TIN LIÊN QUAN | |
Brexit và Tổng thống Trump khiến người Anh lo lắng | |
Italy: Một thành phố dựng tượng Tổng thống Mỹ D. Trump |
Tỷ giá USD vừa tuột khỏi đỉnh cao 14 năm. Nhưng nhiều nhà phân tích đã đưa ra bằng chứng cho thấy, đồng tiền này sẽ sớm bước vào làn sóng tăng giá thứ hai.
Điều ông Trump không mong muốn
Đầu tháng 1/2017, Dollar Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã có lúc lên tới 103,82 điểm. Nhưng gần đây, chỉ số này có lúc giảm chỉ còn 99,233 điểm. Những diễn biến sau đó, bao gồm việc ra sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đối với người tị nạn và công dân bảy nước có đa số dân là người Hồi giáo, cùng một loạt dòng trạng thái gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump trên mạng xã hội Twitter có vẻ đã gây thêm sức ép mất giá đối với đồng USD.
Nếu Washington áp dụng các biện pháp quản lý giá trị USD, một cuộc chiến tranh tiền tệ quy mô toàn cầu có thể nổ ra. (Nguồn: Global Affairs Press) |
Gần đây, nhiều nhà đầu tư đã bán USD để mua những đồng tiền khác như Yên Nhật, CND (đô la Canada),… Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng đồng USD sẽ không mất giá kéo dài.
Câu hỏi đặt ra, liệu USD có chuẩn bị lao dốc như tình trạng đã xảy ra trong thập niên 1980 hay không? Một số chuyên gia như Đại diện nhóm tư vấn Tài chính và Tiền tệ OMFIF, hay chuyên gia tài chính nổi tiếng David Marsh – người chuyên tư vấn cho các quỹ đầu tư, cho rằng lịch sử có thể sẽ lặp lại, vì sau chu kỳ dài tăng trưởng quá mức, đồng USD đã sẵn sàng cho một đợt sụt giá như hồi thập niên 1980. Tuy nhiên, ông Marsh cũng dự đoán, USD sẽ còn tiếp tục tăng giá mạnh trong khoảng một năm trước khi lao dốc.
Trên thực tế, đồng USD đã tăng giá khoảng 10% mỗi năm trong 3-4 năm vừa qua. Việc đồng USD tăng giá mạnh đi ngược lại mục tiêu mà ông Trump đề ra nhằm củng cố nền sản xuất công nghiệp của Mỹ, bởi đồng USD mạnh đang khiến hàng xuất khẩu của Mỹ đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 1, khi còn chưa chính thức nhậm chức, ông Trump từng nói với tờ Wall Street Journal rằng, USD đang quá mạnh. Đây được coi là một phát biểu chưa từng có tiền lệ từ một Tổng thống Mỹ đắc cử. Bởi lâu nay, các chính phủ tiền nhiệm đều thề trung thành với đồng USD mạnh và khẳng định đây là lợi ích của nền kinh tế Mỹ, ngay cả khi giá trị của tiền tệ gây ra tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực.
Chiến tranh tiền tệ?
Mới đây, trên kênh CNBC, chiến lược gia của JPMorgan Asset Management - Tan Hui nhận định, “ông Trump có thể viết lên Twitter tất cả những gì ông ấy muốn, nhưng nhiều chính sách kinh tế của ông ta về căn bản đang đi ngược lại với mong muốn của bản thân và đã hỗ trợ cho USD tăng giá”.
Theo Tan Hui, chủ nghĩa bảo hộ, chính sách nhập cư hay cả chính sách tài khóa thân thiện với tăng trưởng của ông Trump đều là những chính sách có thể đẩy lạm phát gia tăng, từ đó kéo lãi suất và tỷ giá đồng USD tăng theo. Vị chiến lược gia này cho rằng, đồng USD đang ở trạng thái điều chỉnh sau khi tăng quá nhanh và quá mạnh trong quý IV/2016.
Một số nhà phân tích khác cũng chung ý kiến xu thế tăng giá của USD sẽ sớm được nối lại.
Ngoài ra, sức khỏe tốt của nền kinh tế số 1 thế giới có thể là minh chứng cho việc đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên. Dữ liệu công bố ngày 3/2 cho thấy, trong tháng 1, kinh tế Mỹ tạo thêm 227.000 việc làm mới, vượt xa mức dự báo trước đó là 175.000, dù tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1% từ mức 4,7% do có thêm nhiều người gia nhập lực lượng lao động. Kinh tế tăng trưởng ổn định có thể là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tất nhiên, vẫn có những nhà phân tích tỏ ra kém quả quyết hơn khi dự báo về việc Fed sớm tăng lãi suất, hay tình hình thị trường việc làm Mỹ có thể không khả quan như mọi người nghĩ.
Nhưng dẫu sao, một trong những chính sách cốt lõi mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử là tái thiết lập các cơ sở sản xuất của nước Mỹ vốn luôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến động tiền tệ. Và đồng USD vẫn giữ đà tăng đều đặn kể từ khi ông đắc cử Tổng thống (tháng 11/2016). Rõ ràng, chính sách của tân Tổng thống Mỹ đang hỗ trợ giá trị USD lên cao, dù ông không hề mong như thế.
“Ai sẽ bị đổ lỗi cho việc này. Đây rõ ràng không phải lỗi của Mỹ, mà sẽ là lỗi của nước khác. Có thể là Trung Quốc, tiếp theo là Nhật Bản rồi đến Đức”, chuyên gia David Marsh dự đoán. Bởi vậy, trong bài phân tích về nguy cơ chiến tranh tiền tệ trên tờ Financial Times, một số chuyên gia lo ngại, ông Trump rất có thể sẽ phản ứng bằng những hành động thương mại “hiếu chiến” hơn. Và nếu Washington áp dụng các biện pháp quản lý giá trị USD, một cuộc chiến tranh tiền tệ quy mô toàn cầu có thể nổ ra với mức độ nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2008.
Trung Quốc: Chăm sóc thú cưng kiếm tỷ USD Chất lượng cuộc sống được nâng cao trong những năm gần đây đã khiến nhiều người dân Trung Quốc có thêm sở thích nuôi động ... |
Chiến tranh tiền tệ đang tới gần? “USD đang quá mạnh”- ông Donald Trump nói. Đây được coi là một phát biểu chưa từng có tiền lệ từ một Tổng thống Mỹ. |
Quan ngại về bất ổn chính trị đẩy giá vàng thế giới đi lên Trong phiên giao dịch ngày 6/2, giá vàng thế giới tăng khoảng 1% lên mức cao nhất trong gần 3 tháng qua do những quan ... |