Kỷ niệm 60 năm Học viện Ngoại giao:

Tự hào Phiên dịch 2 Đại học Ngoại giao

Nguyễn Danh Sáo
TGVN. Tuy không thể so sánh được với điều kiện học tập, nghiên cứu như hiện nay, song chắc chắn những kiến thức mà lớp Phiên dịch 2 Đại học Ngoại giao thu hoạch được khi đó là vô cùng quý giá, đủ làm nền tảng để giúp mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình sau này…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao K10 Đại học Ngoại giao - Chặng đường 40 năm cống hiến
tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao 60 năm Học viện Ngoại giao Việt Nam: Sứ mệnh đặc biệt của một nhà trường
tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao
Phân lớp tiếng Pháp của Lớp Phiên dịch 2 Đại học Ngoại giao năm 1970.

Nhân dịp Học viện Ngoại giao, tiền thân là Trường Đại học Ngoại giao long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, lớp Phiên dịch 2 (PD2) Đại học Ngoại giao không thể quên những chặng đường 50 năm của riêng mình. Lớp Phiên dịch 2 của Trường Đại học Ngoại giao được mở vào năm 1969, sau khi trường đã có lớp Phiên dịch 1 từ bốn năm trước. Khi các trường cấp 3 của miền Bắc (Việt Nam) sắp kết thúc năm học, một số cán bộ, giáo viên nhà trường đã về các tỉnh trực tiếp gặp các học sinh, xem xét học lực, hình thức và lý lịch để lựa chọn. Trên 40 học sinh đã được tuyển vào lớp PD2, chia thành 2 phân lớp: phân lớp tiếng Anh và phân lớp tiếng Pháp.

Trường khi đó đang đóng ở nơi sơ tán: xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Bắc Thái). Xã có 3 thôn: Yên Trung, Cổ Pháp và Xuân Trù. Chúng tôi được gọi tập trung đến Yên Trung ngày 15/8/1969. Đa số anh em đi tàu vào ban đêm, sáng sớm hôm sau đến ga Phổ Yên, túi xách hoặc ba lô trên vai, đi bộ khoảng 9 km thì đến trường. Nơi đây là vùng trung du, đã được dựng lên những ngôi nhà tranh, bao quanh bằng các bức tường đất dày để tránh mảnh bom Mỹ. PD 2 được thế chỗ, cả lớp học và chỗ ở, trong nhà dân của các anh, chị lớp Phiên dịch 1, đã bắt đầu vào năm học thứ 5, nên được chuyển về trường chính tại Hà Nội để việc học và thực tập được thuận lợi. Vả lại, máy bay Mỹ đã tạm ngừng ném bom miền Bắc, nhờ có cuộc đàm phán Việt-Mỹ đang diễn ra tại Paris từ 1 năm trước đó.

Những ngày đầu, anh em trong lớp có phần hoang mang, thiếu phấn khởi vì được gọi là Khóa Phiên dịch 2. Cứ nghĩ mình được đào tạo để trở thành “thông ngôn” nên bị dao động và không yên tâm học tập. Thời đó, “nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa” đang ngự trị trong ước mơ của tuổi trẻ. Một vài bạn bỏ về đi xin học ở trường khác, mặc dù nhà trường đã họp, làm công tác tư tưởng, động viên.

Ở Yên Trung, các lớp học và nhà ăn là những lán nhà tranh nằm rải rác trong thôn. Lớp có hai cấp dưỡng là vợ chồng anh Gợi, chị Kim nấu ăn hàng ngày. Anh chị nấu ăn giỏi, nhiệt tình, tận tâm và rất thương yêu anh em sinh viên. Có thời gian, nhà trường chỉ được cung cấp toàn bột mỳ, nên thứ bánh bao (không có bột nở) đã trở thành các bữa “cơm” sinh viên. Mỗi suất ăn thường có 1 bát canh rau nấu với lạc giã nhỏ và một chiếc bánh bao cỡ gần bằng chiếc bát ăn cơm. Ở tuổi 17, 18, chúng tôi không thể đủ no với những khẩu phần như vậy. Thành thử, tối tối (có khi cả trong đêm khuya), anh em thường mò đến những quán nhỏ trong làng mua khoai, sắn chống đói. Các bạn có điều kiện hơn thì mua bánh chưng. Hàng tuần, chúng tôi phân công nhau đi xe than, chở gạo, mì từ “thủ phủ” của trường về nhà ăn vì ô tô không có đường vào làng.

Sau khoảng nửa năm, lớp được trở về trường chính, gần Chùa Láng. Trường khi đó chỉ có mấy ngôi nhà gạch, mái ngói dành cho sinh viên ở, còn lại hội trường, nhà ăn, lớp học là nhà tranh vách nứa. Cả lớp đều phải ở nội trú, mặc dù nhiều bạn có gia đình ở ngay tại Hà Nội. Lớp học được rèn luyện theo nếp sinh hoạt của quân đội: sáng, 5h kẻng thể dục; 7h đến 11h30 lên lớp; chiều, 1h30 đến 4h30 lên lớp hoặc tự học; tối, 7h đến 10h, tự học.

Những ngày trong tuần (thứ 2 đến thứ 7), sinh viên chỉ được ra khỏi trường từ 17h đến 19h, trưa muốn ra ngoài phải có giấy phép của phòng giáo vụ. Chủ nhật được tự do từ 17h thứ 7 đến 19h hôm sau.

Về Hà Nội, khẩu phần ăn vẫn thế, không được cải thiện gì thêm. Cơm độn ngô vẫn không đủ no. Thức ăn mỗi bữa vẫn là canh rau loãng với: hoặc đậu phụ rán, hoặc vài ba miếng thịt lợn thái mỏng, hoặc 1 ít lạc chiên muối.

Cùng học với nhau đến hết năm thứ 2 và năm thứ ba thì lớp có nhiều biến động. Năm 1972, một số anh em được gọi nhập ngũ, chuẩn bị cho các chiến dịch lớn sau này. Một số khác đi học ngoại ngữ ở Pháp, Ấn Độ, Thụy Điển. Cái đó gây nên những âu tư, cảm xúc lẫn lộn…

Giữa năm 1972, miền Bắc có nguy cơ bị Mỹ ném bom trở lại. Trường lại phải sơ tán một lần nữa. Đầu tiên, PD2 về ở thôn Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây; sau chuyển sang thôn Nghi Lộc cùng xã. Lần này, sinh viên cũng ở nhờ nhà dân, và mượn nhà dân làm lớp học. Trường không làm lán trại như hồi ở Thái Nguyên, do dự báo chiến tranh sẽ không còn kéo dài và sĩ số của lớp cũng đã giảm nhiều. Vốn đã quen với sơ tán, nên việc thích nghi với cuộc sống cũng nhanh chóng.

Vào thời điểm 12 ngày đêm Hà Nội tháng 12/1972, chúng tôi từ nơi sơ tán, lo lắng và lòng căm thù dâng trào khi thấy những chớp lửa và cột khói bom Mỹ trên bầu trời thủ đô. Mỹ đã thất bại sau 12 ngày đêm bởi trận “Điện Biên Phủ trên không”. Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào ngày 27/1/1973 tại Paris.

PD2 lại trở về Hà Nội để học hơn một năm nữa. Cuộc sống sinh viên nội trú lại bắt đầu trở lại. Trong hoàn cảnh chiến tranh, PD2 đã trải qua những thiếu thốn không thể nào quên về cơ sở vật chất, sinh hoạt cũng như về tài liệu phục vụ cho học tập như từ điển, giáo trình, sách tham khảo… Bù lại, anh em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ đầy nhiệt huyết của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên nhà trường. Chúng tôi cùng nhau thi đua, giúp đỡ nhau tận tình để học thật tốt, cố gắng để có kiến thức, trình độ đáp ứng công việc đang chờ đón khi đất nước hòa bình.

Tuy không thể so sánh được với điều kiện học tập, nghiên cứu như hiện nay, song chắc chắn những kiến thức mà PD2 thu hoạch được khi đó là vô cùng quý giá, đủ làm nền tảng để giúp mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi ra công tác và tiếp tục học nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong những giai đoạn về sau.

Rời ghế đại học năm 1974, với những kiến thức được trang bị trong suốt khoá học để trở thành những cán bộ đối ngoại, các thành viên PD2 khao khát đóng góp cho sự nghiệp của đất nước nhưng cũng ý thức được rằng phải tiếp tục rèn luyện và học tập không ngừng, đặng đáp ứng được yêu cầu công việc.

tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao
Các thành viên lớp Phiên dịch 2 Đại học Ngoại giao trong một cuộc họp lớp năm 2015.

Trong suốt 50 năm qua, các thành viên PD2 làm việc tại nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau (đại đa số tại Bộ Ngoại giao), vẫn gắn kết với nhau bằng cái tên chung “Phiên dịch 2” Đại học Ngoại giao. Nhiều sinh viên của PD2 đã trở thành thành viên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Giám đốc Học viện, vụ trưởng, vụ phó, đại sứ, trưởng, phó các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cán bộ chủ chốt của nhiều đơn vị. Nhiều thành viên PD2 đã được Đảng, Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Ngoại giao và nhiều Bộ, ngành và các địa phương.

Sau 50 năm phấn đấu và trưởng thành, các sinh viên PD2 giờ đây đều sắp trở thành những “người xưa nay hiếm”, song tình bạn, tình người giữa họ vẫn sẽ tiếp tục gắn bó trong suốt chặng đường còn lại.

tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao

Toàn cảnh Học viện Ngoại giao kỷ niệm 60 năm thành lập qua ảnh

TGVN. Sáng 16/11, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959-2019) và vinh dự đón nhận ...

tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao

Học viện Ngoại giao đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

TGVN. Sáng 16/11, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959-2019) và đón nhận Huân chương Độc ...

tu hao phien dich 2 dai hoc ngoai giao

Học viện Ngoại giao - Nơi "thuộc về" và mãi mãi

TGVN. Tình cờ tôi đọc được những chia sẻ của Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn trong không khí kỷ niệm 60 năm ...

Đọc thêm

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024 dẫn đầu là Crosstrek với doanh số bán ra đạt 181.811 chiếc, tăng 14,2% so với năm ...
Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025, đặt ra 24 mục tiêu, trong đó: 19 mục tiêu đã hoàn thành; 24 mục tiêu thực ...
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

'Chị dâu' - bộ phim Việt với sự xuất hiện của người mẫu Ngọc Trinh, diễn viên Việt Hương gia nhập câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ sau 3 ...
Khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam

Khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam

Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, có diện tích hơn 30.000m2 nằm ở huyện Xaythany, Vientiane.
Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Ngày 9/1, ít nhất 28 binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại miền Bắc Benin.
Đại sứ Lê Quang Long thăm, làm việc tại tỉnh Mayabeque, Cuba

Đại sứ Lê Quang Long thăm, làm việc tại tỉnh Mayabeque, Cuba

Bí thư Tỉnh ủy Mayabeque bày tỏ mong muốn sớm đón đoàn công tác của tỉnh Vĩnh Phúc thăm và trao đổi hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Quan hệ giữa Việt Nam và Uruguay đã có những bước phát triển vững chắc, thể hiện qua các chuyến thăm trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước.
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đề nghị Việt Nam-Ireland cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao.
Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Trong tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân được xác định là lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động