Vẫn bài toán cũ…

Những chuyên gia trí thức Việt kiều đều có một vị trí nhất định, cuộc sống và gia đình an cư ở nước ngoài. Vậy, điều gì đã thôi thúc họ trở về nếu như không phải là một tình yêu với quê hương cứ đầy lên theo năm tháng. Nhưng về rồi, câu hỏi mà nhiều người băn khoăn là họ sẽ làm gì, và được đón nhận như thế nào để phát huy được sự đóng góp của mình, hay nói một cách cụ thể là “làm được cái gì cho trong nước".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kêu gọi, nhưng phải rõ ràng

Nếu đem so sánh, thì sẽ thật khập khiễng giữa điều kiện làm việc, mức lương, mức sống giữa trong và ngoài nước. Nhưng nhiều trí thức kiều bào vẫn quyết định "bỏ lại sau lưng" để về với những dự án mới ở Việt Nam.

Bác sĩ Daniel T. Dung đang ấp ủ thành lập một viện về thần kinh tại Việt Nam "vừa nghiên cứu vừa chữa bệnh" sau khi ông đã rất thành công ở Mỹ trên lĩnh vực y khoa. "Nếu có thể làm được, tôi sẽ mời những bác sĩ giỏi nhất về làm việc tại đây, kết hợp với đào tạo thế hệ bác sĩ trẻ và nghiên cứu. Tôi biết, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều viện vừa kết hợp nghiên cứu với chữa bệnh". Vị bác sĩ đã từng đi thuyết trình ở nhiều nước tiên tiến hàng đầu về y khoa trên thế giới khẳng định, ông sẽ xây dựng quy mô viện "vượt xa Singapore" trong lĩnh vực này. Có điều, đó vẫn là một ý tưởng đang được ấp ủ của ông sau nhiều lần đi về Việt Nam.

Chính sách của Đảng và nhà nước là kêu gọi trí thức kiều bào về đóng góp xây dựng quê hương. Nhưng theo chị Nguyễn Mỹ Hạnh, thì "không nên kêu gọi một cách chung chung, mà cần phải đưa ra những lĩnh vực đang cần. Chính phủ trong từng giai đoạn, thời điểm, nếu cần có những trí thức đóng góp vào lĩnh vực gì, hãy nêu ra thật cụ thể, từ những dự án nhỏ cho đến những chương trình lớn với những tiêu chí rất cụ thể, để người ở nước ngoài dễ hình dung và lượng sức mình". Chị Hạnh và chồng là anh Lê Duy Nhẫn, trong nhiều năm qua đã đi đi về về Đức - Việt Nam với những dự án về xóa đói giảm nghèo, và xây hàng ngàn ngôi nhà cho người nghèo trong nước.

Chị Hạnh cho rằng, trong công cuộc phát triển đất nước như hiện nay, các trí thức trong nước đã có nhiều đóng góp rất to lớn. "Khi ở nước ngoài trở về, tiếp xúc với họ chúng tôi rất cảm phục. Trong một điều kiện còn nhiều khó khăn, phải nói là thua kém nhiều so với điều kiện làm việc của trí thức ở nước ngoài, nhưng họ đã làm được rất nhiều việc, và có nhiều sáng kiến để ứng dụng trong công việc. Nhưng cũng do điều kiện còn nghèo, nhiều trí thức trong nước chưa phát huy được hết khả năng, nhất là về tầm nhìn xa rộng. Trí thức Việt kiều ở nước ngoài chính là những người khắc phục được điểm yếu này. Được tiếp xúc trong môi trường quốc tế, họ lại am hiểu về Việt Nam, và nếu có một tấm lòng nữa, thì việc mời gọi trí thức về xây dựng quê hương đất nước không khó.

Chiêu đãi hiền tài…

Đây là một vấn đề luôn được đưa ra bàn thảo tại nhiều cuộc gặp gỡ với trí thức kiều bào. Không thể bằng mức lương, vì điều kiện kinh tế trong nước dù có tốt lên, nhưng chúng ta vẫn là một nước đang phát triển.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Anh (LB Nga) trong một lần trò chuyện về đề tài này cho rằng: "Chúng ta có thể học tập các nước láng giềng trong việc thu hút trí thức kiều bào về xây dựng đất nước. Có thể nói Trung Quốc là một điển hình trong việc kêu gọi Hoa kiều. Trong hơn chục năm qua, có hàng ngàn trí thức hàng đầu của Trung Quốc ở nước ngoài đã đóng góp cho quê hương bằng cách này hay cách khác. Trung Quốc đã kêu gọi qua rất nhiều kênh khác nhau, và có những đãi ngộ, trân trọng xứng đáng với chất xám của trí thức. Còn ở Việt Nam, tôi thấy chúng ta đã đưa ra đường lối rất cụ thể trong Nghị quyết 36, nhưng khi triển khai thì cho thấy còn nhiều chỗ chưa đúng với tinh thần của Nghị quyết này. Vì thế, đến nay đội ngũ trí thức về nước làm việc chưa phải là nhiều. Trong một số lĩnh vực tôi biết, chúng ta có những chuyên gia người Việt hàng đầu trên thế giới, nhưng trong nước lại dành cho chuyên gia nước ngoài, mà không tận dụng chính người của mình. Đó là một sự lãng phí, lãng phí cơ hội".

Thực tế, làm việc tại nước ngoài, các chuyên gia cũng có những ràng buộc, và cam kết với tổ chức họ. Cộng với công việc bận mải, thu hút của họ rất nhiều thời gian, sức lực. Nếu chỉ kêu gọi từ xa là hãy về hợp tác với quê hương, "vậy nên, tôi rằng, không phải lúc nào họ cũng có thể sẵn sàng. Vậy nên, cần nhìn ra xem, các nước họ đã làm gì, và chúng ta nên làm gì để thu hút được đội ngũ này, công khai, hay công không khai tùy vào từng lúc, từng hoàn cảnh", ông Bá Anh nói.

Với trí thực, có lẽ, những đãi ngộ về vật chất, điều kiện làm việc là cần thiết, nhưng chưa đủ (vì những điều đó ở môi trường làm việc nước ngoài, họ cũng được ưu đãi chẳng kém, nếu không muốn nói là hơn), mà cần một cơ chế chính sách như thế nào đó cho thật thông thoáng tới tận các bộ, ngành... vì đó mới là những cơ quan trực tiếp xúc với trí thức kiều bào.

Trong thực tế, có những trí thức thiếu kiên nhẫn đã bỏ cuộc vì lối làm việc không "thuận". Trí thức là vậy, họ luôn có thừa sự kiên nhẫn với các công trình khoa học, nhưng khi vướng cơ chế, họ dễ nản lòng. Vì ý tưởng của họ luôn có nhiều cơ hội để được chờ đón ở chỗ này, hay chỗ khác, họ sẽ đặt câu hỏi có nên phải mất thời gian ở một nơi họ không được hoan nghênh đúng mức không?

Vậy nên, mời được người tài không dễ, mà chiều người được tài lại càng khó hơn… Bài toán vẫn cũ, nhưng cách giải cần phải linh hoạt thì mới đem lại thành công.

Đông Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Cập nhật kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ngày 6/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã ký ban hành Kế hoạch về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Xung đột Dải Gaza: Người dân Palestine đi bộ gần chục cây số với hi vọng 'có bữa no'

Xung đột Dải Gaza: Người dân Palestine đi bộ gần chục cây số với hi vọng 'có bữa no'

Hàng triệu người Palestine đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói khi nguồn cung lương thực giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Giá tiêu hôm nay 7/12/2024: Thị trường tăng mạnh, tín hiệu tích cực cho vụ mùa 2025, dự báo năng suất cao

Giá tiêu hôm nay 7/12/2024: Thị trường tăng mạnh, tín hiệu tích cực cho vụ mùa 2025, dự báo năng suất cao

Giá tiêu hôm nay 7/12/2024 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.000 đồng/kg.
Nga-Belarus 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow 'mở lòng' chốt triển khai tên lửa Oreshnik cho đồng minh, Kursk có lãnh đạo mới

Nga-Belarus 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow 'mở lòng' chốt triển khai tên lửa Oreshnik cho đồng minh, Kursk có lãnh đạo mới

Nga-Belarus ký 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow mở lòng chốt triển khai tên lửa Oreshnik vào cuối năm 2025.
Sức ép gia tăng, 3 tướng quân đội bị xử lý, Tổng thống Hàn Quốc cam kết lắng nghe ý kiến từ đảng cầm quyền

Sức ép gia tăng, 3 tướng quân đội bị xử lý, Tổng thống Hàn Quốc cam kết lắng nghe ý kiến từ đảng cầm quyền

Sức ép gia tăng, 3 tướng quân đội bị xử lý, Tổng thống Hàn Quốc cam kết lắng nghe ý kiến từ đảng cầm quyền...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 7/12/2024: Song Tử sự nghiệp khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 7/12/2024: Song Tử sự nghiệp khá tốt

Tử vi hôm nay 7/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Phiên bản di động