UNCLOS 1982: Cơ sở pháp lý bảo đảm hòa bình trên Biển Đông

Quang Đào
TGVN. Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực, đồng thời kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Ban Thư ký LHQ (27/7/1994 - 27/7/2019). 
Theo dõi TGVN trên
TIN LIÊN QUAN
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Thụy Sỹ
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong Việt kiều tại Đức hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

Việt Nam luôn tôn trọng và nhất quán chủ trương giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Với Việt Nam, quan điểm nhất quán là tuân thủ chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Đó cũng là quan điểm lập trường của Việt Nam. Trong nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn ở Biển Đông, UNCLOS 1982 được xem là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất.

Hiến pháp về biển và đại dương

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea hay UNCLOS) năm 1982 được thông qua ngày 30/4/1982 đánh dấu kết quả của 9 năm đàm phán của Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ), từ năm 1973 đến năm 1982 nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia.

Ngày 20/9/2007, một tòa án trọng tài thành lập dưới UNCLOS 1982 đã ra phán quyết về một tranh chấp biên giới trên biển từ lâu giữa Guyana và Suriname.

Ngày 12/7/2016 tòa án trọng tài quốc tế ở Hà Lan ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc do vi phạm các điều khoản của UNCLOS trong phiên tòa khởi kiện bởi Philippines.

Được coi như “Hiến pháp về biển và đại dương”, UNCLOS 1982 gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục, quy định một cách toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, không có biển hay gặp bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương. Văn kiện này không chỉ kế thừa các điều ước quốc tế về biển trước đó mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế cũng như những xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương.

UNCLOS 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Công ước đã đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển và căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển. Việc Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh cả gói (package deal) và không cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, ngoại trừ những tuyên bố cụ thể theo quy định của Công ước, bảo đảm việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước.

Với vai trò là “Hiến pháp của biển và đại dương”, UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện pháp lý khác về biển và đại dương. Trước hết, phải kể đến Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Các điều ước quốc tế khác về biển và đại dương đều ít nhiều căn cứ vào quy định của UNCLOS 1982 do tính chất toàn diện, bao trùm của Công ước.

unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong
UNCLOS 1982 được cọi như “Hiến pháp về biển và đại dương”

Bên cạnh các chế định về quy chế pháp lý các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, UNCLOS 1982 cũng quy định cơ chế bắt buộc nhằm giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia trong giải thích và áp dụng Công ước. Theo quy định tại Phần XV của Công ước, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia cần giải quyết một cách hòa bình, bằng các biện pháp do các bên lựa chọn như đối thoại, đàm phán, hòa giải… Nếu các biện pháp trên không đem lại giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS, cơ quan được thành lập bởi Công ước) hoặc tòa trọng tài, tòa trọng tài đặc biệt.

Việt Nam với UNCLOS 1982

Việt Nam là một trong 107 quốc gia ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica ngay sau khi văn kiện này được mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệu lực. Điều này thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tự pháp lý mới về biển và đại dương.

Ngày 25/7/2019, trả lời câu hỏi liên quan đến hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, "Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

Đồng thời, Nghị quyết còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước chính thức có hiệu lực, đồng thời đánh dấu 25 năm Việt Nam phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Ban Thư ký LHQ. Cùng với UNCLOS 1982, Việt Nam cũng gia nhập các Hiệp định thực thi Công ước, bao gồm Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

Là thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lý.

Mặt khác, Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Theo đó, khi bàn về vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiên trì yêu cầu “tôn trọng pháp luật quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, coi đây như một nguyên tắc để giải quyết và xử lý các tranh chấp liên quan đến biển đảo. Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN.

Trong bối cảnh phức tạp hiện nay ở Biển Đông, việc tôn trọng và tuân thủ đầy đủ UNCLOS 1982 càng có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực. UNCLOS 1982 có tầm quan trọng không thể phủ nhận trong đời sống pháp luật quốc tế hiện nay. Văn kiện này đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia và xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Là một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện Công ước, kể từ khi trở thành một quốc gia thành viên của Công ước 25 năm trước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel phát biểu ngày 26/7/2019: “Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo UNCLOS 1982, các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài ra, các hành vi của Trung Quốc còn đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực”
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

Myanmar, Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng UNCLOS 1982

Ngay sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Myanmar và Indonesia đã đưa ra tuyên bố riêng, ...

unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

Malaysia, Ấn Độ kêu gọi các bên tôn trọng tối đa UNCLOS

Lời kêu gọi này của Malaysia và Ấn Độ được đưa ra sau khi phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài được công ...

unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

UNCLOS 1982: Hiến chương về đại dương

Tuy có những hạn chế nhất định, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là một trong các cơ chế tài phán ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

XSMB 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 8/12/2023, dự đoán XSMB 8/12/2023

XSMB 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 8/12/2023, dự đoán XSMB 8/12/2023

XSMB 8/12 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 8/12/2023. SXMB 8/12. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
XSMN 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu này 8/12/2023. xổ số hôm nay 8/12/2023

XSMN 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu này 8/12/2023. xổ số hôm nay 8/12/2023

XSMN 8/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 8/12/2023. KQSXMN. SXMN 8/12. xổ số hôm nay 8/12. XSMN thứ 6. Kết quả xổ số ngày ...
XSBD 8/12, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 8/12/2023. KQXSBD thứ 6

XSBD 8/12, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 8/12/2023. KQXSBD thứ 6

XSBD 8/12 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 8/12/2023. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD kết quả xổ số Bình Dương ngày 8 ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/12/2023: Bạch Dương tình cảm trục trặc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/12/2023: Bạch Dương tình cảm trục trặc

Tử vi hôm nay 8/12/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2023: Xem lịch âm 8/12/2023, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 12 năm 2023

Lịch âm hôm nay 2023: Xem lịch âm 8/12/2023, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 12 năm 2023

Lịch âm 8/12. Lịch âm hôm nay 8/12/2023? Âm lịch hôm nay 8/12. Lịch vạn niên 8/12/2023. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Vietlott 8/12, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 8/12/2023. xổ số Mega 645

Vietlott 8/12, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 8/12/2023. xổ số Mega 645

Vietlott 8/12 - xổ số Vietlott Mega 8/12. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 8/12/2023 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
Tin thế giới 7/12: Nga ‘chốt’ ngày bầu cử, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tới Washington

Tin thế giới 7/12: Nga ‘chốt’ ngày bầu cử, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tới Washington

Nga-Saudi Arabia ra tuyên bố chung, tín hiệu nối lại đàm phán Israel-Hamas, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Hy Lạp …là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Thêm động thái 'sưởi ấm' quan hệ Ai Cập - Thổ Nhĩ Kỳ

Thêm động thái 'sưởi ấm' quan hệ Ai Cập - Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/12 tuyên bố Ankara muốn chuyển giao năng lực công nghiệp quốc phòng cho Ai Cập và các nước châu Phi khác.
Xung đột Israel - Hamas: Tel Aviv tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn mới; Ai Cập bị gây áp lực buộc phải làm điều này

Xung đột Israel - Hamas: Tel Aviv tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn mới; Ai Cập bị gây áp lực buộc phải làm điều này

Israel ra dấu về thỏa thuận ngừng bắn mới. Ai Cập cũng bị Tel Aviv gây áp lực buộc phải chấp nhận người tị nạn Gaza.
Phi đội 'chim ưng biển' của Mỹ ngưng hoạt động sau tai nạn khiến 8 quân nhân thiệt mạng

Phi đội 'chim ưng biển' của Mỹ ngưng hoạt động sau tai nạn khiến 8 quân nhân thiệt mạng

Quân đội Mỹ tạm thời ngừng hoạt động toàn bộ phi đội Osprey trên toàn thế giới sau vụ tai nạn vào tuần trước ngoài khơi Tây Nam Nhật Bản.
Guyana chỉ trích Venezuela coi thường phán quyết của Tòa án ICJ

Guyana chỉ trích Venezuela coi thường phán quyết của Tòa án ICJ

Guyana thực hiện mọi biện pháp tự vệ cần thiết trước mối đe dọa về lãnh thổ từ quốc gia láng giềng Venezuela.
Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 6/12 đã gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc.
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan lần này chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa thế lực truyền thống, đảng VVD và làn gió mới mang tên NSC. Ai sẽ chiến thắng?
Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas đặt Nhà nước Do Thái và các nước Arab, khối Hồi giáo trước nhiều bài toán khó khăn.
Cơ hội cuối cùng từ COP28

Cơ hội cuối cùng từ COP28

COP28 là dịp để các nước thể hiện quyết tâm của riêng mình, đề ra mục tiêu lớn hơn, vì một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả.
Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.
East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Những con số được công bố sau 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas có thể khiến thế giới phải giật mình.
Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Bằng các nỗ lực ngoại giao con thoi của nhiều nước, lệnh ngừng bắn Israel - Hamas được gia hạn thêm một ngày.
Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên xem là thiết bị an toàn cuối cùng kiềm chế căng thẳng liên triều leo thang.
Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.
Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.
Phiên bản di động