Việc đưa tuyến cáp treo kết nối giữa chùa Long Vân và chùa Tiên sẽ góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa Lạc Thủy trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hòa Bình và vùng lân cận. (Nguồn: VnFinance) |
Thúc đẩy kinh tế địa phương
Ước tính, tuyến cáp treo sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa chùa Long Vân, chùa Tiên từ 45km đường bộ (khoảng 60 phút di chuyển ô tô) xuống còn khoảng 3km cáp treo (10 phút di chuyển).
Giới chuyên gia nhận định, việc xây dựng tuyến cáo treo Hương Bình không chỉ nâng cao khả năng kết nối giao thông giữa hai khu di tích danh động (chùa Long Vân và chùa Tiên) mà còn tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn khoảng thời gian khi di chuyển qua lại giữa hai danh thắng; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương.
Năm 2006, hệ thống cáp treo đầu tiên tại chùa Hương được đưa vào hoạt động với 45 cabin đi qua 3 nhà ga (Thiên Trù, Giải Oan và Hương Tích), có tổng chiều dài toàn tuyến cáp hơn 1 km. Mỗi cabin chở được 6 hành khách và mỗi giờ hệ thống này vận chuyển được chừng 1.000 khách, đã nâng tổng lượng khách đến với chùa Hương ngày càng tăng.
Tin liên quan |
Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc tỉnh Tuyên Quang |
Còn chùa Tiên (thuộc quần thể danh thắng hang động chùa Tiên) - địa điểm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia từ năm 2011. Chùa nằm trên địa bàn huyện miền núi Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình, với 34,5% dân tộc Mường.
Qua thống kê hàng năm, lượng du khách đến thăm quan chùa Tiên gần 600.000 lượt và khách đi lễ chùa Hương kết hợp với thăm quan du lịch khoảng 1,5 triệu lượt. Theo lãnh đạo huyện Lạc Thủy: Huyện xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Vì vậy, việc đưa tuyến cáp treo kết nối giữa chùa Long Vân và chùa Tiên sẽ góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa Lạc Thủy trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hòa Bình và vùng lân cận, với các sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hóa tâm linh, nghiên cứu, sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó góp phần phát triển kinh tế cho địa phương; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư.
Đáng chú ý, với hơn 20 điểm di tích, bao gồm nhiều loại hình như di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ, thắng cảnh, du khách đến chùa Tiên không chỉ được thưởng ngoạn, khám phá hệ thống hang động huyền bí, mà còn hòa mình với hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của bà con dân tộc Mường như múa sạp; các trò chơi dân gian như đi cà kheo, đánh đu, tung còn...
Đảm bảo an toàn, hiệu quả
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư Dự án Tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Nhà đầu tư dự án là Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Thái Bình.
Vốn đầu tư của dự án (đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) hơn 1.726 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động dự án 50 năm kể từ ngày 16/3/2022. Tổng diện tích sử dụng đất của dự án (cả hai đầu Hòa Bình và Hà Nội) là 35,05ha. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khoảng 17,19 ha; bao gồm các hạng mục chính: Nhà ga động lực; các công trình khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà hàng, bến thuyền, cổng chào chính, chòi dịch vụ.
Trên địa bàn Hà Nội, diện tích sử dụng đất khoảng 17,86 ha, bao gồm các hạng mục chính: Nhà ga chính và các chức năng (khu văn phòng điều hành, quầy bán vé, phòng y tế, cửa hàng bán đồ lưu niệm); khu kỹ thuật - vận hành cáp treo (cabin, phòng kỹ thuật...); khu đón tiếp và không gian cho khách xếp hàng chờ trước khi lên cabin; các công trình phục vụ tuyến cáp treo (nhà chờ); các công trình chòi nghỉ chân; công trình trong khu vực đất cây xanh để tạo cảnh quan và làm nơi nghỉ chân cho du khách.
Tuyến cáp treo liên tỉnh từ Hòa Bình sẽ nối danh thắng chùa Tiên ở H.Lạc Thủy với chùa Hương ở H.Mỹ Đức, Hà Nội. (Nguồn: Báo Thanh Niên) |
Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành dự án đảm bảo đúng quy định; Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bảo vệ môi trường; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, gây thất thoát tài sản nhà nước…
UBND tỉnh Hoà Bình và TP. Hà Nội có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án bảo đảm đúng quy định pháp luật; không để xảy ra các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến nhân dân và tổn hại môi trường, gây khiếu kiện, khiếu nại, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư…
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu báo cáo và cam kết trong hồ sơ dự án; sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, huy động đầy đủ nguồn lực để thực hiện dự án đúng tiến độ; lựa chọn, sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến trong thi công, vận hành cáp treo, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong khai thác…
Dự kiến công suất thiết kế tuyến cáp treo Hương Bình sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách khoảng 1.500 -2.000 lượt người/giờ, tương đương 12.000-16.000 lượt người/ngày. Với sự góp mặt của ngành dịch vụ du lịch, người dân sẽ có thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập, từ đó góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt tại huyện miền núi có tiềm năng như Lạc Thủy. |
| 'Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam' Chủ đề chương trình hưởng ứng, tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) diễn ra từ ngày 1/4-3/5 tại Làng Văn ... |
| Yên Tử đã đón 4 vạn lượt khách dịp Tết Nguyên đán Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử Lê Tiến Dũng cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã ... |