Vận dụng ngoại giao vaccine, Trung Quốc 'hất cẳng' Mỹ ngay tại 'sân sau'?

Gia Kỳ
Tác giả Oliver Stuenkel* đã có bài viết trên Tạp chí Foreign Policy nhấn mạnh, dịch Covid-19 đã đem lại cho Trung Quốc cơ hội gây ảnh hưởng ở Mỹ Latinh nhờ triển khai chính sách ngoại giao vaccine thành công và nhanh chân hơn Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liệu Trung Quốc có thực sự 'hất cẳng' được Mỹ ngay tại 'sân sau'?
Để vượt qua những gì Trung Quốc đã nỗ lực tại khu vực Mỹ Latinh trong suốt một năm qua, Mỹ còn rất nhiều việc phải làm mà trước tiên là đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và chia sẻ vaccine theo đúng cam kết. (Nguồn: SCMP)

Hơn một năm từ khi xảy ra đại dịch, Trung Quốc đã chớp lấy thời cơ cải thiện vị thế của mình ở Mỹ Latinh với tư cách là nhà tài trợ phần lớn các loại vaccine được phân phối ở khu vực này.

Cho đến nay, Mỹ Latinh đã trải qua nhiều làn sóng Covid-19 khiến hơn 1 triệu người tử vong. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã xuất hiện và sử dụng ngoại giao vaccine để tăng cường vai trò tại khu vực vốn gần gũi với Mỹ về mặt địa lý.

Thiên thời, địa lợi

Bất chấp những hoài nghi về quá trình thử nghiệm hay tính hiệu quả, vaccine Trung Quốc vẫn được đón nhận ở Mỹ Latinh, đơn giản vì Bắc Kinh là sự trợ giúp duy nhất mà khu vực này có, trong khi các cường quốc khác không đáp ứng được.

Tin liên quan
Ngoại giao vaccine Covid-19: Trung Quốc Ngoại giao vaccine Covid-19: Trung Quốc 'đối đầu' Nga ở châu Phi

Tính đến giữa tháng 5, Trung Quốc đã xuất khẩu tổng cộng hơn 250 triệu liều vaccine, tương đương 42% tổng sản lượng vaccine Covid-19 trên thế giới, trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 3 triệu liều, chiếm khoảng 1% sản lượng thế giới.

Điều đáng nói là hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc, khoảng 165 triệu liều thuốc là được dành cho Mỹ Latinh.

Trong khi đó, phản ứng nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden khi đại dịch bùng phát trở lại Ấn Độ hồi mùa Xuân là dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô đối với vaccine - điều mà Mỹ đã không áp dụng đối với các nước Mỹ Latinh dù tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại khu vực này cũng tăng vọt tương tự, đã khiến các quốc gia Nam Mỹ "phật lòng".

Giải thích về điều này, cựu Đại sứ Brazil tại Mỹ Rubens Ricupero nhận định trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Brazil thiếu tầm quan trọng chiến lược tương tự (so với Ấn Độ)”.

Tất cả những điều này đã tạo đòn bẩy cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đáng kể với các quốc gia trên khắp khu vực Mỹ Latinh.

"Sợi dây ràng buộc"?

Với tư cách là nhà cung cấp vaccine chính của Mỹ Latinh, Bắc Kinh đang sử dụng vị thế mới này nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong nhiều vấn đề, bao gồm cả vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).

Hiện Honduras và Paraguay là hai nước Mỹ Latinh không nhận được vaccine ngừa Covid-19 từ Trung Quốc, lý do được cho là bởi hai nước này duy trì quan hệ với Đài Loan.

Chính phủ Honduras gần đây đã thừa nhận rằng việc duy trì quan hệ với Đài Loan, song song với nhu cầu cấp bách về vaccine đã đặt nước này vào một “tình huống khó khăn”.

Tại Paraguay, nơi mà hệ thống y tế gần như bất lực trước các làn sóng Covid-19, chính phủ phải đối mặt với các cuộc biểu tình gây áp lực từ dân chúng yêu cầu cắt đứt quan hệ với Đài Loan để đổi lấy vaccine.

Trong khi đó, tại Brazil, ý định của Tổng thống Jair Bolsonaro về việc cấm công ty công nghệ của Trung Quốc Huawei, như một cử chỉ ủng hộ Mỹ, đã vấp phải phản ứng dữ dội của công chúng vì lo ngại động thái này có thể hạn chế khả năng tiếp cận vaccine của Bắc Kinh.

Mỹ cũng nhiều lần lên tiếng cho rằng Trung Quốc đã dùng ngoại giao vaccine đi cùng "sợi dây ràng buộc chính trị".

Phía Trung Quốc hoàn toàn phủ nhận các cáo buộc này, nhưng chắc chắn việc cung cấp vaccine ngừa Covid-19 đã giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng tại Nam Mỹ cũng như trên thế giới.

Liệu Trung Quốc có thực sự 'hất cẳng' được Mỹ ngay tại 'sân sau'?
Đại đa số các nước Mỹ Latinh mới chỉ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng. (Nguồn: AFP)

Cơ hội nào cho Mỹ?

Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể lấy lại ảnh hưởng địa chính trị mà nước này đã mất tại khu vực Mỹ Latinh trong năm qua nhờ những lợi thế riêng.

Thứ nhất, đại đa số các nước Mỹ Latinh mới chỉ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng. Tại Peru, Ecuador và Bolivia, tỷ lệ tiêm chủng đều dưới 10%. Ở Venezuela, chưa đến 1% dân số đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Trong bối cảnh đó, việc tài trợ lượng vaccine khổng lồ của Mỹ sẽ được đón nhận rộng rãi tại khu vực này.

Thứ hai, nếu được lựa chọn giữa vaccine của phương Tây và vaccine do Trung Quốc sản xuất, thì đại đa số người dân Mỹ Latinh sẽ chọn loại vaccine phương Tây, do tỷ lệ hiệu quả cao hơn nhiều.

Điều này cũng phản ánh thực tế ở Chile và Uruguay, mặc dù hai nước này đã triển khai tiêm vaccine do Trung Quốc tài trợ, nhưng các ca bệnh vẫn tăng lên.

Thứ ba, ngoại giao vaccine mang tính "ràng buộc" của Bắc Kinh bị phản tác dụng kể từ khi Mỹ tham gia vào cuộc đua ngoại giao vaccine với tuyên bố việc Mỹ chia sẻ vaccine với thế giới không đòi hỏi bất cứ ràng buộc, ân huệ hay nhượng bộ chính trị nào

Các nhà phân tích và hoạch định chính sách Mỹ Latinh từ lâu đã coi khu vực này như một chiến trường trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Bắc Kinh và Washington, nơi mọi động thái, kể cả trong lĩnh vực y tế, sẽ tác động tới bàn cờ chiến lược giữa các cường quốc.

Mặc dù vậy, để vượt qua những gì Trung Quốc đã nỗ lực tại khu vực này trong suốt một năm qua, Mỹ còn rất nhiều việc phải làm mà trước tiên là đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và chia sẻ vaccine theo đúng cam kết.

Tin liên quan
Mỹ tăng tốc ngoại giao vaccine Mỹ tăng tốc ngoại giao vaccine

Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã tuyên bố Washington sẽ tài trợ hàng triệu liều vacine từ nguồn cung của mình thông qua cơ chế Tiếp cận toàn cầu vaccine ngừa Covid-19 (COVAX).

Tuy nhiên, đợt đầu tiên chỉ có 6 triệu liều dành cho Trung và Nam Mỹ. Con số này rất nhỏ so với những gì Trung Quốc đã làm. Nhận xét về sự chia sẻ vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ với khu vực, Đại sứ của Trung Quốc tại Brazil Yang Wanming nói: “Có còn hơn không”.

Mới đây, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ mua 500 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech để tặng cho các nước trên toàn thế giới.

Mặc dù, chỉ riêng việc chia sẻ vaccine sẽ không đủ để bù đắp những thiếu sót trong chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh và kìm hãm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc nhưng đó sẽ là bước đầu cần thiết để Mỹ khẳng định lại vị thế ngay tại "sân sau" của mình.


*Oliver Stuenkel là Phó giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Trung tâm Getulio Vargas ở São Paulo, Brazil.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 24/6: Độ lây nhiễm 'chóng mặt' của biến thể Delta; số ca mới tăng vọt ở Nga và Anh; Hong Kong cấm chuyến bay từ Indonesia
Định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Nước cờ của ông Biden trên bàn cờ chiến lược Nga-Mỹ-Trung Quốc-EU
Hậu thượng đỉnh Biden-Putin, Nga-Mỹ 'rục rịch' khởi động đàm phán chiến lược
Thành công 'thực dụng' của ông Biden tại thượng đỉnh Nga-Mỹ*
(theo Foreign Policy)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và công nghiệp quốc gia Mông Cổ đã phối hợp tổ chức, ngày 24/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ và New York...
Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới, bảo đảm các các quyền của phụ nữ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động