Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam

Lê An
TGVN. Nghiên cứu mới nhất do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (USSH), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và các đối tác đồng thực hiện đã khẳng định vai trò quan trọng của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016-2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và UNDP Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), kết quả nghiên cứu đã kịp thời cung cấp dẫn chứng thực tiễn về đóng góp của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước suốt 5 năm qua.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để cử tri và xã hội tin tưởng hơn vào các ứng cử viên nữ trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2021.

Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam
Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam. (Nguồn: UNDP)

Khẳng định tiếng nói của nữ giới trong Quốc hội

Ông Robin Bednall, Quyền tham tán kinh tế và hợp tác phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, cho biết: “Trong năm 2020, phụ nữ trên khắp thế giới đã gánh vác rất nhiều việc quan trọng và cấp thiết do tác động của đại dịch Covid-19. Vì vậy, nghiên cứu công bố hôm nay về năng lực, đóng góp, vị thế và tiếng nói của phụ nữ vô cùng kịp thời”.

Quốc hội khóa XIV (2016-2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội và 26,7% đại biểu là nữ. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2020 của UNDP, Việt Nam đứng thứ 65 trên 162 Quốc gia và nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.

Nghiên cứu “Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016-2021” cho thấy, nam đại biểu Quốc hội chủ động hơn trong việc tiếp xúc với cử tri, song nữ đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cư tri qua mạng xã hội thường xuyên hơn nam đại biểu.

Trong kế hoạch hành động, nữ đại biểu quan tâm hơn tới các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá, thể thao và du lịch; dân tộc; lao động thương binh và xã hội; tôn giáo và tín ngưỡng hơn so với nam đại biểu. Không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ đại biểu về thời gian dành cho các hoạt động với tư cách đại biểu Quốc hội, cũng như trong việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, kiến nghị của cử tri.

Về phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ, tỷ lệ nữ đại biểu coi trọng phẩm chất “phát ngôn đúng mực” và “có khả năng thuyết phục” cao hơn so với nam đại biểu. Lợi ích của cử tri tại địa phương họ ứng cử là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của cả nam và nữ đại biểu Quốc hội khi đại biểu tham gia ý kiến về một vấn đề cụ thể.

Đồng thời, nguyện vọng của cử tri là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện nhiệm vụ của cả nam và nữ đại biểu Quốc hội. Họ đồng tình cho rằng, nữ đại biểu thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong các vực giáo dục, y tế, lao động và việc làm.

Thúc đẩy quyền bình đẳng

Theo bà Elisa Cavacece, Phó Đại sứ, kiêm Tham tán phát triển, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, chỉ số PAPI là một công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ Việt Nam nắm bắt được ý kiến phản hồi của người dân về việc chính sách và dịch vụ công được thực hiện như thế nào và người dân hưởng lợi ra sao.

“Buổi chia sẻ kết quả bước đầu của nghiên cứu hôm nay là một diễn đàn hữu ích cho Đại sứ quán Ireland chung tay và đồng hành trong hành trình thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Đây là những vấn đề ưu tiên của Đại sứ quán Ireland trong mối quan hệ đối tác với Chính phủ Việt Nam, các tổ chức đa phương và xã hội dân sự”, bà Elisa Cavacece chia sẻ.

Nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII), đó là đến năm 2030 phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20 - 25% là nữ. Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35% là nữ.

Cũng theo Giáo sư Phạm Quang Minh (USSH), Trưởng nhóm nghiên cứu, “Hầu hết các đại biểu được phỏng vấn cho rằng, sẽ có lúc số nữ đại biểu Quốc hội và nam đại biểu Quốc hội là ngang nhau. Điều quan trọng là cần chung tay để tạo môi trường cho nữ đại biểu Quốc hội phát huy tiềm năng của họ”.

Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam
Đại biểu tham dự buổi giới thiệu về nghiên cứu. (Nguồn: UNDP)

Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội tăng cường tiếp xúc, đối thoại với cử tri qua nhiều kênh, tận dụng ứng dụng truyền thông xã hội; đồng thời tạo mọi cơ hội cho nữ đại biểu Quốc hội tham gia vào tất cả các lĩnh vực thông qua việc thúc đẩy cân bằng giới trong các Uỷ ban của Quốc hội.

Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh, tỉ lệ phụ nữ ngang bằng trong các vị trí lãnh đạo và ra quyết định ở tất cả các cấp, trong khu vực công cũng như khu vực tư, có có ý nghĩa rất quan trọng đối với tầm nhìn phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, đồng thời đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo cơ hội phát triển bình đẳng, không để ai bị bỏ lại phía sau.

“UNDP mong tiếp tục hợp tác với các đối tác phát triển và Quốc hội Việt Nam trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới - cả về lượng và về chất – để không chỉ có thêm phụ nữ giữ trọng trách trong các cơ quan dân cử, mà còn hỗ trợ họ thực hiện nhiệm vụ hiệu quả khi họ được bầu”, bà Caitlin Wiesen nói.

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội cho nữ giới muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực STEM
Nữ giới nổi trội hơn trong điện ảnh Mỹ, nhưng chỉ ở... hậu trường
Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ với các đại biểu Quốc hội
Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: Chờ đợi một cơ chế thông thoáng cho việc từ thiện!
Nữ giới trong ngành công nghệ: Giới tính chưa từng là trở ngại!

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Hà Nội làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đặt mục tiêu GRDP năm 2025 từ 6,5% trở lên

Hà Nội làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đặt mục tiêu GRDP năm 2025 từ 6,5% trở lên

Theo số liệu Cục Thống kê Hà Nội, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố năm 2024 ước tăng 6,52% so với năm trước.
Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền ...
Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng khẳng định quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi hôm nay 9/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tiếp tục ghi nhận thương vong sau trận động đất mạnh ở Tây Tạng, Trung Quốc

Tiếp tục ghi nhận thương vong sau trận động đất mạnh ở Tây Tạng, Trung Quốc

Ít nhất 126 người đã thiệt mạng và 188 người bị thương, 3.609 ngôi nhà bị sập sau trận động đất 6,8 độ richter ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào ...
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em Liên hợp quốc

Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Năm 2024, hàng nghìn người di cư thiệt mạng hoặc mất tích khi đang tìm đường đến châu Âu. Con số đáng báo động do Liên hợp quốc (LHQ) công bố.
Anh sẽ mạnh tay hơn với nạn buôn người

Anh sẽ mạnh tay hơn với nạn buôn người

Chính phủ Anh tuyên bố những kẻ tham gia buôn người sẽ đối mặt với các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt theo luật mới tại nước này.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động