TIN LIÊN QUAN | |
Giáo sư gốc Việt giành hai giải thưởng lớn về thiên văn | |
GS. Trịnh Xuân Thuận: Người chiêm nghiệm bầu trời |
Ông Doucette (sống tại Canada) bị mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh và tầm nhìn vào ban ngày chỉ bằng 10% so với những người bình thường khác. Từ thời niên thiếu, ông đã thường xuyên phải đeo kính để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, đến ban đêm mọi việc lại thay đổi.
Ông chia sẻ, lần đầu tiên, ông có thể nhìn thấy những ngôi sao và dải ngân hà là khi được tháo băng ở mắt sau một cuộc phẫu thuật. “Điều đó thật tuyệt vời”, ông Doucette nhớ lại.
Đài thiên văn Deep Sky Eye của nhà thiên văn học nghiệp dư Tim Doucette dự kiến sẽ được khánh thành trong năm nay. (Nguồn: Oddity Central) |
Ban đầu, ông nghĩ rằng mình đã bị tách võng mạc, bởi ông đột nhiên nhận thấy điểm, hạt nổi và sự nhấp nháy của hàng triệu ánh sáng. Tuy nhiên, sau đó, ông nhận ra rằng mình có thể nhìn thấy dải ngân hà cùng những ngôi sao trên bầu trời.
Cho đến cách đây 12 năm, vợ ông - một người cũng bị khiếm thị, đã tặng cho ông một chiếc kính thiên văn. Từ đó, ông đã sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời như một thói quen và sở thích.
Ông bắt đầu dành thêm nhiều thời gian của mình cho thiên văn học, gặp gỡ những người cùng chí hướng và chia sẻ những phát hiện của mình với họ. Bên cạnh đó, để tiện cho việc quan sát thiên văn, ông đã xây dựng đài thiên văn Deep Sky Eye tại Hạt Yarmouth (bang Nova Scotia, Canada, để theo đuổi niềm đam mê của mình.
Dự kiến, đài thiên văn Deep Sky Eye sẽ được khánh thành trong năm nay, ông Doucette chia sẻ.
Thủ tướng tiếp GS thiên văn học gốc Việt Lưu Lệ Hằng Ngày 24/7/2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Giáo sư Lưu Lệ Hằng, người Mỹ gốc Việt, hiện làm ... |
Những sự kiện thiên văn đáng chiêm ngưỡng năm 2014 Theo anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), năm 2014 sẽ có nhiều sự kiện thiên văn ... |
Phát hiện đầu tiên về mạng lưới kết nối toàn bộ vũ trụ Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã quan sát được những dải khí được cho là kết nối toàn bộ vũ trụ thành ... |