Ưu tiên đối ngoại của Singapore: 'tạo dựng các vòng tay bạn bè', không chọn bên, không cố làm hài lòng siêu cường

Phương Vy
Bài phát biểu vừa qua của Ngoại trưởng Singapore trước Quốc hội nước này đã cho thấy rõ những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Quốc đảo sư tử.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những nguyên tắc và ưu tiên chính sách đối ngoại của Singapore
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan. (Nguồn: AP)

Ngày 27/2, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn tại Quốc hội về lập trường và các ưu tiên chính sách đối ngoại của Singapore.

Ông Vivian Balakrishnan đánh giá Singapore là một trong số ít các quốc gia có được sự đoàn kết qua giai đoạn đại dịch Covid-19, tạo cho nước này một nền tảng tốt để điều hướng các thách thức chính sách đối ngoại của mình trong bối cảnh “nhiều cuộc khủng hoảng đan xen”.

Sự quan tâm từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và doanh nhân đến Singapore vẫn còn, vì họ nhận ra và đánh giá cao sự ổn định và nhất quán của đất nước này.

Người đứng đầu ngành ngoại giao của Đảo quốc sư tử cũng nhấn mạnh lập trường dựa trên nguyên tắc của nước này trong xử lý các mối quan hệ quốc tế, đồng thời khẳng định, Singapore không để "bị bắt nạt hoặc mua chuộc". Singapore sẽ không trở thành quốc gia ủy nhiệm hay bình phong cho bất kỳ siêu cường nào. Singapore sẽ tuân thủ các nguyên tắc nhưng không chọn bên.

Củng cố "tình bạn" với Malaysia

Ông Vivian Balakrishnan cho biết, quan hệ Singapore-Malaysia được củng cố bởi mối quan hệ nhân dân mạnh mẽ và trao đổi cấp cao thường xuyên.

Thủ tướng mới của Malaysia Anwar Ibrahim, một “người bạn cũ” của Singapore, đã có chuyến thăm đầu tiên tới Singapore vào tháng 1 vừa qua, với 3 thỏa thuận cấp chính phủ được ký kết, báo hiệu cam kết của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực đang nổi, mới và có lợi ích song trùng. Ông Anwar Ibrahim sẽ trở lại Singapore vào cuối năm nay để tham dự Hội nghị Lãnh đạo diện hẹp Singapore-Malaysia lần thứ 10.

Theo Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan, giống như bất kỳ tình bạn nào, mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia thi thoảng cũng sẽ nảy sinh vấn đề. Ví dụ, trong khi vấn đề chủ quyền đối với hòn đảo Pedra Branca đã được giải quyết dứt điểm, Malaysia vẫn đưa ra phản đối đối với các công trình tôn tạo của Singapore tại Pedra Branca. Ông khẳng định những công việc tôn tạo này là cần thiết để tăng cường an toàn và an ninh hàng hải, cải thiện năng lực tìm kiếm cứu nạn trong khu vực, đồng thời giúp bảo vệ Pedra Branca trước nguy cơ mực nước biển dâng cao.

Ông Vivian Balakrishnan nhấn mạnh Singaprore sẽ quản lý những khác biệt trên tinh thần xây dựng và thực tế, không cho phép bất kỳ vấn đề đơn lẻ nào phủ bóng lên mối quan hệ song phương với Malaysia.

Tăng cường quan hệ với Indonesia

Trả lời câu hỏi của các nghị sĩ về kế hoạch của Singapore trong quan hệ với Indonesia, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan cho biết các thỏa thuận mà hai nước ký kết đã và đang được triển khai tích cực và sẽ mang lại lợi ích hữu hình. Đó là 3 thỏa thuận song phương lớn - Thỏa thuận Vùng Thông báo bay (FIR), Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (DCA) và Hiệp ước Dẫn độ (ET).

Tin liên quan
Ngoại trưởng đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc trong năm 2023 Ngoại trưởng đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc trong năm 2023

Hai nước gần đây đã hoàn tất các tiến trình pháp lý trong nước để chính thức phê chuẩn các thỏa thuận này. Đối với Thỏa thuận Vùng thông báo bay, bước đi kế tiếp cho Singapore và Indonesia sẽ là cùng nhau có được sự chấp thuận của Cơ quan Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO).

Một khi thỏa thuận này được thực thi, hai bên sẽ sắp xếp để tất cả 3 thỏa thuận nói trên đồng thời có hiệu lực vào một ngày mà hai bên sẽ bàn thảo và thống nhất.

Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan nhấn mạnh: “Việc giải quyết được cả 3 vấn đề tồn đọng này sẽ mở đường cho chúng ta mở rộng quan hệ hợp tác song phương một cách đáng kể trong những năm tới”.

Ông cũng nói thêm rằng, Singapore mong sớm được chào đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tới Singapore tham dự Hội nghị Lãnh đạo diện hẹp Singapore-Indonesia kế tiếp trong những năm tới.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN

Về các nỗ lực của Singapore trong việc thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa ASEAN với Mỹ cũng như các láng giềng khu vực, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan cho biết, Singapore “luôn ủng hộ sự hợp tác với các nước lớn, để tất cả họ đều có lợi ích trong hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và có thể tạo ra sự cân bằng quyền lực ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương”.

Do đó, Singapore “tìm cách tạo dựng các vòng tròn bạn bè chồng chéo nhau” như được thể hiện trong “cấu trúc khu vực mở, toàn diện và lấy ASEAN làm trung tâm”.

Ông Vivian Balakrishnan chỉ ra rằng “các cơ chế do ASEAN dẫn dắt” đã mang các cường quốc lại gần nhau, chẳng hạn như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 và ASEAN+1.

Ông Vivian Balakrishan cho biết, Singapore sẽ hỗ trợ các mục tiêu của Indonesia nhằm đẩy mạnh hội nhập ASEAN trong các lĩnh vực như kinh tế xanh và hội nhập kỹ thuật số, đồng thời cam kết giúp Timor Leste trở thành một phần của hiệp hội.

Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan nói thêm, Singapore và ASEAN lo ngại về vấn đề Myanmar. Ông khẳng định ASEAN sẽ không can thiệp vào chính trị nội bộ của Myanmar, nhưng giải pháp cuối cùng phải liên quan đến hòa giải dân tộc giữa tất cả các bên liên quan trong nước.

Điều hướng trong cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đề cập vụ việc hồi đầu tháng Hai, khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu từ Trung Quốc, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan cho biết, cả hai bên cần thiết lập các hàng rào bảo vệ, vì quan điểm tiêu cực, cứng rắn chống lại “bên kia” ngày càng trở nên phổ biến trong những diễn ngôn địa chính trị ở cả Mỹ và Trung Quốc.

Xung quanh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan, ông Vivian Balakrishnan nhấn mạnh Singapore không muốn bị buộc phải chọn bên, khẳng định nước này luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, đưa ra lập trường dựa trên nguyên tắc, ngay cả khi lập trường đó không làm hài lòng siêu cường này hay siêu cường kia.

Ngoại trưởng Vivian Balakrishan nhấn mạnh, trong bối cảnh chia rẽ chính trị toàn cầu, Singapore phải tiếp tục ủng hộ và duy trì luật pháp quốc tế. Thế giới đang bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các siêu cường, sự gián đoạn kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu đang rình rập - và tất cả những điều này diễn ra trong một thế giới phân mảnh hơn... Singapore và người dân đảo quốc phải đối diện với những thách thức này bằng sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và thái độ tự tin.

Khủng hoảng năng lượng: Cố gắng từ bỏ khí đốt Nga, châu Âu lại rơi vào ‘vòng tay’ một đối tác không hoàn hảo?

Khủng hoảng năng lượng: Cố gắng từ bỏ khí đốt Nga, châu Âu lại rơi vào ‘vòng tay’ một đối tác không hoàn hảo?

"Thỏa thuận của EU ký với Azerbaijan không thực sự mang lại 'cứu trợ' cho khối trong mùa Đông này hoặc mùa Đông tới…", ông ...

Nga muốn làm việc với các quốc gia không ngại lệnh trừng phạt của phương Tây

Nga muốn làm việc với các quốc gia không ngại lệnh trừng phạt của phương Tây

Ngày 26/12, người đứng đầu Bộ Phát triển kỹ thuật số, truyền thông và truyền thông đại chúng Nga Maksut Shadaev cho biết, các công ...

Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha đưa máy bay không người lái tiên tiến vào hoạt động

Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha đưa máy bay không người lái tiên tiến vào hoạt động

Máy bay không người lái TARSIS UAS có thể thực hiện các nhiệm vụ bay kéo dài hơn 4,5 giờ ở độ cao lên tới ...

Ngoại trưởng Israel điện đàm người đồng cấp Nga, Ukraine tỏ ý không hài lòng

Ngoại trưởng Israel điện đàm người đồng cấp Nga, Ukraine tỏ ý không hài lòng

Ngày 3/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp mới được ...

Nga tạm dừng hiệp ước New START: Không có rào cản; Tổng thống Mỹ vẫn tin Moscow không làm một điều

Nga tạm dừng hiệp ước New START: Không có rào cản; Tổng thống Mỹ vẫn tin Moscow không làm một điều

Ngày 22/2, cả hai viện của Quốc hội Nga đều thông qua việc đình chỉ tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công ...

(theo Channel News Asia, the Today)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động