Vận dụng khéo léo ngoại giao khí hậu, Trung Quốc âm thầm thắng thế trong cuộc đua chuyển đổi năng lượng

Tố Uyên
Từng là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới, những nỗ lực đáng kinh ngạc của Trung Quốc nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo trong thời gian gần đây đang khẳng định vai trò dẫn dắt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong cuộc đua giảm phát thải toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vận dụng khéo léo ngoại giao khí hậu, Trung Quốc âm thầm thắng thế trong cuộc đua chuyển đổi năng lượng
Thời gian qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Còn nhớ, năm 2017, cựu Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Mất đi một "người chơi lớn", quyết định này đã thúc đẩy Canada, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để tái khẳng định những cam kết chính trị rằng cần phải có những hành động khẩn cấp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cuộc họp được các bên hưởng ứng và trở thành sự kiện thường niên. Tuần này, cuộc họp tiếp tục được tổ chức tại Vũ Hán, Trung Quốc, đúng lúc viễn cảnh về một nhiệm kỳ tổng thống nữa của ông Trump đang đến gần.

Tin liên quan
Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng 'so găng'

Quy tụ các Bộ trưởng phụ trách vấn đề về biến đổi khí hậu và các quan chức cấp cao từ gần 30 quốc gia, cuộc họp cấp Bộ trưởng về Hành động vì khí hậu được tổ chức tại Vũ Hán nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan vào tháng 11/2024.

Tại cuộc họp, Thư ký điều hành Ban Thư ký về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc Simon Stiell kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn từ tất cả các quốc gia, đặc biệt là nhóm các nước G20 giàu có. Theo Hiệp định Paris, mọi quốc gia phải đệ trình các kế hoạch và mục tiêu khí hậu quốc gia mới vào tháng 2/2025.

"Nếu thực hiện tốt, những kế hoạch này sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, nhiều việc làm và thịnh vượng hơn, ít ô nhiễm và sức khỏe tốt hơn", ông Simon Stiell nhấn mạnh.

Theo bài viết trên The Conversation, thời gian qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc đã có tăng trưởng kỷ lục về năng lượng mặt trời và gió, giảm tỷ trọng than trong sản xuất điện, cùng với đó là sự bùng nổ trong ngành sản xuất sử dụng công nghệ carbon thấp, bao gồm pin và xe điện.

Theo họ, Trung Quốc đang muốn thể hiện nhiều hơn vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng, thông qua việc gây áp lực lên các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp cần hành động vì khí hậu. Cuộc họp tại Vũ Hán cùng nhiều cuộc họp trước đó đều phản ánh nguyện vọng này.

Chẳng hạn như, hồi đầu tháng Bảy, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp về biến đổi khí hậu kéo dài 5 ngày, tập hợp "các nước đang phát triển có cùng chí hướng" tại tỉnh Sơn Đông. Sau đó là cuộc họp cấp Bộ trưởng "BASIC" hành động vì khí hậu với Brazil, Ấn Độ và Nam Phi vào cuối tuần trước.

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon sẽ đòi hỏi những thay đổi về mặt cấu trúc, là một chặng đường khó khăn, gập ghềnh, tốn thời gian. Dù vậy, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển công nghệ cho cuộc cách mạng năng lượng tái tạo đang bắt đầu "đơm hoa kết trái".

Sản xuất điện năng

Khoảng 40% lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đến từ sản xuất điện, chủ yếu là than đá, nhưng tỷ trọng năng lượng tái tạo đang tăng lên. Công suất điện gió đã tăng từ 61 gigawatt (GW) năm 2012 lên 441GW năm 2023, trong khi công suất điện mặt trời tăng từ 3,4GW năm 2013 lên 610GW năm 2023.

Các công nghệ lưu trữ mới cũng đang được phát triển để quản lý sự mở rộng nhanh chóng của năng lượng mặt trời và gió, bao gồm lưu trữ bơm nước, lưu trữ hóa chất, lưu trữ khí nén và nhà máy điện ảo. Lưới truyền tải đường dài cũng cho phép sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tốt hơn.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang thử nghiệm chính sách khí hậu bao gồm giao dịch khí thải và bù trừ thông qua thị trường carbon. Một hệ thống kép quản lý cả mức tiêu thụ năng lượng và cường độ trong gần 30 năm đang được thiết kế lại, theo đó hướng đến kế hoạch thay thế đốt than trực tiếp bằng điện, khí đốt tự nhiên và động cơ đốt trong bằng xe điện.

Phương tiện vận tải

Năm 2023, doanh số bán xe điện toàn cầu đã vượt quá 13 triệu. Trung Quốc hiện đang sở hữu thị trường xe điện trong nước lớn nhất thế giới với hơn 7 triệu xe được bán ra, chiếm một phần ba doanh số ô tô điện trên toàn cầu.

Năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,2 triệu xe điện, cao hơn 80% so với năm trước đó. Xe điện hiện đã có giá thành rẻ hơn xe có động cơ đốt trong tại Trung Quốc do thị phần ngày càng tăng. Các nhà sản xuất ô tô nội địa cung cấp gần 50 mẫu xe điện lớn nhỏ, đa chủng loại với giá cả phải chăng.

Ngành thép

Tiêu chuẩn thép phát thải carbon thấp của Trung Quốc đang trong giai đoạn nghiên cứu và dự kiến ban hành trong năm nay. Đồng thời, ngành thép nước này sẽ sớm bắt đầu giao dịch carbon, sau khi ngành sản xuất điện chính thức ra mắt giao dịch trực tuyến về trợ cấp phát thải carbon vào tháng 7/2021. Sau ngành điện, ngành thép là ngành công nghiệp gây phát thải CO2 lớn thứ hai tại quốc gia tỷ dân.

Giao dịch carbon là một cách tiếp cận để kiểm soát ô nhiễm. Theo đó, Chính phủ sẽ phân bổ giấy phép phát thải một lượng CO2 nhất định trong khoảng thời gian cụ thể. Những giấy phép này có thể được mua, bán và giao dịch trên thị trường.

Trung Quốc hiện đang chiếm hơn một nửa sản lượng thép của thế giới. Ngành công nghiệp này được dự báo sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng vì thép thường được sử dụng trong ngành năng lượng tái tạo và xe điện.

Gần 70% các thành phần chính của tourbin gió trên thế giới và 80% các thành phần tấm pin Mặt trời được sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là nước sản xuất hydro lớn nhất thế giới, nhưng 80% đến từ nhiên liệu hóa thạch. Hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hydro xanh đang gia tăng đáng kể, vì vậy, nếu sản xuất thép có thể được cung cấp năng lượng từ hydro xanh, đó sẽ là bước đột phá lớn.

Trung Quốc đang âm thầm thắng thế trong cuộc chạy đua ngoại giao khí hậu
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được cho là đang thành công trong nỗ lực dẫn dắt xu hướng chuyển đổi năng lượng. (Nguồn: Axios)

Tương lai tươi sáng

Các nhà phân tích cho rằng, sự thúc đẩy mạnh mẽ của Trung Quốc trong vấn đề ngoại giao khí hậu là những nỗ lực đáng được hoan ngênh.

Quốc gia này cũng là tấm gương soi cho thấy rõ những cơ hội đổi mới đến từ quá trình chuyển đổi năng lượng. Không chỉ quy mô triển khai các dự án năng lượng tái tạo được thúc đẩy với tốc độ đáng kinh ngạc, việc phát triển các công nghệ để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này cũng có những bước tiến thần kỳ.

Theo số liệu mà Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố vào năm 2020, hơn hai phần ba lượng khí nhà kính toàn cầu giảm sẽ được hỗ trợ bởi các công nghệ đang trong quá trình phát triển.

Trung Quốc muốn đạt được điều đó trước thế giới và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Và, theo tác giả bài viết trên The Conversation, mọi dấu hiệu hiện tại đều cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thành công.

Trước cuộc gặp thượng đỉnh, Mỹ - Trung Quốc thảo luận thẳng thắn về vấn đề kiểm soát vũ khí

Trước cuộc gặp thượng đỉnh, Mỹ - Trung Quốc thảo luận thẳng thắn về vấn đề kiểm soát vũ khí

Cuộc thảo luận diễn ra sau các cam kết cấp cao gần đây giữa hai nước.

Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ nguồn khí đốt - ‘vũ khí chủ chốt’ trong cuộc đua năng lượng toàn cầu

Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ nguồn khí đốt - ‘vũ khí chủ chốt’ trong cuộc đua năng lượng toàn cầu

Nguồn tài nguyên khí đốt khổng lồ ở Bắc Cực có thể nhanh chóng khiến Nga trở thành một trong những nhà cung cấp LNG ...

EU ‘quá nhỏ bé’ trong cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh, đang hoạt động theo ‘thế giới của ngày hôm qua’, tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc?

EU ‘quá nhỏ bé’ trong cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh, đang hoạt động theo ‘thế giới của ngày hôm qua’, tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc?

Thị phần của EU trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp và nỗi lo sợ rằng lục địa này không còn có ...

Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử

Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử

Đó là bình luận của chuyên gia Qiyuan Xu, Phó giám đốc Viện Kinh tế và chính trị thế giới, nghiên cứu viên cao cấp ...

Quan chức hàng đầu cảnh báo Trung Quốc sắp 'hất cẳng' Mỹ trong cuộc đua khoa học công nghệ toàn cầu

Quan chức hàng đầu cảnh báo Trung Quốc sắp 'hất cẳng' Mỹ trong cuộc đua khoa học công nghệ toàn cầu

Một quan chức khoa học cấp cao của Mỹ nhận định, Washington dường như đang "hụt hơi" trong cuộc đua giành vị trí dẫn dắt ...

(theo The Conversation)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/11/2024: Tuổi Mão nhiều thu nhập

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/11/2024: Tuổi Mão nhiều thu nhập

Xem tử vi 19/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/11/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/11/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 19/11. Lịch âm 19/11/2024? Âm lịch hôm nay 19/11. Lịch vạn niên 19/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Chile, Peru, dự APEC; Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Chile, Peru, dự APEC; Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 4-11/11.
Tìm kiếm tài năng Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2024: Ngôi vị quán quân gọi tên Quỳnh Hà

Tìm kiếm tài năng Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2024: Ngôi vị quán quân gọi tên Quỳnh Hà

Đêm chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2024 tìm ra được chủ nhân mới - nữ ca sĩ mang số báo danh ...
Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

Thụy Điển gửi khoảng năm triệu tờ rơi tới người dân, kêu gọi họ chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh,còn Phần Lan ra mắt một trang web ...
Giá vàng hôm nay 19/11/2024: Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới

Giá vàng hôm nay 19/11/2024: Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới

Giá vàng hôm nay 19/11/2024, giá vàng bất ngờ tăng mạnh sau khi ghi nhận mức lỗ trong 6 phiên trước đó. Giá vàng nhẫn đi lên.
Tăng cường hiểu biết về văn hóa, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tăng cường hiểu biết về văn hóa, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Hoạt động kết nối giữa tỉnh Bursa và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp tăng gắn kết, quảng bá tốt hơn về đất nước, con người...
Cửa ngõ văn hóa kết nối Thái Nguyên và cộng đồng quốc tế

Cửa ngõ văn hóa kết nối Thái Nguyên và cộng đồng quốc tế

Ngày 17/11, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn cán bộ, nhân viên Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội ...
Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn lao động Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội về giao lưu tại ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 14/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ.
Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức Hội thảo về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động