Ukraine thay đổi cục diện xung đột với Nga: Công lớn nhờ những bảo bối 'thô sơ mà có võ'

Vy Vy
Nếu phải đợi để có được sự viện trợ vũ khí tối tân nhất từ phương Tây, có lẽ Ukraine khó có thể trụ vững trong cuộc xung đột với Nga cho tới thời điểm hiện tại. Có những loại vũ khí tưởng như thô sơ nhưng đã trở thành 'bảo bối' giúp Ukraine giữ thế cân bằng trong xung đột với Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ba loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine-Nga
Một binh sĩ vác tên lửa Javelin trong cuộc tập trận gần Rivne, Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine cách đây hơn một năm, nhiều nhà quan sát cho rằng Nga có thể dễ dàng giành được chiến thắng. Tuy nhiên, thực tế cuộc xung đột trong đã không cho thấy điều đó.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia chỉ ra nhiều yếu tố, bao gồm tinh thần chiến đấu quả cảm và chiến thuật quân sự vượt trội của phía Ukraine, nhưng quan trọng nhất là nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây.

Mặc dù các phân tích gần đây cho rằng nhiều khả năng xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây hoặc hệ thống phòng không Patriot có thể ảnh hưởng đến cục diện xung đột, thế nhưng thực tế những hệ thống này vẫn chưa được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Có những vũ khí khác đã giúp thay đổi cục diện cuộc xung đột. Dưới đây là 3 loại vũ khí chính mà Ukraine đã sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Tên lửa chống tăng Javelin

Ngay từ đầu cuộc xung đột, các lực lượng binh sĩ của cả hai bên đều cho rằng các đoàn xe bọc thép của Nga có thể tiến vào thủ đô Kiev của Ukraine trong vài ngày. Người Ukraine cần thứ gì có thể ngăn chặn cuộc tấn công đó, và Javelin - loại tên lửa chống tăng dẫn đường, vác vai và dễ sử dụng - là một lựa chọn.

Nhà sản xuất Lockheed Martin giải thích, một phần sức hấp dẫn của loại tên lửa này là nó rất dễ sử dụng. Để khai hỏa, xạ thủ chỉ cần đặt con trỏ chuột lên mục tiêu đã chọn. Sau đó, bộ phận chỉ huy phóng Javelin sẽ gửi tới tên lửa một tín hiệu khóa trước khi phóng.

Ngay sau khi khai hỏa, xạ thủ có thể chạy tìm chỗ ẩn nấp trong khi tên lửa tìm đường đến mục tiêu. Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu của cuộc xung đột vì quân Nga có xu hướng tiến công theo đội hình hàng dọc khi cố gắng tiến vào các khu vực đô thị. Người điều khiển Javelin có thể bắn từ một tòa nhà hoặc nấp sau cây và biến mất trước khi quân Nga kịp bắn trả.

Theo Lockheed Martin, Javelin cũng rất giỏi trong việc nhắm vào điểm yếu của xe tăng Nga – mặt trên của xe tăng - bởi quỹ đạo sau khi phóng sẽ cong lên trên rồi rơi xuống mục tiêu từ trên cao. Điều này có thể được chứng kiến trong các đoạn băng video hồi đầu cuộc xung đột, cho thấy xe tăng Nga bị thổi bay tháp pháo. Chỉ tên lửa Javelin mới có thể đạt được mục tiêu này.

Trên thực tế, tác động của Javelin lớn đến mức 2,5 tháng sau cuộc xung đột, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà máy ở Alabama, khen ngợi lực lượng lao động vì đã “tạo ra sự khác biệt lớn” giúp ích nhiều trong việc bảo vệ Ukraine.

Có một lợi thế khác đối với Javelin, đặc biệt thích hợp khi bắt đầu xung đột, là chúng được chấp nhận về mặt chính trị. Michael Armstrong, Giáo sư trợ giảng tại Đại học Brock ở Ontario (Mỹ), viết trên Conversation: “Chi phí thấp và việc sử dụng cho mục đích phòng thủ khiến chúng trở nên dễ dàng hơn về mặt chính trị đối với các quốc gia hỗ trợ. Mặt khác, các chính phủ không đồng ý gửi vũ khí tấn công đắt tiền hơn như máy bay chiến đấu”.

Ba loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine-Nga
Chỉ huy một đơn vị chiến đầu bên cạnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS ở miền đông Ukraine. (Nguồn: theo Reuters)

Hệ thống pháo phản lực HIMARS

Quân đội Mỹ cho biết Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) là một “hệ thống vũ khí tấn công chính xác có bánh xe cơ động, gây sát thương lớn, đã được kiểm chứng trong chiến đấu, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, liên tục 24/7”.

Nói một cách dễ hiểu hơn, HIMARS là một chiếc xe tải 5 tấn chở theo một bệ phóng có thể phóng 6 tên lửa gần như đồng thời, bắn các đầu đạn nổ vượt xa tiền tuyến của chiến trường, và sau đó nhanh chóng thay đổi vị trí để tránh bị tên lửa phản công.

Mark Cancian, cố vấn cấp cao của Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Nếu Javelin là vũ khí mang tính biểu tượng trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, thì HIMARS là vũ khí mang tính biểu tượng của các giai đoạn sau”.

HIMARS được gọi là Hệ thống phóng nhiều tên lửa dẫn đường (GMLRS) có tầm bắn từ 70-80 km. Hệ thống dẫn đường GPS khiến chúng cực kỳ chính xác, sai số trong phạm vi khoảng 10m so với mục tiêu đã định.

Tháng 7/2022, phóng viên người Nga Roman Sapenkov cho biết ông đã chứng kiến một cuộc tấn công của HIMARS vào một căn cứ của Nga tại sân bay Kherson trên lãnh thổ mà các lực lượng Nga chiếm đóng vào thời điểm đó. Ông viết: “Tôi bị ấn tượng bởi thực tế là toàn bộ ‘kiện hàng’ gồm 5-6 quả tên lửa gần như rơi trúng một điểm chỉ bằng một đồng xu”.

Còn Giáo sư Yagil Henkin tại Trường Chỉ huy Tham mưu Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết HIMARS có 2 tác động chính: “Các cuộc tấn công đã buộc người Nga phải di chuyển các kho đạn dược của họ lùi về hậu phương, do đó làm giảm khả năng tấn công của pháo binh Nga gần tiền tuyến, và khiến việc hỗ trợ hậu cần trở nên khó khăn hơn”. Việc sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các mục tiêu như cầu đường đã làm gián đoạn nỗ lực tiếp tế của Nga.

Ba loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine-Nga
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế. (Nguồn: AP)

Máy bay không người lái Bayraktar TB2

Máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế đã trở thành một trong những phương tiện bay không người lái (UAV) nổi tiếng nhất thế giới do được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Máy bay không người lái này tương đối rẻ, được chế tạo từ các bộ phận có sẵn, gây sát thương đáng kể và ghi lại quá trình đó. Những video này cho thấy Bayraktar TB2 đã tiêu diệt các thiết giáp, pháo binh và phá hủy đường tiếp tế của Nga bằng tên lửa dẫn đường laser và bom thông minh mà nó mang theo.

Aaron Stein, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại cho rằng Bayraktar TB2 không phải là một “vũ khí ma thuật” nhưng nó “đủ tốt”. Điểm yếu của nó là thiếu tốc độ và dễ bị tấn công. Số liệu thống kê chiến trường dường như xác nhận điều này.

Có khoảng 17 trong số 40-50 chiếc TB2 mà Ukraine nhận được đã bị phá hủy trong cuộc xung đột. Nhưng số lượng thiệt hại được bù lại bởi chi phí thấp của máy bay không người lái, điều đó có nghĩa là chúng có thể được thay thế tương đối dễ dàng.

Quả thực, một dự án lắp đặt dây chuyền lắp ráp UAV ở Ukraine đã được chuẩn bị từ trước xung đột. Và việc sử dụng UAV có khả năng cứu mạng các phi công Ukraine, những người lẽ ra phải thực hiện các nhiệm vụ.

Các báo cáo gần đây từ Ukraine cho thấy TB2 có thể giảm hiệu quả khi các lực lượng Nga tìm ra cách chống lại nó, nhưng những người tin tưởng vào UAV này nói rằng nó đã xuất hiện vào thời điểm mà Ukraine rơi vào tình thế bấp bênh nhất.

Samuel Bendett, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm phân tích Hải quân chuyên nghiên cứu về Nga (CNAS), cho biết các video ghi lại các UAV tiêu diệt quân Nga là “một sự khích lệ tinh thần tuyệt vời. Đó là một chiến thắng trong lòng công chúng”.

Ngày 3/3, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine. Gói này bao gồm một số cỡ đạn pháo, nhưng không rõ mỗi lực lượng của Kiev sẽ nhận được bao nhiêu. Theo một tuyên bố của Lầu Năm Góc, gói sẽ bao gồm đạn pháo 155 mm và 125 mm, đạn pháo tự động 25 mm, đạn cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), cầu phóng bằng xe, đạn phá hủy và thiết bị sửa chữa. Bên cạnh Mỹ, nhiều quốc gia phương Tây cũng đang tích cực viện trợ vũ khí cho Ukraine như Pháp, Đức, Đức, Ba Lan...

Thủ tướng Campuchia: Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine

Thủ tướng Campuchia: Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ngày 3/3, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định ủng hộ đề xuất 12 điểm của Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc xung ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thừa nhận thiếu đủ thứ vũ khí, nói châu Âu chỉ hoàn thiện khi có Kiev

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thừa nhận thiếu đủ thứ vũ khí, nói châu Âu chỉ hoàn thiện khi có Kiev

Ngày 3/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có cuộc gặp người đồng cấp Latvia Egils Levits ở thành phố phía Tây Lviv.

Tình hình Ukraine: Động thái hiếm gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ thăm tiền tuyến

Tình hình Ukraine: Động thái hiếm gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ thăm tiền tuyến

Ngày 4/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã tới thăm các lực lượng Nga được triển khai ở Ukraine.

Tình hình Ukraine: Quốc gia thành viên tố EU và NATO đã 'tham gia xung đột'; Nga siết vòng vây, giành được 40% Bakhmut?

Tình hình Ukraine: Quốc gia thành viên tố EU và NATO đã 'tham gia xung đột'; Nga siết vòng vây, giành được 40% Bakhmut?

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tiếng Anh của Hungary HirTV ngày 5/3, Chủ tịch Quốc hội nước này Laszlo Kever chỉ trích chính ...

Thủ tướng Đức tuyên bố phương Tây không quyết định thay Ukraine, nói Tổng thống Nga phải hiểu một điều

Thủ tướng Đức tuyên bố phương Tây không quyết định thay Ukraine, nói Tổng thống Nga phải hiểu một điều

Trong cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 5/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, phương Tây sẽ không quyết định ký kết hòa bình ...

(theo Edition.cnn)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động