📞

UNICEF cảnh báo tình trạng sai lệch thông tin về vaccine

15:55 | 30/06/2019
Vừa qua, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng sai lệch thông tin về các loại vaccine và những chương trình sử dụng vaccine, cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết vấn đề này.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tiêm vaccine ở khu vực miền núi còn chưa cao. (Nguồn: UNICEF)

Phát biểu tại cuộc hội thảo về tình trạng thiếu thông tin cho vaccine và các biện pháp nhằm xây dựng lòng tin, Giám đốc điều hành của UNICEF - bà Henrietta Fore đã nhấn mạnh về “cơ chế hoạt động của vaccine” khi dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đây là biện pháp giúp ngăn chặn từ 2 đến 3 cái người chết hàng năm.

Mặc dù thừa nhận tiến bộ trong sức khỏe cộng đồng do việc tiêm vaccine mang lại nhưng bà Fore quan ngại rằng ước tính có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh bỏ lỡ các lợi ích từ việc tiêm phòng mỗi năm, khiến chúng có nguy cơ mắc các loại bệnh và đẩy các cộng đồng cùng nhiều nước vào nguy cơ bùng phát các đại dịch.

Ngoài ra, quan chức của UNICEF cũng cho rằng thông sai lệch đóng vai trò quan trọng trong sự ác cảm của người dân với việc tiêm phòng vaccine. Bà Fore nói: “Giống như các dịch bệnh mà vaccine có thể phòng ngừa, thiếu thông tin về vaccine có thể lan truyền nhanh chóng, đặc biệt là trực tuyến. Chúng ta không thể để cho tình trạng thiếu lòng tin và thiếu thông tin đẩy lùi những tiến bộ quan trọng đạt được trong quá trình ngăn ngừa các loại bệnh”.

Bên cạnh đó, bà Fore cũng kêu gọi các công ty công nghệ có nhiều hành động hơn nữa để quảng các nội dung đáng tin cậy, chất lượng và được khoa học chứng minh về vaccine.

Tham dự cuộc hội thảo trên còn có Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Koro Bessho, cùng nhiều nhà hoạt động khác

* Ở Việt Nam, tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật. Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (EPI), với sự hỗ trợ của UNICEF, đã thanh toan thành công bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi. Trong 25 năm qua,vaccine đã bảo vệ được 6.7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn 42.000 ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như vậy, Chương trình tiêm chủng mở rộng ngày nay phải đối mặt với những thách thức mới nổi để có thể duy trì được những thành tựu mà khó khăn lắm mới đạt được này và tiếp cận được tới những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Độ bao phủ ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số còn thấp. Cũng có những lo ngại về 'phản đối chủng ngừa’ – do một số bậc cha mẹ không tin tưởng vào tác dụng của chủng ngừa, và sự mất niềm tin đó càng gia tăng bởi thông tin bị thêu dệt và sai lệch. Sự xói mòn niềm tin trong công chúng thường xảy ra sau những 'biến cố bất lợi sau khi chủng ngừa' hiếm xảy ra, với những câu chuyện tiêu cực trên truyền thông gắn những trường hợp tử vong trẻ em với tiêm chủng mà không có thông tin đầy đủ. (Nguồn: UNICEP)
(theo TTXVN)