Lựa chọn giới tinh thai nhi được coi là một trong những thực hành có hại. (Nguồn: UNFPA) |
Đại diện UNFPA cho rằng, đây là sự gia tăng đáng kể từ mức 107-108 trong giai đoạn 2000-2005 và 111-112 trong giai đoạn 2010-2015. Đáng chú ý là tỷ số này đã cao ở ngay lần sinh con đầu tiên và đến lần sinh thứ ba thì đã lên đến 115,5-120 căn cứ theo số liệu năm 2014.
Trong 6 vùng kinh tế-xã hội của cả nước thì có tới 4 vùng có tỷ số giới tính khi sinh ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Mặc dù ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, tỷ số này ở thấp hơn ở khu vực thành thị, nhưng lại rất khác nhau giữa các tỉnh. Cá biệt tại 3 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, tỷ số này đã đạt mức cao kỷ lục là 125 vào năm 2016.
“Có rất nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng mất cân bằng nhân khẩu học như vậy là do việc lựa chọn giới tính thai nhi”, Trưởng đại diện của UNFPA Naomi Kitahara khẳng định.
Theo bà Naomi Kitahara, tại nhiều diễn đàn quốc tế, gần đây nhất là Cuộc gặp thượng đỉnh Nairobi năm 2019 về chủ đề 25 năm thực hiện các cam kết của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD25) mà Việt Nam là nước tham dự, lựa chọn giới tinh thai nhi được coi là một trong những thực hành có hại.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ ràng vấn nạn này này và đã xây dựng các cơ chế chính sách và pháp lý khác nhau để ứng phó. Luật Bình đẳng giới quy định việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác làm như vậy là vi phạm pháp luật.
Pháp lệnh dân số năm 2003 và Nghị định số 104/2003/ND-CP đã nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Nghị định số 176/2013 / ND-CP thậm chí còn đưa ra các quy định chi tiết về các hình phạt cho việc lựa chọn giới tính khi sinh.