‘Tuyên chiến’ với các tập đoàn công nghệ, dụng ý của ông Biden là gì?

Phan Quân
Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang có nhiều chính sách cứng rắn chưa từng thấy đối với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.01) Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang có nhiều biện pháp mạnh tay với các tập đoàn công nghệ. (Nguồn: Getty Images)
Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang có nhiều biện pháp mạnh tay với các tập đoàn công nghệ. (Nguồn: Getty Images)

“Biệt đội” chống độc quyền

Để hiểu rõ hơn về lập trường của Washington đối với sự lớn mạnh của các tập đoàn công nghệ, hãy hỏi Barry Lynn, nhà sáng lập Viện Nghiên cứu Thị trưởng Mở (OMI), tổ chức ủng hộ chống độc quyền. Năm 2017, ông từng phải rời Quỹ Nước Mỹ mới, một Viện chính sách có tiếng vì phản đối tập đoàn công nghệ lớn, chỉ trích “những kẻ độc quyền trên nền tảng công nghệ” và kêu gọi chia nhỏ các ông lớn này.

Thú vị thay, giờ đây, phát biểu của Tổng thống Joe Biden về “sự tập trung ảnh hưởng của các tập đoàn” lại giống ông Lynn kỳ lạ. Ông chủ Nhà Trắng đã bổ nhiệm nhiều nhân vật có lập trường cứng rắn với các công ty công nghệ vào hàng loạt vị trí quan trọng trong quản lý và cạnh tranh thị trường.

Bà Lina Khan, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chấp pháp các đạo luật về chống độc quyền, từng công tác tại Viện Nghiên cứu Thị trưởng Mở (OMI), tổ chức ủng hộ chống độc quyền trong bảy năm.

Ông Tim Wu, thành viên trong Ban Cố vấn OMI, hiện là cố vấn cho Washington về vấn đề cạnh tranh và công nghệ. Bản thân ông Lynn cũng đang đảm nhiệm vai trò tương tự, với trụ sở làm việc cách Nhà Trắng chỉ vài bước chân.

Nhiều nhân vật cứng rắn với giới công nghệ khác cũng có ghế trong Nhà Trắng. Ông Jonathan Kanter, người dẫn dắt các nỗ lực chống độc quyền tại Bộ Tư pháp Mỹ, có lập trường gay gắt với Google và sẽ tiếp tục hạn chế tầm ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ lớn.

Bà Rohit Chopra, Giám đốc Cục Bảo vệ Tài chính Tiêu dùng, đã yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ giao nộp dữ liệu về hệ thống thanh toán.

Đồng thuận trong khác biệt

Khi đã tập hợp đủ “biệt đội” những người có lập trường cứng rắn vào các vị trí quan trọng trong quản lý và cạnh tranh thị trường, chính quyền ông Biden đã hành động.

Hồi tháng Bảy, ông chủ Nhà Trắng phê chuẩn sắc lệnh hành pháp do ông Tim Wu soạn thảo về cạnh tranh thương mại, với nhiều ngôn từ mạnh chỉ trích sự tập trung ảnh hưởng của một số tập đoàn lớn.

Chuyên gia Paul Gallant về chính sách công nghệ thuộc Viện Nghiên cứu Cowen Washington (Mỹ) cho rằng, chưa có đời Tổng thống Mỹ nào lại đưa ra sắc lệnh hành pháp chi tiết như vậy về cạnh tranh thương mại, với mục tiêu cụ thể là các gã khổng lồ như Alphabet, Amazon và Meta.

Một số khác cho rằng, sau khi hai dự thảo ngân sách nhằm “Xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn” được thông qua, ông Biden sẽ xây dựng hệ thống luật về

Điều này hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi bên cạnh Trung Quốc, vấn đề hiếm hoi nhận được sự đồng thuận của cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa là kiểm soát sự lớn mạnh của các tập đoàn công nghệ. Ít nhất 14 dự thảo luật về vấn đề này xuất hiện tại Quốc hội Mỹ vừa qua, với phần nhiều trong số đó được cả hai đảng soạn.

Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi bên cạnh Trung Quốc, vấn đề hiếm hoi được cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đồng thuận là kiểm soát ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ.

Đơn cử, dự thảo luật do Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bang Minnesota Amy Klobuchar và Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arkansas Tom Cotton đã kêu gọi áp đặt quy định riêng cho công ty công nghệ có vốn hóa hơn 600 tỷ USD, yêu cầu họ hạn chế sáp nhập doanh nghiệp nhỏ hơn. Tương tự, dự thảo lưỡng đảng về giới hạn thu thập dữ liệu cá nhân của trẻ em chẳng khác nào “ván đã đóng thuyền”.

Song ông chủ Nhà Trắng sẽ không dừng lại ở đó. Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ ủng hộ dự thảo cấm các tập đoàn công nghệ độc quyền dịch vụ liên quan trên nền tảng của chính họ.

Trong chiến dịch tranh cử, ông từng đề cập loại bỏ Điều 230 thuộc Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông, điều luật đang miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho các nền tảng mạng xã hội tại Mỹ.

Nhiều người cũng kỳ vọng Tổng thống Joe Biden sẽ ủng hộ xây dựng đạo luật quốc gia về quyền riêng tư, giúp người dùng kiểm soát chặt chẽ hơn các bên có quyền sử dụng thông tin cá nhân của mình trên mạng.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu khẳng định rằng mọi chuyện sẽ thuận buồm xuôi gió. Theo Hạ Nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Colorado Ken Buck, nội bộ đảng này hiện đang tranh cãi xem nên can thiệp vào thị trường ở mức nào. Ngoài ra, những người chỉ trích Tổng thống Joe Biden có thể phản đối dự luật này chỉ nhằm cản bước ông.

Song đảng Dân chủ cũng có thể là nhân tố dẫn đến thất bại. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ là những nhà tài trợ kếch xù cho đảng này. Một số nghị sĩ Đảng Dân chủ bang California đã phản đối dự thảo liên quan đến các tập đoàn này tại Quốc hội.

Dù vậy, cuộc chiến do ông Joe Biden khởi xướng nhắm vào các ông lớn công nghệ sẽ không dừng lại, khi còn đó “biệt đội” chống độc quyền do ông lựa chọn.

Bà Lina Khan, Chủ tịch FTC có đầy đủ quyền hạn để loại bỏ những cái mà cơ quan này cho là “hành vi không công bằng hoặc sai sự thật”, ví dụ như việc các gã không lồ công nghệ độc quyền dịch vụ liên quan trên nền tảng của chính họ, hay chiêu “cá lớn nuốt cá bé” như vụ Amazon mua hãng làm phim MGM lâu đời của Hollywood.

(12.01) Chủ tịch FTC Lina Khan đang trở thành một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến chống sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP)
Chủ tịch FTC Lina Khan đang trở thành nhân vật quan trọng trong cuộc chiến chống sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP)

Ngay cả khi chưa chia nhỏ các tập đoàn công nghệ lớn như nhiều người mong muốn, song tuyên bố, hành động liên quan của Washington đã mang đến nhiều thay đổi, buộc những ông lớn phải có điều chỉnh.

Đơn cử, trong một động thái phản ứng với sắc lệnh hành pháp của chính quyền ông Joe Biden, mới đây Apple đã tuyên bố sẽ thay đổi thiết kế, giúp các bên thứ ba có thể sửa chữa thiết bị của hãng dễ dàng hơn.

Không khí lạc quan đang dần trở lại Thung lũng Sillicon, khi các dự án khởi nghiệp có thể phát triển mà không phải lo lắng bị chèn ép, thậm chí nuốt chửng bởi các ông lớn.

Sự tự do, tinh thần đổi mới, sáng tạo là nhân tố quan trọng làm nên xứ cờ hoa của ngày hôm nay và chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tích cực khôi phục điều đó, như là một phần trong kế hoạch “Xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn”.

Mỹ 'đầy' tập đoàn công nghệ của đồng minh thân thiết Israel vào 'giỏ đen'

Mỹ 'đầy' tập đoàn công nghệ của đồng minh thân thiết Israel vào 'giỏ đen'

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, tập đoàn NSO, hãng công nghệ Israel với phần mềm gián điệp Pegasus tai tiếng phục vụ ...

Nga: Các tập đoàn công nghệ lớn chặn danh sách ứng viên do phe đối lập đề cử

Nga: Các tập đoàn công nghệ lớn chặn danh sách ứng viên do phe đối lập đề cử

Google đã chặn các danh sách ứng viên tốt nhất được lãnh đạo phe đối lập bị giam giữ Alexei Navalny đề cử để đánh ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động