Từ Đường lên đỉnh Olympia tới những ‘nhà đạo đức online’: Không gian ảo, hành vi thật (kỳ cuối)

Phan Quân
TGVN. Dư luận về Chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 đã phơi bày một góc tối của mạng xã hội, nơi các ‘nhà đạo đức online’ ẩn mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ Đường lên đỉnh Olympia tới những ‘nhà đạo đức online’: Có gì đáng nói? (kỳ I)

Từ Đường lên đỉnh Olympia tới những ‘nhà đạo đức online’: Có gì đáng nói? (kỳ I)

Các “nhà đạo đức online” có thể là bất kỳ ai: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, cán bộ nhà nước hay đơn giản chỉ là cô bán trà đá đầu ngõ, hay bác bảo vệ gần nhà. Song khi đăng nhập vào tài khoản ảo, ẩn mình sau điện thoại hay máy tính, họ tự cho mình quyền phán xét, áp đặt cái họ coi là “điều hay lẽ phải”, “thuần phong mỹ tục” lên cuộc sống người khác và sẵn sàng mạt sát khi không được đáp ứng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của bộ phận này?

3920-suy-ngym-olympia-2
Đâu là nguyên nhân đằng sau sự xuất hiện của các 'nhà đạo đức online'? (Ảnh minh họa. Nguồn: iStock)

Thứ nhất, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất Đông Nam Á, với nền kinh tế Internet Việt Nam dự kiến sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025, chiếm gần 1/6 toàn khu vực Đông Nam Á. Giờ đây, người dân Việt Nam dễ dàng thiết lập các tài khoản ảo để thực hiện quyền tự do phát ngôn trên không gian mạng.

Tuy nhiên, việc xây dựng các chế tài quản lý, hay tăng cường ý thức của người dân trong sử dụng, phát ngôn có văn hóa trên mạng xã hội vẫn đang tỏ ra “hụt hơi” so với tốc độ phát triển nhanh và rộng rãi của Internet, mạng xã hội. Sự chênh lệnh này đã góp phần không nhỏ trong hình thành “nhà đạo đức online”.

Song khi đăng nhập vào tài khoản ảo, ẩn mình sau điện thoại hay máy tính, họ tự cho mình quyền phán xét, áp đặt cái họ coi là “điều hay lẽ phải”, “thuần phong mỹ tục” lên cuộc sống người khác và sẵn sàng mạt sát khi không được đáp ứng.

Thứ hai, mạng xã hội có đặc điểm nhất định khiến số lượng các “nhà đạo đức online” phát triển nhanh chóng. Mạng xã hội tạo ra cảm giác về sự công bằng và tự do về mặt phát ngôn, nơi mọi người, bất kể sắc tộc, màu da, tuổi tác, giới tính, xuất thân, công việc, đều có thể lập tài khoản ảo để tham gia vào mạng lưới kết nối, tìm kiếm tin tức và nói lên chính kiến khi cần thiết.

Thêm vào đó, các tài khoản trên mạng xã hội vẫn phần nhiều mang tính ẩn danh. Bên cạnh phần lớn người sử dụng mạng xã hội giải tỏa căng thẳng thông qua trò chuyện với bạn bè, đoạn phim ngắn vui nhộn về chó mèo, mẩu chuyện ý nghĩa hay bản nhạc hay, một bộ phận coi không gian ảo là nơi giải tỏa những cảm xúc tiêu cực từ thế giới thật.

Thứ ba, đó là tâm lý đám đông. Các nhà tâm lý học nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đám đông là có bao nhiêu người có ý kiến đó, chứ không phải bản thân ý kiến đó như thế nào. Một số cá nhân, thay vì chủ động tìm kiếm, chọn lọc, phân tích thông tin để đưa ra quyết định, lựa chọn giải pháp được tán thành bởi số đông do áp lực, sợ hãi, tránh cảm giác “bị loại ra khỏi nhóm”.

Tương tự, trên mạng xã hội, thay vì thu thập và phân tích thông tin để đưa ra ý kiến, quan điểm, thậm chí phản biện về một vấn đề gây tranh cãi, người dùng thường có xu hướng ngả theo ý kiến đám đông hay nhân vật có ảnh hưởng, bất kể có hợp lý hay không.

3625-suy-ngym-olympia-3
Các cá nhân khác biệt với số đông thường phải chịu áp lực lớn. (Nguồn: Getty Images)

Thứ tư, đó là vai trò thông tin và định hướng dư luận của truyền thông báo chí. Theo nhà tâm lý xã hội học nổi tiếng người Pháp Gustave Le Bon, một trong những đặc tính của đám đông là dễ bị tác động và nhẹ dạ. Đám đông có sự thay đổi nhanh về tâm tư tình cảm theo một chiều nào đó; nội tâm của họ xuất hiện một sự thúc giục phải biến ý tưởng thành hành động, bất kể mục đích và bản thân hành động đó là gì và mang lại tác động ra sao. Đám đông luôn lạc trong ranh giới cua sự vô thức, ngả theo mọi ảnh hưởng và bị chi phối bởi tình cảm mãnh liệt của họ.

Chính vì thế, đám đông là đối tượng dễ bị tác động nhất của truyền thông báo chí; điều này được thể hiện rõ trong dư luận xung quanh Chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) năm 2020 vừa qua. Nhận thấy ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, thay vì cung cấp thông tin đa chiều, xây dựng cái nhìn toàn cảnh để độc giả hình thành chính kiến riêng mình, một số đơn vị truyền thông đã khai thác triệt để, hôm trước chỉ trích, ngày sau tỏ vẻ thương cảm, đồng thời xoáy sâu vào đời tư của các nhân vật và chương trình, khiến độc giả quay cuồng trong hàng tá thông tin đầy hỗn loạn.

Thứ năm, các “nhà đạo đức online” không ý thức được hết hậu quả về hành động trên không gian ảo. Bởi lẽ, đối với họ, buông ra đôi lời mắng chửi, mạt sát là cách họ giảm căng thẳng, giải tỏa năng lượng tiêu cực của bản thân – trách nhiệm họ chẳng lo, hậu quả người khác gánh.

Phỏng vấn sau Chung kết Đường lên đỉnh Olympia khép lại, thí sinh Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết em “buồn vô cùng… mạnh mẽ đến đâu cũng không thể chịu đựng sự hiểu lầm” và “mong mọi người đừng quá khắt khe”, dù em nhận thức rằng hành vi, cư xử với bạn bè chưa bao giờ khiến bản thân, gia đình phải hổ thẹn.

Các “nhà đạo đức online” không ý thức được hết hậu quả về hành động trên không gian ảo. Bởi lẽ, đối với họ, buông ra đôi lời mắng chửi, mạt sát là cách họ giảm căng thẳng, giải tỏa năng lượng tiêu cực của bản thân – trách nhiệm họ chẳng lo, hậu quả người khác gánh.

Có lẽ, khi các “nhà đạo đức online” nhận thức được hậu quả hành động của mình có thể dẫn đến trách nhiệm của người núp sau bàn phím, hành xử của họ sẽ khác. Đó cũng là lý do tại sao cuối năm 2019, Hàn Quốc, quốc gia đau đầu với nạn bắt nạt, bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội, đã thúc đẩy dự thảo luật ngăn chặn hành động xúc phạm trên mạng xã hội. Đạo luật mới sẽ đưa ra các hình phạt cho những người cố tình xúc phạm người khác trên mạng xã hội, đồng thời khuyến khích việc giáo dục học sinh, sinh viên và nhân viên về sự nguy hiểm của vấn nạn bắt nạt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Tại Việt Nam, việc ngăn chặn hành vi xúc phạm trên mạng xã hội cũng đang được thúc đẩy như khoản 3, điều 16 Luật An ninh mạng và khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác trên mạng xã hội, tuy nhiên, các trường hợp áp dụng luật còn ít, chủ yếu là do người bị xúc phạm bôi nhọ chưa ý thức được quyền lợi hay ngại tham gia các quá trình kiện tụng, pháp lý.

Tuy nhiên, các chế tài pháp luật, khung hình phạt vẫn chỉ là biện pháp “cực chẳng đã” và sẽ không thể giải quyết triệt để tình trạng ấy. Đã đến lúc các “nhà đạo đức online” tự ý thức rằng không chỉ tính mạng, nhân phẩm của mọi người đều quý giá và đáng trân trọng. Sự tôn trọng lẫn nhau ấy sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng một xã hội Việt Nam bền vững, hạnh phúc.

Về các nhà vô địch Olympia: Hà cớ gì ầm ĩ...

Về các nhà vô địch Olympia: Hà cớ gì ầm ĩ...

TGVN. Ra đi rồi ở lại hay trở về, đó hoàn toàn là chuyện cá nhân của mỗi người giành vòng nguyệt quế cuộc thi ...

Giới trẻ và góc tối của nghề Streamer

Giới trẻ và góc tối của nghề Streamer

TGVN. Giới trẻ hiện nay rất đam mê với nghề Streamer, một công việc tưởng chừng như nhàn hạ mà lại đem về nguồn thu ...

Dịch Covid-19 là câu chuyện lớn, nhà báo phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Dịch Covid-19 là câu chuyện lớn, nhà báo phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

TGVN. Trang The Conversation (Australia) mới đây đăng tải bài viết của nhà nghiên cứu cao cấp Denis Muller, Trung tâm Thúc đẩy Báo chí, Đại ...

Phan Quân

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động