Ông Nguyễn Văn Lưu, phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng. |
Người dân Bù Đăng hôm nay đã có cuộc sống tốt hơn, diện mạo huyện nhà đã dần sáng lạn hơn.
Tận dụng tối đa tiềm năng
Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng phấn khởi nói "Không đứng ngoài vòng xoáy của bão Covid-19, huyện Bù Đăng cũng chịu ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, quyết liệt chung sức, đồng thuận của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp cơ sở, Bù Đăng đã tập trung thực hiện hiệu quả “nhiệm vụ kép”: vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó đưa người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế - xã hội tươi sáng".
Điển hình trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình huyện nhà gặt hái được nhiều con số đáng kỳ vọng. Cụ thể, Bù Đăng luôn chú trọng vào công tác ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng được thực hiện tốt, đảm bảo khống chế ngay tại ổ dịch, không để lây lan rộng.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời; hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã có sự phục hồi, tăng trưởng trở lại. Các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của địa phương chiếm tỷ trọng lớn là ngành chế biến hạt điều.
Nhìn chung, tổng thu NSNN thực hiện đến ngày 12/6/2022 đảm bảo được tiến độ kế hoạch đề ra, đạt được kết quả khả quan, góp phần đảm bảo nguồn chi cho địa phương. Hoạt động Ngân hàng CSXH, có tổng dư nợ đạt 373.417 triệu đồng, tăng 27.394 triệu đồng so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch giao.
Đặc biệt trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, huyện đã giao chỉ tiêu làm đường bê tông xi măng năm 2022 cho 16 xã, thị trấn là 154,13 km với tổng kinh phí 29,259 tỷ đồng, đến nay tổng số km đã phê duyệt là 37,36 km (gồm 7 xã, thị trấn: Đức Phong, Thống Nhất, Đồng Nai, Đăng Hà, Nghĩa Bình, Phước Sơn, Bình Minh), UBND huyện tiếp tục phân khai bổ sung nguồn vốn cho các xã, thị trấn thực hiện làm đường GTNT trong 6 tháng cuối năm.
Bên cạnh lợi thế về phát triển nông nghiệp và công nghiệp, Bù Đăng còn có tiềm năng rất lớn về du lịch. Do trong khu vực có nhiều sông suối, hồ đập, với quần thể thực vật phong phú, có cảnh quan thiên nhiên tương đối đa dạng, lại có 34 dân tộc anh em sinh sống, đặc biệt có cộng đồng người S’tiêng, Mơnông sinh sống lâu đời, trải qua nhiều thế hệ đã hình thành những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc như: cồng chiêng, thổ cẩm, ẩm thực và các lễ hội dân gian, nhất là truyền thống yêu nước gắn với địa danh sóc Bom Bo đã đi vào huyền thoại đánh Mỹ trong cả nước, đã được tỉnh Bình Phước đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn 1.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 2 di tích lịch sử (chùa Đức Bổn A Lan Nhã, Đồi Chi khu); 1 di tích khảo cổ (Di chỉ Dốc năm cây); 2 danh lam thắng cảnh (thác Voi, thác Bù Xa); 3 di tích danh lam thắng cảnh (trảng cỏ Bù Lạch, thác Đứng, thác Pan Toong); 1 di tích ghi dấu sự kiện (Căn cứ Nửa Lon)... Đây là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa của huyện. Nhưng một thực tế là nhiều cảnh đẹp như vậy nhưng Bù Đăng lại đang thiếu nguồn đầu tư.
Do đó, Bù Đăng xác định sẽ tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, cũng như chú trọng phát triển du lịch đi liền với kết nối hạ tầng, trên cơ sở thực hiện công tác trông coi, bảo tồn. Bù Đăng cũng sẽ ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng, kết nối các điểm du lịch, hình thành tour du lịch sinh thái. Cũng như tập trung nguồn lực xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm du lịch tìm hiểu lịch sử, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm…
Tiếp tục nỗ lực và phát huy
Tiếp nối những thành công đạt được, thời gian tới, Bù Đăng sẽ tiếp tục bám sát chỉ thị, chỉ đạo từ chính quyền, chính phủ, thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả.
Đồng thời, rà soát các công trình thực hiện còn chậm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Chỉ đạo cả chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ các dự án, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành giải ngân theo kế hoạch đề ra. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội, chương trình giảm nghèo để "không ai bị bỏ lại phía sau".
"Bù Đăng sẽ chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhất là địa phương với đặc thù 34 dân tộc anh em sinh sống, khai thác hiệu quả công tác trồng rừng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, du lịch, dịch vụ, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Địa phương đang nỗ lực bứt phá đi lên từ chính tiềm năng, thế mạnh của mình, tạo điểm nhấn thu hút đầu tư hiệu quả.
Chính thu hút đầu tư sẽ là giải pháp then chốt trong phát triển kinh tế, tạo đòn bẩy cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, góp phần thúc đẩy hợp tác, tạo ra kênh kết nối xúc tiến hữu hiệu trong thu hút đầu tư vào địa phương" - Ông Nguyễn Văn Lưu nói.
| Chuyên gia lý giải lý do giúp Việt Nam thoát khỏi 'vòng xoáy' lạm phát thế giới Tại Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo năm 2023" ngày 4/1, TS. Nguyễn Đức Độ, ... |
| Rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một ... |
| Báo Malaysia: Tham gia CPTPP - nhân tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh Theo The Star ngày 4/1, các chuyên gia kinh tế và các bên liên quan cho biết Việt Nam quyết tâm ký kết các hiệp ... |
| “Nắm bắt cơ hội - Hướng tới tương lai”- phương châm hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2023, có thể ... |
| Trang tin Hội Nhà báo Lào: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt bất chấp thế giới đối mặt suy thoái Mới đây, trang điện tử www.laophattananews.com thuộc Hội nhà báo Lào đăng bài viết “Kinh nghiệm từ Việt Nam: Kinh tế tăng trưởng tốt trong ... |