Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga - 'cơn đau đầu' mới của châu Âu, Kiev có thật sự muốn điều này?

Linh Chi
Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ "lằn ranh đỏ"?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Nguồn: Reuters)
Ukraine tuyên bố không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm 2024. (Nguồn: Reuters)

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 7/10 tại Kiev, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm 2024.

Theo Thủ tướng Shmyhal, mục tiêu chiến lược của đất nước là áp đặt lệnh trừng phạt đối với khí đốt Nga, tước đi lợi nhuận của Điện Kremlin từ việc bán mặt hàng này.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu từ bỏ hoàn toàn dầu khí của Nga. Chúng tôi hiểu sự phụ thuộc của một số quốc gia vào các nguồn tài nguyên như vậy. Nhưng chúng tôi tin tưởng vào sự đa dạng hóa các nguồn cung”, ông Shmyhal nhấn mạnh.

Hồi tháng 12/2019, công ty năng lượng nhà nước Naftogaz của Ukraine và tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận vận chuyển khí đốt. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024. Đây là hợp đồng thương mại duy nhất còn sót lại giữa hai nước và sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.

"Cơn đau đầu" của EU

Tin liên quan
Ukraine Ukraine 'thẳng tay' cắt thỏa thuận thương mại cuối cùng với Nga, châu Âu 'chịu trận'

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu qua Ukraine tương đối nhỏ. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 (bcm) khí đốt qua Ukraine vào năm 2023 - chỉ bằng 8% lượng khí đốt cao điểm của Điện Kremlin tới châu lục qua các tuyến đường khác nhau trong năm 2018-2019.

Moscow đã dành nửa thế kỷ để xây dựng thị phần khí đốt ở châu Âu. Tuy nhiên, đất nước đã mất thị phần vào tay các đối thủ như Na Uy, Mỹ và Qatar kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022. Kể từ thời điểm đó đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã mạnh tay cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Nga vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod. Khí đốt sẽ được vận chuyển từ Siberia qua thị trấn Sudzha - hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng quân sự Ukraine - ở vùng Kursk của Nga. Sau đó, khí đốt tiếp tục chảy qua Ukraine đến Slovakia.

Tại Slovakia, đường ống dẫn khí đốt chia thành các nhánh đi đến Czech và Áo.

Tính đến thời điểm hiện tại, Áo vẫn nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, trong khi Nga chiếm khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Hungary.

Trong khi đó, Slovakia mua khoảng 3 bcm từ gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga mỗi năm, cũng chiếm khoảng 2/3 nhu cầu của nước này. Còn Czech gần như đã cắt giảm hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Moscow vào năm ngoái.

Giá khí đốt của khối 27 thành viên đã tăng mạnh vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục, khi Moscow cắt giảm nguồn cung tới châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt. Theo các quan chức và thương nhân tại EU, đợt tăng giá này sẽ không lặp lại nếu hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine hết hạn bởi khối lượng khí đốt chảy qua châu Âu khá khiêm tốn và khu vực cũng đã có sự chuẩn bị.

Dù vậy, một số nhà quan sát nhận thấy, dù khối lượng vận chuyển khí đốt Nga tới châu Âu qua Ukraine không lớn nhưng vẫn là một "cơn đau đầu" đối với khu vực. Nhiều thành viên như Pháp, Đức tuyên bố sẽ không mua khí đốt của Nga nữa nhưng với Slovakia, Hungary và Áo - những nước có quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow - vấn đề không đơn giản như vậy.

Các quốc gia vẫn nhận khí đốt của Nga cho rằng, đây là loại nhiên liệu phù hợp "túi tiền" nhất.

James Hill, giám đốc điều hành của MCF Energy (Canada) khẳng định, đây là động thái táo bạo của Ukraine nhưng nó cũng đặt ra thách thức đáng kể với châu Âu. Nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu "có thể gặp rủi ro".

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng nhận thấy, việc Ukraine chấm dứt quá cảnh sẽ buộc châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào các kho dự trữ và các nguồn cung thay thế, chủ yếu là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), làm tăng nhu cầu bổ sung dự trữ.

'Từ mặt' Nga, EU tính kế dài hạn, 'vua khí đốt' Tây Âu nhập cuộc chơi. (Nguồn: Reuters)
Giá khí đốt của EU đã tăng mạnh vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục, khi Nga cắt giảm nguồn cung tới châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt. (Nguồn: Reuters)

Đòn giáng mạnh với Nga?

Theo tính toán của Reuters, Nga kiếm được hơn 3 tỷ USD từ việc bán khí đốt qua Ukraine dựa trên giá khí đốt trung bình là 200 USD/1.000 m3.

Ông James Hil cũng cho hay, nếu Kiev quyết định cắt đứt hợp đồng thương mại cuối cùng với Moscow, Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ hợp đồng này. Đây là một đòn giáng mạnh đối với đất nước.

Trong khi đó, hồi tháng 8/2024, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tiết lộ, đất nước đã có những kế hoạch để đối phó với việc dòng chảy khí đốt bị ngừng khi hợp đồng không được gia hạn.

"Nếu Ukraine quyết định không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt, điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng châu Âu, những người vẫn sẵn sàng mua nhiều khí đốt Nga với cả phải chăng, rẻ hơn khí đốt từ các nguồn khác, đặc biệt từ Mỹ", ông Dmitry Peskov khẳng định.

Phía Moscow cũng tuyên bố sẵn sàng gia hạn thỏa thuận quá cảnh nhưng Kiev nhiều lần khẳng định sẽ không làm điều đó.

Ukraine vững "lằn ranh đỏ"

Với Ukraine, hãng tin Bloomberg cho rằng, một thực tế cay đắng đối với Kiev là không ai cần gia hạn hợp đồng quá cảnh khí đốt nhiều như chính họ.

Về mặt tài chính, theo ước tính của Mykhailo Svyshcho, một nhà phân tích của ExPro Consulting có trụ sở tại Kiev, Ukraine có nguy cơ mất tới 800 triệu USD mỗi năm từ phí vận chuyển.

Hãng tin AFP thì cho biết, mặc dù rất muốn duy trì mạng lưới này, nhưng Ukraine cũng đang kiên trì giữ vững “lằn ranh đỏ” với Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhiều lần tuyên bố sẽ loại trừ Nga khỏi mạng lưới vận chuyển của đất nước để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin. Thay vào đó, Kiev đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác.

Đất nước đã tổ chức các cuộc đàm phán vận chuyển với Azerbaijan - quốc gia hiện đang cung cấp khí đốt cho 8 nước ở châu Âu. Nhưng đến hiện tại, chưa có đề xuất cụ thể nào từ các nhà giao dịch để thảo luận”.

Trên thực tế, cho dù có một hợp đồng mới thì sản lượng khí đốt của Azerbaijan cũng không đủ để thay thế hoàn toàn khí đốt Nga trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh nguồn cung và cầu năng lượng thế giới vẫn cân bằng chặt chẽ, việc mất tuyến đường qua Ukraine gần như chắc chắn có nguy cơ gây ra sự biến động trên thị trường châu Âu. Liệu trong những tháng còn lại của năm, Ukraine có "quay xe" để tránh những khó khăn cho chính đất nước này, châu Âu và cả Nga?

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Chiều nay (7/10), tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì ...

Một nước châu Mỹ chính thức đề nghị tham gia BRICS

Một nước châu Mỹ chính thức đề nghị tham gia BRICS

Ngày 7/10, Vụ trưởng Vụ các vấn đề song phương của Bộ Ngoại giao Cuba Carlos Pereira cho biết, nước này chính thức đề nghị ...

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần?

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, ông sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS+ cuối ...

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức 'ra tay', Pháp lập tức lên tiếng

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức 'ra tay', Pháp lập tức lên tiếng

Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu ...

Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh

Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh

Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15%, giảm 5% so ...

(theo Reuters, AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tặng khăn lau xua muỗi cho người dân 6 tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Tặng khăn lau xua muỗi cho người dân 6 tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Vừa qua, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp tặng 36.000 gói khăn lau xua muỗi cho người dân vùng bão lũ tại 6 ...
Dự báo thời tiết ngày mai (10/10): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng; phía Nam chiều tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (10/10): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng; phía Nam chiều tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (10/10) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Nepal: Nhà leo núi 18 tuổi trở thành người trẻ nhất thế giới leo 14 đỉnh núi

Nepal: Nhà leo núi 18 tuổi trở thành người trẻ nhất thế giới leo 14 đỉnh núi

Nhà leo núi Nima Rinji, 18 tuổi, người Sherpa ở Nepal, phá kỷ lục là người trẻ tuổi nhất chinh phục tất cả 14 đỉnh núi cao 8.000m của thế ...
Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Theo FIA, việc nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đã được đầu tư mới và mở rộng ...
EU kiện Trung Quốc lên WTO, thẳng thừng từ chối Bắc Kinh một việc và không lo bị trả đũa

EU kiện Trung Quốc lên WTO, thẳng thừng từ chối Bắc Kinh một việc và không lo bị trả đũa

EU sẽ đệ đơn kiện lên WTO để phản đối việc Trung Quốc áp đặt biện pháp chống bán phá giá đối với rượu brandy nhập khẩu từ khối này.
Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Theo FIA, việc nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đã được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.
Giá cà phê hôm nay 9/10/2024: Giá cà phê biến động mạnh, 'cơn sốt' đã hạ nhiệt; Trung Quốc - nhân tố chủ chốt trên thị trường toàn cầu?

Giá cà phê hôm nay 9/10/2024: Giá cà phê biến động mạnh, 'cơn sốt' đã hạ nhiệt; Trung Quốc - nhân tố chủ chốt trên thị trường toàn cầu?

Giá cà phê hôm nay 9/10/2024: Giá cà phê biến động mạnh, 'cơn sốt' đã hạ nhiệt; Trung Quốc - nhân tố mới trên thị trường toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay 9/10: Giá dầu biến động theo tình hình Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 9/10: Giá dầu biến động theo tình hình Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 9/10, giá dầu WTI tăng nhẹ 44 cent bất chấp tồn kho dầu tăng sốc, giá dầu Brent 'neo' ở mức 77,18 USD/thùng.
Giá heo hơi hôm nay 9/10: Đi xuống tại nhiều địa phương; ngành chăn nuôi Việt Nam chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững

Giá heo hơi hôm nay 9/10: Đi xuống tại nhiều địa phương; ngành chăn nuôi Việt Nam chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững

Thị trường heo hơi hôm nay đi xuống tại nhiều địa phương. Theo đó, mức giá cao nhất được ghi nhận trên cả nước hiện tại là 68.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 9/10/2024: Tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh, nhận định lý do đẩy thị trường neo cao

Giá tiêu hôm nay 9/10/2024: Tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh, nhận định lý do đẩy thị trường neo cao

Giá tiêu hôm nay 9/10/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 8/10/2024: Giá cà phê 'đỏ rực' đầu tuần, robusta rơi khỏi mốc 5.000 USD; hàng Việt vào vụ mới, thị trường sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 8/10/2024: Giá cà phê 'đỏ rực' đầu tuần, robusta rơi khỏi mốc 5.000 USD; hàng Việt vào vụ mới, thị trường sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 8/10/2024: Giá cà phê 'đỏ rực' đầu tuần, robusta rơi khỏi mốc 5.000; Việt Nam vào vụ mới, giá có còn cao?...
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, cả nước có khoảng 40.000 môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề giải pháp để đưa bất động sản về đúng giá trị, tránh bong bóng.
Bất động sản mới nhất: Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá đất

Huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ tạm dừng đấu giá đất, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giá tăng đạt mức 63 triệu đồng/m², ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán chung cư TP.HCM

Giá tăng đạt mức 63 triệu đồng/m², ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán chung cư TP.HCM

Thị trường bất động sản TP.HCM liên tục biến động. Hãy cùng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chung cư, giúp bạn quyết định có nên đầu tư hay không?
Chung cư Thủ Đức, Quận 12 thu hút người thuê nhờ ưu thế giá rẻ, tiện nghi

Chung cư Thủ Đức, Quận 12 thu hút người thuê nhờ ưu thế giá rẻ, tiện nghi

Chung cư Thủ Đức và Quận 12 đang tạo nên một 'cơn sốt' mới cho cả nhà đầu tư và người mua để ở thực.
Bất động sản mới nhất: Dự báo xu hướng giá nhà đất, TPHCM sắp ban hành bảng giá đất điều chỉnh, không có sổ đỏ có quyền lợi gì?

Bất động sản mới nhất: Dự báo xu hướng giá nhà đất, TPHCM sắp ban hành bảng giá đất điều chỉnh, không có sổ đỏ có quyền lợi gì?

Sắp có thông tin về nhà ở và thị trường quý III/2024, giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10: Nhà đầu tư thận trọng, USD neo sát đỉnh 7 tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10: Nhà đầu tư thận trọng, USD neo sát đỉnh 7 tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10 ghi nhận đồng USD neo ngay dưới mức đỉnh 7 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10 ghi nhận đồng USD đã chững lại gần mức cao nhất trong 7 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10: USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10: USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10 ghi nhận USD tăng giá khi tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10: USD 'tỏa sáng', trong nước bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10: USD 'tỏa sáng', trong nước bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10 ghi nhận nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Trung Đông cũng thúc đẩy USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/10: USD được 'tiếp sức', EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/10: USD được 'tiếp sức', EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/10 ghi nhận USD được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/10: USD tăng nhanh, Bảng Anh giao dịch gần mức cao nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/10: USD tăng nhanh, Bảng Anh giao dịch gần mức cao nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/10 ghi nhận đồng USD được củng cố khi Chủ tịch Fed từ chối đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất lớn.
Phiên bản di động