứng cho mọi người tìm ra những cách sống bền vững hơn.

Sáng kiến ​​rạp chiếu phim ngoài trời ở công viên Pole Mokotowskie tại trung tâm Warsaw là một phần trong chuỗi dịch vụ sống bền vững của Impel.

Khoảng 6 chiếc xe đạp đã được cắm vào máy phát điện để tạo ra nguồn điện chạy rạp chiếu phim.

Hanover tắt hệ thống sưởi của vòi hoa sen

Trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng, Hanover, một thành phố ở phía Bắc nước Đức, đã tắt cơ chế làm nước nóng để rửa tay trong các tòa nhà công cộng của thành phố.

Nguồn cung cấp nước nóng cũng đã bị cắt đối với vòi hoa sen tại các hồ bơi và phòng tập thể thao.

Ngoài ra, mỗi nơi đều phải điều chỉnh nhiều cách khác nhau để tiết kiệm năng lượng. Ví dụ, màn hình chiếu sáng hằng đêm trên hầu hết các tòa nhà công cộng đã bị tắt, thành phố Hanover cũng cấm sử dụng máy lạnh di động, máy sưởi và bộ tản nhiệt.

Amsterdam giảm bớt 1 độ tại các bể bơi

Nếu những người bơi lội thường xuyên đến các hồ bơi do thành phố Amsterdam tự quản và cảm nhận thấy nước lạnh hơn một chút thì khủng hoảng năng lượng chính là thủ phạm.

Theo NH Nieuws, chính quyền địa phương đã quyết định giảm 1 độ C cơ chế sưởi ấm trong các bể bơi để tiết kiệm chi phí trước tình trạng hóa đơn năng lượng tăng cao.

Ông Marco van der Horst, đại diện trung tâm nghỉ dưỡng De Mirandabad tại Amsterdam, nhấn mạnh trên đài truyền hình North Holland rằng: "Để đảm bảo cho tương lai và để khách hàng không phải đối mặt với việc tăng giá vé quá mức, chúng tôi hiện đang hạ nhiệt độ xuống như một biện pháp phòng ngừa".

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc
Milan tắt đài phun nước công cộng. (Nguồn: Getty)

Milan tắt đài phun nước công cộng

Nhằm kiểm soát chi phí năng lượng, vùng Lombardy ở Italy đã ban bố tình trạng khẩn cấp và tắt khoảng 50 đài phun nước công cộng ở Milan.

Tuy nhiên, phán quyết này không áp dụng đối với các vòi cung cấp nước uống cho người dân thành phố hoặc những nơi có cá hoặc thực vật.

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng khác cũng đang được cân nhắc bao gồm việc yêu cầu người dân duy trì nhiệt độ điều hòa ở mức 26 độ C.

Madrid áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt về điều hòa không khí

Ảnh hưởng của việc tăng giá năng lượng đã diễn ra mạnh mẽ ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha trong mùa Hè vừa qua, nơi chính phủ đã yêu cầu người dân để nhiệt độ máy điều hòa không thấp hơn 27 độ C.

Tin tức được đưa ra đúng vào lúc Madrid trải qua đợt nắng nóng kỷ lục của miền Bắc châu Âu với nhiệt độ khoảng 40 độ C.

Nhà sản xuất bia nổi tiếng của Bỉ ngừng sản xuất

Lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ, hãng bia mang tính biểu tượng của Bỉ Brewery Huyghe đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất.

Trả lời Strait Times, đại diện nhà sản xuất bia Delirium Tremens chia sẻ rằng, khi mùa Đông tới, nhiệt độ ở châu Âu giảm xuống và các hộ gia đình chỉ có nhu cầu thiết yếu là sưởi ấm, các chủ doanh nghiệp sẽ buộc phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn.

Ông Alain De Laet, chủ sở hữu hãng bia, nói: “Tôi có thể phải dừng sản xuất cho đến khi tìm được một giải pháp khác, đây là lần đầu tiên chúng tôi phải tính đến chuyện dừng hoạt động kể từ năm 1906”.

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chật vật tìm hướng đi

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chật vật tìm hướng đi

Các quốc gia châu Âu đang vất vả tìm nguồn năng lượng thay thế để ứng phó khi Nga cắt giảm nguồn khí đốt.

Khủng hoảng năng lượng, thủ đô Paris của Pháp cũng phải giảm thời gian ‘lên đèn’

Khủng hoảng năng lượng, thủ đô Paris của Pháp cũng phải giảm thời gian ‘lên đèn’

Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông tới. Thủ tướng ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết chuẩn bị giải pháp, thỏa hiệp chung... vẫn có điều kiện riêng

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết chuẩn bị giải pháp, thỏa hiệp chung... vẫn có điều kiện riêng

27 quốc gia của EU đang đàm phán về các đề xuất khẩn cấp được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra vào ...

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Trải qua chiến tranh, bom đạn, hơn ai hết, Việt Nam thiết tha yêu chuộng hoà bình và chúng ta cũng có những đóng góp ...

Coi Việt Nam như người bạn lâu năm, Azerbaijan mong muốn duy trì quỹ đạo quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp

Coi Việt Nam như người bạn lâu năm, Azerbaijan mong muốn duy trì quỹ đạo quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Azerbaijan (23/9/1992-23/9/2022), Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Elnur Mammadov đã có ...

(theo SBS News)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá lăn bánh Toyota Corolla Cross 2024 vừa ra mắt

Cập nhật bảng giá lăn bánh Toyota Corolla Cross 2024 vừa ra mắt

Giá lăn bánh Toyota Corolla Cross 2024 tại Hà Nội sẽ dao động từ 940,49 triệu đến 1,044 tỷ đồng và từ 924,09 triệu đến 1,026 tỷ đồng tại TP.HCM.
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Kia Seltos 1.5 Turbo GT-Line 2024 chính thức chốt giá 799 triệu đồng tại Việt Nam

Kia Seltos 1.5 Turbo GT-Line 2024 chính thức chốt giá 799 triệu đồng tại Việt Nam

Kia Seltos 1.5 Turbo GT-Line 2024 chính thức chốt mức giá bán là 799 triệu đồng, cao hơn hẳn các đối thủ cùng phân khúc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 9/5/2024, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 9/5/2024, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 9/5. Lịch âm hôm nay 9/5/2024? Âm lịch hôm nay 9/5. Lịch vạn niên 9/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/5/2024: Tuổi Mão sự nghiệp hanh thông

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/5/2024: Tuổi Mão sự nghiệp hanh thông

Xem tử vi 9/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tọa đàm 'Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan'

Tọa đàm 'Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan'

Buổi Tọa đàm diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình, góp phần tăng cường sự hiểu biết cũng như tình cảm của những người bạn Ba Lan ...
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động