Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây

Thanh Chúc
Xuất hiện từ thế kỉ thứ 17, người Cống tìm đến những ngọn núi và con suối xa xôi để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc trên lãnh thổ Việt Nam. Từ những trang phục sặc sỡ, duyên dáng, đến lễ hội…tất cả đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa ẩn mình giữa đại ngàn sương mây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dân tộc Cống hay còn gọi là dân tộc Xá, Màng... cư trú tập trung ở khu vực Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Đây là một trong các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây
Trang phục truyền thống cũng là nét đẹp bản sắc của người dân tộc Cống. (Ảnh: Trần Công Đạt)

Độc đáo ẩm thực, trang phục

Bữa ăn hàng ngày của dân tộc Cống chủ yếu là cơm tẻ hay cơm nếp, cùng với các loại thịt, rau giống như các dân tộc khác trên địa bàn. Ngoài ra, cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, các món ăn của dân tộc Cống cũng xuất phát từ tự nhiên. Những ngày lễ, tết mầm cơm cúng tổ tiên phải đầy đủ các món gồm có thit lợn, xôi, gà để nguyên con, bánh ngô và rượu.

Theo nghệ nhân Lý Thị Gióng ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, bánh ngô, bánh củ mài, bánh giày, các món cua nhồi ngô, cá sấy khô, thịt khô… là những ẩm thực đặc trưng của người Cống, nhất là trong các dịp lễ hội. Người Cống ai cũng biết làm các loại bánh này và mời thầy mo về cúng mỗi dịp lễ. Ngoài ra, món cha khả cha vàng cũng là món ăn phổ biến của người Cống. Được nấu từ tiết lợn với lá vón vén, rau đắng, món ăn này thường dùng để chữa bệnh dạ dày hay ăn khi bị đau bụng.

Tin liên quan
Lâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số Lâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số

Cua đá cũng được người Cống xử lý khá đặc biệt. Do quan niệm cua là loài vật bảo vệ mùa màng, cua phải được bắt từ dòng suối trong, rửa sạch, tách đôi, moi hết thịt, sau đó nhồi bột ngô rồi ghép lại thành hình con cua như cũ, đem đồ chín bày lên mâm. Tháng 8 Âm lịch, lễ Tết cúng cơm mới, người Cống cũng thường buộc cua lên các vật dụng săn bắt hái lượm để thầy mo làm lễ cúng dụng cụ.

Trang phục truyền thống cũng là nét đẹp bản sắc của người dân tộc Cống. Nam giới mặc bộ màu chàm đen, cúc được thắt bằng nút vải. Nữ giới cầu kỳ hơn và kết hợp với cả phục sức. Phụ nữ chưa có chồng sẽ búi tóc ở phía sau, phụ nữ đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trên búi cài trâm hai bên đối xứng, có đính những đồng bạc.

Khăn đội đầu của phụ nữ người Cống là chiếc khăn Piêu giống của người Thái Đen. Họ hay sử dụng trang sức bạc hoặc vàng để tăng thêm vẻ đẹp nữ tính và bảo vệ sức khỏe của mình. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo. Một loại dài bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Một loại cánh tay chỉ màu đen, áo xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Người Cống mặc áo kết hợp với váy hoa hoặc váy đen, hoa văn theo lối cổ.

Khi đến xã Nậm Khao, các cô gái nơi đây đều tự hào nhà nào cũng có chiếc Bem. Đây là vật dụng hồi môn của mẹ dành cho con gái đựng vải, quần áo và trang sức. Bem luôn được đặt dưới bàn thờ và không bao giờ được di chuyển. Bằng kỹ thuật đan lát giỏi của người Cống, chiếc Bem không hề mục nát hay ẩm mốc theo thời gian mà lúc nào cũng luôn dày dặn, tươi mới.

Nét văn hóa dân tộc đặc sắc

Ngoài lễ Tết cúng cơm mới, người Cống còn nhiều dịp lễ Tết đặc sắc khác. Lễ cúng bản, được tổ chức vào tháng Ba âm lịch, trước vụ gieo hạt, bản làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị một ngày không ai được vào bản. Lễ vật chỉ có cá, cua, cầu mong chim thú không phá hại, trồng vài khóm kiệu cầu xin lúa tốt, xanh tươi.

Cúng “ma rừng” hút thuốc, người Cống thường lấy thuốc lào đặt trên lá rồi cho lên một tảng đá, cúng xong rồi mới tắm. Theo tín ngưỡng của người Cống "ma rừng” là con ma mạnh nhất hay làm hại người. Khi được mời hút thuốc ma rừng vui sẽ không làm hại người nữa. Ngày xưa nhà ai có người ốm đau cũng sẽ cúng ma rừng. Bị bệnh gì sẽ con vật tương ứng theo chỉ định bệnh đó.

Tết Ngô (cuối tháng 5 đầu tháng 6 Âm lịch) khi mùa ngô đã được thu hoạch. Ngô là cây lương thực chính của người Cống từ hàng trăm năm qua, bởi vậy đồ lễ chính trong Tết Ngô hầu hết đều được chế biến từ ngô.

Ngày xưa người Cống có tục ở rể 8-12 năm để chăm sóc bố mẹ vợ như thể hiện lòng biết ơn sinh thành, ngày nay rút lại còn 2-3 năm, thậm chí không còn tục ở rể nữa. Lễ cưới được tổ chức vào mùa nông nhàn, khoảng tháng 11, 12 Am lịch. Cô dâu được bố mẹ cho của hồi môn gồm: chăn, đệm, quần áo, dao, cuốc, thuổng, một con lợn, một con gà mái.

Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây
Ngoài lễ Tết cúng cơm mới, người Cống còn nhiều dịp lễ Tết đặc sắc khác. (Nguồn: Báo Lai Châu)

Người Cống đặc biệt coi trọng phần nghi lễ: Làm lý. Trước khi tiễn con gái về nhà chồng, nhà gái sẽ làm lý với những nghi thức trang trọng và thiêng liêng nhất. Ý nghĩa chính của việc làm lý ở nhà gái là “cắt hóng” cô gái khỏi bàn thờ của gia đình nhà gái (tức là cô gái không còn thuộc bàn thờ tổ tiên, gia đình nữa). Sau khi đón con dâu về, nhà trai cũng phải làm lý “nhập hóng” để “nhập” cô dâu vào bàn thờ gia đình, tổ tiên nhà chú rể...

Sinh ra từ vạt rừng, lớn lên từ khe núi, vì thế người Cống Nậm Khao, huyện Mường Tè, có kho tàng văn hóa mang đậm màu sắc của núi rừng, của cỏ cây, hoa lá, chim muông. Họ mượn lời ca tiếng hát để giải tỏa nỗi mệt nhọc trong lao động, để chia sẻ sự quan tâm quý mến nhau, để bày tỏ tình cảm với người mình yêu thuơng. Kết hợp với các điệu dân ca Cống là các điệu múa dân gian như như điệu múa Py Luym, múa vòng, hòa nhập giữa các thành viên với cộng đồng, giữa các thành viên với nhau, từ đó có sức cuốn hút kỳ lạ.

Trải qua tiến trình lịch sử, người Cống (Mường Tè, Lai Châu) đã và đang phát huy những giá trị bản sắc dân tộc để “hòa nhập mà không hòa tan”, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội. Hiện nay 100% các hộ đều có đất canh tác và được Nhà nước hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, học nghề mây, tre, đan xuất khẩu nước ngoài; buôn bán các mặt hàng đặc thù dân tộc như lương thực, thuốc gia truyền, nhờ đó rút ngắn được khoảng cách với các dân tộc khác.

Những quyết sách vì quyền con người

Những quyết sách vì quyền con người

Kỳ họp lần thứ VI Quốc hội khoá XV thông qua các quyết sách quan trọng, góp phần bảo đảm quyền con người ở nước ...

Trà Vinh khai thác tiềm năng bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Trà Vinh khai thác tiềm năng bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát ...

Phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế cho người dân

Phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế cho người dân

Du lịch cộng đồng hiện đang được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất ...

Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 ở Kiên Giang - Cơ hội phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 ở Kiên Giang - Cơ hội phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động